Khái quát về các phòng thí nghiệm có nước thải xả vào hệ thống xử lý nước thải Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả xử lý của hệ thống xử lý nước thải phòng thí nghiệm Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên (Trang 37 - 40)

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Khái quát về các phòng thí nghiệm có nước thải xả vào hệ thống xử lý nước thải Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

4.1.1. Giới thiệu về Viện Khoa học Sự sống

Viện Khoa học Sự sống (INSTITUTE OF LIFE SCIENCES – THAI NGUYEN UNIVERSITY) là đơn vị nghiên cứu của Đại học Thái Nguyên được thành lập theo quyết định số 852/QĐ- TCCB do Giám đốc Đại học Thái Nguyên kí ngày 30 tháng 9 năm 2008 trên cơ sở phòng thí nghiệm trung tâm của Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Viện được Đại học Thái Nguyên phân cấp cho Trường Đại học Nông Lâm quản lý toàn diện.

4.1.1.2. Về cơ cấu tổ chức

Viện có 2 phòng chức năng (phòng tổng hợp và phòng Khoa học Đào tạo) và 5 bộ môn (bộ môn hóa sinh, công nghệ tế bào, sinh học phân tử và công nghệ gen, công nghệ vi sinh và sinh thái môi trường). Trong đó có 1 phòng thí nghiệm được chỉ định của Bộ NN&PTNT thuộc hệ thống các phòng thử nghiệm kiểm tra đánh giá chất lượng nông sản thực phẩm và thức ăn chăn nuôi. Hiện tại, Viện đang xây dựng một phòng phân tích hóa học đạt tiêu chuẩn VILAS/IOS 17025:2005. Là một đơn vị được đầu tư, tập hợp các trang thiết bị nghiên cứu khoa học hiện đại. Viện KHSS có một cơ sở vật chất trang thiết bị khá hiện đại và đồng bộ của khu vực Trung du và miền núi phía Bắc

4.1.1.3. Về nhân lực

Viện có tổng số 30 cán bộ viên chức trong đó có 11 cán bộ trong biên chế 12 viên chức hợp đồng làm kĩ thuật viên, chuyên viên và 7 cán bộ kiêm nghiệm. Ngoài ra tại các phòng thí nghiệm và khu thực nghiệm của Viện thường xuyên có rất nhiều cán bộ giáo viên và nghiên cứu sinh, học viên cao học và sinh viên các trường thành viên Đại học Thái Nguyên và một số chuyên gia, nghiên cứu sinh của một số nước trên thế giới đến tiến hành các hoạt động nghiên cứu khoa học và học tập

Viện Khoa học Sự sống thuộc Đại học Thái Nguyên có chức năng nghiên cứu khoa học (cơ bản và ứng dụng), đào tạo cán bộ Đại học và sau Đại học, chuyển giao khoa học kỹ thuật thuộc lĩnh vực cụ thể, phục vụ phát triển kinh tế- xã hội của cả khu vực trung du, miền núi phía bắc nói riêng và cả nước nói chung.

4.1.1.4. Viện KHSS thực hiện các nhiệm vụ cơ bản:

(1). Nghiên cứu khoa học:

Các hoạt động nghiên cứu tập trung vào: Nghiên cứu chọn tạo giống cây trồng vật nuôi phù hợp với điều kiện miền núi phía Bắc. Chẩn đoán sớm dịch bệnh ở người, cây trồng và vật nuôi. Bảo quản, chế biến nông sản phẩm. Ứng dụng công nghệ sinh học trong bảo vệ sức khỏe con người. Nghiên cứu và ứng dụng các hoạt tính sinh học của các hợp chất tự nhiên trong bảo vệ sức khỏe con người, công nghệ thực phẩm và nâng cao năng suất chất lượng vật nuôi cây trồng. Nghiên cứu bảo tồn đa dạng sinh học, bảo tồn và phát triển nguồn gene bản địa; Nghiên cứu cải tạo và bảo vệ môi trường.

