ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả xử lý của hệ thống xử lý nước thải phòng thí nghiệm Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên (Trang 34 - 37)

3.1.1. Đối tượng nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Hệ thống xử lý nước thải phòng thí nghiệm Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

- Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Đánh giá hiệu quả xử lý nước thải của hệ thống xử lý nước thải phòng thí nghiệm Viện KHSS và phòng thí nghiệm Khoa Công nghệ sinh học – Công nghệ thực phẩm Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

3.1.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu

Địa điểm nghiên cứu: Viện Khoa học Sự sống - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

Thời gian nghiên cứu: Từ ngày 15/08/2014 – 30/12/2014.

3.2. Nội dung nghiên cứu

3.2.1. Khái quát về các phòng thí nghiệm có nước thải xả vào hệ thống xử lý nước thải Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

3.2.2. Hiện trạng và lưu lượng nước thải và đặc điểm của hệ thống xử lý nước thải phòng thí nghiệm

- Hiện trạng nước thải phòng thí nghiệm

- Lưu lượng của hệ thống xử lý nước thải phòng thí nghiệm - Tình hình thực tế và nguồn thải

- Sơ đồ công nghệ của hệ thống xử lý nước thải phòng thí nghiệm

3.2.3. Cao trình công nghệ và các thông số liên quan của trạm xử lý nước thải phòng thí nghiệm

3.2.4. Đánh giá hiệu quả xử lý nước thải PTN thông qua chất lượng nước thải đầu vào và đầu ra của hệ thống xử lý nước thải PTN

- Kết quả thành phần nước thải trước khi qua hệ thống xử lý nước thải.

- Đánh giá các thông số của nước thải PTN sau khi xử lý bằng công nghệ đang áp dụng.

- Tổng hợp so sánh kết quả diễn biến hiệu suất xử lý của nước thải PTN Trường ĐH Nông Lâm Thái Nguyên.

3.2.5. Một số đề xuất nâng cao hiệu quả xử nước thải phòng thí nghiệm của hệ thống xử lý nước thải PTN

3.3. Phương pháp nghiên cứu

3.3.1. Phương pháp thu thập, phân tích và tổng hợp tài liệu thứ cấp

- Thu thập các số liệu, tài liệu, văn bản pháp luật có liên quan đến môi trường nước.

- Thu thập các thông tin liên quan tới đề tài qua sách báo, thực địa, Internet…

- Tài liệu về các văn bản luật và văn bản dưới luật về quản lý tài nguyên nước.

- Tiến hành điều tra, khảo sát thực tế các phòng thí nghiệm: Đặc điểm, tình hình phát triển, hóa chất thường xuyên sử dụng, hiện trạng nguồn thải, lưu lượng nước thải của các phòng thí nghiệm.

Sau khi thu thập các tài liệu, số liệu thứ cấp cần chọn lọc ra các số liệu cần thiết để đưa vào đề tài. Vì các số liệu, tài liệu thu thập được từ rất nhiều nguồn khác nhau về độ phân tích và độ chính xác.

3.3.2. Phương pháp phân tích, tổng hợp và so sánh

- Tổng hợp các số liệu thu thập, điều tra để chọn ra các số liệu phù hợp cần thiết đưa vào đề tài.

- So sánh các kết quả phân tích được với Quy chuẩn Việt Nam QCVN 40:2011/BTNMT về chất lượng nước thải công nghiệp. Để đưa ra những nhận xét đúng về môi trường nước nghiên cứu.

3.3.3. Phương pháp lấy mẫu để phân tích

Dụng cụ lấy mẫu: Dùng chai đựng mẫu bằng thủy tinh hay polime có nút đậy, được rửa sạch và tráng bằng nước cất, đảm bảo TCVN 6663-1/2011.

Dùng chai nhựa sau khi tráng sạch bằng nước cất đặt chai cách mặt nước 20–

30 cm miệng chai hướng về phía dòng nước tới.

Nước thải phòng thí nghiệm được lấy từ hệ thống xử lý nước thải phòng thí nghiệm – Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Lấy mẫu tránh không để rác và những vật dụng khác chui vào chai, nước lấy vào đầy chai không để không khí chui vào chai.

Lấy mẫu tại 2 vị trí: Tại cống thải sau song chắn rác

Tại bể chứa nước sau khi xử lý

Sau khi lấy mẫu tiến hành dán tem nhãn và biên bản lấy mẫu với các thông tin sau: Tên mẫu, tên người lấy mẫu, địa điểm lấy mẫu, thời gian lấy mẫu.

3.3.4. Các phương pháp phân tích nước trong phòng thí nghiệm

- Bảo quản và phân tích mẫu nước tại phòng thí nghiệm của Trung tâm phát triển, Ứng dụng kĩ thuật và Công nghệ môi trường.

Bảng 3.1: Phương pháp phân tích các chỉ tiêu trong nước thải STT Thông số Đơn vị Phương pháp phân tích

1 Pb mg/l TCVN 6053–1995

2 Cd mg/l SMEWW 3500 : 2005

3 As mg/l SMEWW 3500 : 2005

4 COD mg/l Theo TCVN 6491: 1999

5 BOD5 mg/l SMEWW 5210 B: 2005

6 Tồng N mg/l Theo TCVN 6638: 2000

7 Tổng P mg/l Theo TCVN 6202: 2008

8 pH - Theo TCVN 6492:2011

3.3.5. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu, tài liệu

- Xử lý số liệu trên máy tính bằng phần mềm word, phần mềm exel, sau đó so sánh với QCVN 40:2011/BTNMT. Xây dựng đồ thị, hình vẽ, biểu đồ.

Hiệu suất xử lý (%) được tính theo công thức sau:

(Nồng độ đầu vào – Nồng độ đầu ra) x 100 Nồng độ đầu vào

PHẦN 4

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả xử lý của hệ thống xử lý nước thải phòng thí nghiệm Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)