PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.3. Cao trình công nghệ và các thông số liên quan của trạm xử lý nước thải phòng thí nghiệm
4.4.3. Tổng hợp so sánh kết quả diễn biến hiệu suất xử lý của nước thải phòng thí nghiệm Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
Tất cả thông số phân tích được trong nước thải sau khi qua hệ thống xử lý đều nằm trong giới hạn cho phép, nhưng hiệu quả đạt được của hệ thống xử lý giữa các tháng là không giống nhau, hiệu suất xử lý các thông số là khác nhau thay đổi theo tháng, để làm rõ hiệu quả của hệ thống xử lý nước thải đã xây dựng, tác giả đã tiến hành đánh giá hiệu suất xử lý các thông số ô nhiễm đặc trưng cho nước thải PTN. Kết quả cụ thể như sau:
Bảng 4.4: Bảng hiệu suất xử lý nước thải PTN của hệ thống trong tháng 8/2014
STT Thông
số Đơn vị
Kết quả trước xử
lý
Kết quả sau xử lý
Hiệu suất (%)
QCVN 40:2011/BTNMT Cột A Cột B
1 pH - 7,82 7,11 9.08 6-9 5,5-9
2 BOD5 mg/l 97,85 43,62 55.42 30 50
3 COD mg/l 182,45 90,15 50.59 75 150
4 Tổng P mg/l 14,85 6,05 59.26 4 6
5 Tổng N mg/l 84,31 27,91 66.9 20 40
6 Pb mg/l 0,058 0,049 15.52 0,1 0,5
7 As mg/l 0,033 0,028 15.15 0,005 0,1
8 Cd mg/l 0,031 0,027 12.9 0,05 0,1
(Nguồn: Kết quả tính toán) Qua bảng 4.4 ta thấy nước thải sau khi qua hệ thống xử lý thì hàm giá trị các thông số giảm đi đáng kể
- So với giá trị ban đầu pH giảm xuống 7,11 đạt hiệu suất 9,08%.
- BOD5 giảm xuống còn 43,62 mg/l đạt hiệu suất 55, 42%.
- COD giảm xuống còn 90,15 mg/l đạt hiệu suất 50,59%.
- Tổng P giảm xuống còn 6,05 mg/l hiệu suất đạt 59,26%.
- Tổng N giảm xuống còn 27,91 mg/l hiệu suất đạt 66,9%.
- Pb giảm xuống còn 0,049 mg/l hiệu suất đạt 15,52%.
- As giảm xuống còn 0,028 mg/l hiệu suất đạt 15,15%.
- Cd giảm xuống còn 0,027 mg/l hiệu suất đạt 12,9%.
Trong đó hiệu suất xử lý tổng N và tổng P đạt giá trị cao nhất 66,9% và 59.26%.
Bảng 4.5: Bảng hiệu suất xử lý nước thải PTN của hệ thống trong tháng 9/2014 STT Thông
số Đơn
vị Kết quả
trước xử lý Kết quả sau xử lý
Hiệu suất (%)
QCVN 40:2011/BTNMT Cột A Cột B
1 pH - 7,89 7,23 8.37 6-9 5,5-9
2 BOD5 mg/l 112,97 48,94 56.68 30 50
3 COD mg/l 247,62 108,85 56.04 75 150
4 Tổng P mg/l 16,25 5,8 64.3 4 6
5 Tổng N mg/l 89,44 29,05 67.52 20 40
6 Pb mg/l 0,065 0,054 16.92 0,1 0,5
7 As mg/l 0,047 0,042 10.64 0,005 0,1
8 Cd mg/l 0,049 0,046 6.12 0,05 0,1
(Nguồn: Kết quả tính toán) Qua bảng 4.5 ta thấy nước thải sau khi qua hệ thống xử lý thì hàm giá trị các thông số giảm đi đáng kể
- So với giá trị ban đầu pH giảm xuống 7,23 đạt hiệu suất 8,37%.
- BOD5 giảm xuống còn 48,94 mg/l đạt hiệu suất 56,68%.
- COD giảm xuống còn 108,85 mg/l đạt hiệu suất 56,04%.
- Tổng P giảm xuống còn 5,8 mg/l hiệu suất đạt 64,43%.
- Tổng N giảm xuống còn 29,05 mg/l hiệu suất đạt 67,52%.
- Pb giảm xuống còn 0,054 mg/l hiệu suất đạt 16,92%.
- As giảm xuống còn 0,042 mg/l hiệu suất đạt 10,64%.
- Cd giảm xuống còn 0,046 mg/l hiệu suất đạt 6,12%.
Trong đó hiệu suất xử lý cao nhất là tổng P và tổng N đạt 67,52% và 64,43%.
Bảng 4.6: Bảng hiệu suất xử lý nước thải PTN của hệ thống trong tháng 10/2014
STT Thông
số Đơn vị
Kết quả trước xử
lý
Kết quả sau xử lý
Hiệu suất (%)
QCVN 40:2011/BTNMT Cột A Cột B
1 pH - 7,65 7,08 7.45 6-9 5,5-9
2 BOD5 mg/l 96,58 46,62 51.73 30 50
3 COD mg/l 196,65 95,77 51.21 75 150
4 Tổng P mg/l 15,18 5,85 61.46 4 6
5 Tổng N mg/l 86,27 30,05 65.17 20 40
6 Pb mg/l 0,061 0,054 11.48 0,1 0,5
7 As mg/l 0,039 0,031 20.51 0,005 0,1
8 Cd mg/l 0,042 0,032 23.81 0,05 0,1
(Nguồn: Kết quả tính toán).