(2 ) Chuyển giao công nghệ vào sản xuất

Bao gồm: Tư vấn, đầu tư và chuyển giao các kết quả nghiên cứu khoa học sự sống trọng tâm cho các tỉnh thuộc khu vực miền núi phía Bắc. Xây dựng các mô hình phát triển sản xuất nông lâm nghiệp hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội địa phương. Xây dựng các mô hình bảo tồn đa dạng sinh học có sự tham gia của cộng đồng, các mô hình sản xuất kết hợp bảo vệ môi trường, các mô hình y tế cộng đồng…

(3) Phục vụ đào tạo:

Hướng dẫn sinh viên học tập, thực hành các kỹ năng chuyên môn thuộc một số ngành mũi nhọn của Đại học Thái Nguyên. Hướng dẫn học viên cao học và nghiên cứu sinh làm đề tài nghiên cứu tại Viện góp phần đào tạo các bộ khoa học có trình độ cao. Đào tạo kỹ thuật viên phòng thí nghiệm cho các đơn vị trên địa bàn.

(4). Dịch vụ khoa học công nghệ:

Đảm nhiệm các hoạt động hỗ trợ cho sản xuất của các đơn vị và địa phương, bao gồm: Phân tích thành phần hóa học của nông sản thực phẩm, các hoạt động sản xuất và cung cấp cây con giống chất lượng cao, sản xuất, cung cấp nước uống tinh khiết và các sản phẩm khoa học công nghệ khác....

4.1.2. Khái quát về phòng thí nghiệm Khoa Công nghệ sinh học - Công nghệ thực phẩm

4.1.2.1. Khái quát phòng nuôi cấy mô tế bào thực vật

− Phòng thí nghiệm nuôi cấy mô tế bào thực vật thuộc sự quản lý của Khoa CNSH và CNTP, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

− Quy mô: được chia thành 7 phòng nhỏ

1. Phòng SHPT – KTDT 2. Phòng chuẩn bị dụng cụ

3. Phòng chuẩn bị hóa chất, môi trường 4. Phòng để môi trường

5. Phòng cấy 6. Phòng cây 7. Phòng ra cây

− Là loại phòng cơ sở an toàn sinh học cấp 1.

− Là nơi giảng dạy và thực hiện những nghiên cứu cơ bản về lĩnh vực Mô tế bào thực vật và một số lĩnh vực khác nằm trong khả năng đáp ứng của phòng TN.

− Một số nghiên cứu đã và đang thực hiện tại phòng nuôi cấy mô tế bào thực vật như: Chuyên gen kháng sâu bệnh hại ở cây đậu tương, nhân nhanh một số giống lan (Lan kim tuyến, lan hồ điệp…)…

4.1.2.2. Các thực hành nghiên cứu và hóa chất sử dụng trong phòng thí nghiệm

Các chất khử khuẩn mô thực vật

- Khử khuẩn buồng cấy: formaldehyde (formalin) 4%, dung dịch NH3 25%

- Khử khuẩn cho người thực hiện: xà phòng, cồn 90°

- Khử khuẩn phòng nuôi: xà bông bột, dung dịch hypoclorit sodium 2%

hoặc bằng cồn 95%.

- Khử khuẩn bình cấy và các dụng cụ khác: sulfochromate, cồn 95°.

- Chất diệt khuẩn xử lí mô cấy thực vật: NaOCl 1-15, HCl 0,5%, hypochlorite calcium, hypochlorite sodium, nước bromine, oxy già, chlorua thủy ngân, Nitrate bạc, kháng sinh (rifampicin, các polymicin và vancomycin)

Môi trường để nuôi cấy mô thực vật -Than hoạt tính

- Nước dừa

- Bột chuối: bột chuối khô hoặc bột nghiền từ quả chuối xanh được sử dụng trong nuôi cấy mô một số cây trồng như phong lan.

- Một số hỗn hợp dinh dưỡng hữu cơ phức tạp khác: Nước cốt cà chua, dịch chiết khoai tây nghiền, dịch chiết mạch nha, dịch chiết nấm men (yeast extract), casein thuỷ phân (casein hydrolysate)

- Dịch chiết nấm men (yeast extract-YE)

- Dịch thủy phân casein (casein hydrolysate-CH)

Các muối đa lượng: NH4NO3, (NH4)2SO4, NH4H2PO4, KNO3, Ca(NO3)2.4H2O,...

- Các muối vi lượng: MnSO2.4H2O, MnSO4.H2O, ZnSO4.7H2O, H3BO3, KI,... SodiumFerric EDTA.

- Các loại vitamin: Thiamine HCl, Nicotinic axit, Pyridoxine HCl, Glycine, Lysine, L-Cystein, Folic axit, Biotin, Myo-inositol.

- Đường.

Các chất điều hoà sinh trưởng Auxin, Cytokinin, Giberellin

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả xử lý của hệ thống xử lý nước thải phòng thí nghiệm Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)