Qua bảng 4.6 ta thấy nước thải sau khi qua hệ thống xử lý thì hàm giá trị các thông số giảm đi đáng kể
- pH giảm xuống 7,08 đạt hiệu suất 7,45%.
- BOD5 giảm xuống còn 46,62 mg/l đạt hiệu suất 51,73%.
- COD giảm xuống còn 5,85 mg/l đạt hiệu suất 51,30%.
- Tổng P giảm xuống còn 5,85 mg/l hiệu suất đạt 61,46%.
- Tổng N giảm xuống còn 30,05 mg/l hiệu suất đạt 65,17%.
- Pb giảm xuống còn 0,054 mg/l hiệu suất đạt 20,51%.
- As giảm xuống còn 0,031 mg/l hiệu suất đạt 23,81%.
- Cd giảm xuống còn 0,032 mg/l hiệu suất đạt 6,12%.
Như vậy: dựa vào bảng hiệu suất của các tháng có thể thấy hiệu suất xử lý COD của tháng 9 đạt hiệu quả cao nhất, sự biến thiên này đều phụ thuộc vào sự hoạt động của vi sinh vật, vì chúng sinh trưởng và phát triển dựa vào nguồn dinh dưỡng là những hợp chất hữu cơ có trong nước thải. Vì vậy khi vi sinh vật hoạt động mạnh thì vi sinh vật sẽ tiếp nhận chất hữu cơ khó phân hủy vì đây là loại thức ăn thích hợp cho chúng, do đó hàm lượng chất hữu cơ trong nước sẽ giảm nhanh chóng sẽ dẫn tới chỉ số COD cũng giảm nhanh. Đối với đạm tổng số đạt hiệu suất cao nhất ở tháng 9 hiệu suất xử lý 3 tháng luôn dao động trong khoảng 65% - 67%
hiệu suất xử lý N-t luôn là cao nhất trong các thông số do thời gian lưu nước là 5 ngày lâu hơn. P-t cũng đạt hiệu quả cao trong quá trình xử lý nguyên nhân là do vi sinh vật phát triển mạnh thì cần phốt pho cho quá trình xây dựng tế bào, đồng thời cũng do quá trình lưu nươc lâu là 5 ngày nên hiệu suất xử lý cao nhất dao động khảng 59% - 64%
hiệu suất cao nhất là tháng 9. pH vẫn nằm trong khoảng 7 – 8 là pH thuận lợi cho quá trình xử lý hiếu khí, hiệu suất xử lý kim loại nặng tốt nhất ở tháng 10.
Qua quá trình tìm hiểu hoạt động hệ thống nhận thấy nước thải PTN qua 3 tháng xử lý nước thải đạt giới hạn cho phép quy định tại cột B của QCVN 40:2011/BTNMT về chất lượng nước thải công nghiệp. Cho thấy hệ thống xử lý đang hoạt động rất tốt phù hợp với mục tiêu đề ra khi tiến hành xây dựng và đầu tư.
Qua quá trình nghiên cứu và phân tích ta rút ra một số ưu, nhược điểm của hệ thống trong quá trình xử lý nước thải PTN.
Ưu điểm:
- Xử lý nước thải PTN bằng hệ thống đang áp dụng có chi phí thấp, dễ áp dụng sử dụng trong thời gian dài.
- Qua đó ta thấy với quy mô như vậy có thể áp dụng đối với cả nước thải sinh hoạt ở khu vực khu dân cư đông đúc như KTX K của trường ĐH Nông Lâm Thái Nguyên và nhiều khu dân cư tập trung khác.
- Hệ thống vận hành đơn giản dễ lắp đặt, các thiết bị gọn nhẹ, vì vậy không gian cần thiết kế cho hệ thống là tương đối nhỏ dẫn đến giảm chi phí đầu tư.
- Phương pháp áp dụng là phương pháp hiếu khí, yếm khí, lắng, lọc, hấp thụ, là phương pháp không độc hại, an toàn đối với sức khỏe mọi người, thân thiện với môi trường.
- So với các phương pháp khác như oxy hóa – cộng kết tủa… phương pháp đang áp dụng không sử dụng hóa chất như clo hypochloride, permanganate… giảm ảnh hưởng tới môi trường và sức khỏe con người.
- Thiết bị khối được làm bằng inox trong quá trình sự dụng nếu thấy không gian không hợp lý ta có thể di chuyển sang không gian khác phù hợp hơn.
Nhược điểm
Sau thời gian sử dụng cần bổ sung thêm lượng thức ăn nuôi vi sinh vật Thiết bị có sử dụng vật liệu ốc vít trong quá trình sử dụng dễ bị han gỉ Thường xuyên kiểm tra để xả nước khi nước thải đầy bình chứa.