PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.3. Cao trình công nghệ và các thông số liên quan của trạm xử lý nước thải phòng thí nghiệm
4.4.2: Đánh giá các thông số của nước thải PTN sau khi xử lý bằng công nghệ đang áp dụng
Tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và để giảm thiểu ảnh hưởng của các thông số ô nhiễm trong nước thải PTN tới môi trường xung quanh, hiện nay quy trình công nghệ của hệ thống xử lý nước thải phòng thí nghiệm Trường ĐH Nông Lâm Thái Nguyên đang hoạt động rất tốt. Kết quả phân tích mẫu nước thải được lấy tại cống thải sau trạm xử lý đều đảm bảo trong giới hạn cho phép được quy định ở cột B của QCVN 40:2011/BTNMT về chất lượng nước thải công nghiệp trước khi đưa ra nguồn tiếp nhận.
Kết quả phân tích chi tiết chất lượng mẫu nước thải qua hệ thống xử lý được trình bày ở bảng 4.3 dưới đây.
Bảng 4.3: diễn biến kết quả phân tích các chỉ tiêu ô nhiễm trong nước thải PTN sau khi qua hệ thống xử lý nước thải
STT Thông số
Đơn vị
Kết quả sau xử lý QCVN
40:2011/BTNMT Tháng
8/2014
Tháng 9/2014
Tháng
10/2014 Cột A Cột B
1 pH - 7,11 7,23 7,08 6-9 5,5-9
2 BOD5 mg/l 43,62 48,94 46,62 30 50
3 COD mg/l 90,15 108,85 95,77 75 150
4 Tổng P mg/l 6,05 5,8 5,85 4 6
5 Tổng N mg/l 27,91 29,05 30,05 20 40
6 Pb mg/l 0,049 0,054 0,054 0,1 0,5
7 As mg/l 0,028 0,042 0,031 0,005 0,1
8 Cd mg/l 0,027 0,046 0,032 0,05 0,1
(Nguồn: Kết quả phân tích)
Kết quả tháng 8
Giá trị pH: đạt giá trị 7,11 giảm nhẹ so với giá trị trước xử lý và giảm 0,71, tùy từng thời điểm lấy mẫu.
Các chất hữu cơ: kết quả phân tích mẫu nước thải trước xử lý cho thấy sự ô nhiễm các chất hữu cơ trong nước thải PTN đều vượt cao so với QCVN thể hiện ở các thông số BOD5, COD, Tổng P, Tổng N. Sau khi đi qua hệ thống xử lý thì hàm lượng BOD5 giảm 2,24 lần so với trước xử lý, COD giảm 2,02 lần, tổng P giảm 2,45 lần so với kết quả đo được trước xử lý, tổng N giảm 3,02 lần so với kết quả trước xử lý. Như vậy kết quả phân tích được của hàm lượng chất hữu cơ đều nằm trong giới hạn cho phép quy định tại cột B QCVN 40:2011/BTNMT về chất lượng nước thải công nghiệp.
Hàm lượng kim loại nặng: các giá trị quan trắc được trước khi nước thải được đưa vào hệ thống xử lý hàm lượng kim loại nặng đều nằm trong giới hạn cho phép, khi đi vào hệ thống xử lý thì hàm lượng kim loại nặng giảm đáng kể hơn so với trước đó. Pb giảm 1,18 lần so với kết quả đo được trước xử lý, Cd giảm 1,15 lần so với trước khi xử lý, As giảm 1,18 lần so với kết quả đo được ở nước thải trước xử lý.
Kết quả tháng 9:
pH: giá trị pH của kết quả trước xử lý là cao nhất so với giá trị pH được lấy vào 2 tháng còn lại và sau xử lý thì giá trị pH của tháng nghiên cứu cũng đạt hiệu quả cao. Giảm 0,66 nằm trong giới hạn cho phép của QCVN.
Các chất hữu cơ: nước thải sau xử lý của 3 tháng được nghiên cứu trong đề tài hàm lượng BOD5, COD, tổng N, tổng P đạt giá trị cao so với 2 mẫu nước được lấy vào tháng 8 và tháng 10. BOD5 giảm 2,31 lần, COD giảm 2,27 lần, tổng N giảm 3,08 lần, tổng P giảm 2,8 lần. Tất cả các giá trị đo được đều nằm trong giới hạn cho phép quy đinh tại cột B của QCVN 40:2011/BTNMT về chất lượng nước thải công nghiệp.
Hàm lượng kim loại nặng: có thể thấy rằng hàm lượng kim loại nặng của tháng 9 trong nước thải sau xử lý đều cao hơn so với 2 tháng còn lại. Sự biến động của các kim loại nặng đều có xu hướng biến động giảm so với kết quả trước xử lý, As giảm 1,12 lần, Pb giảm 1,2 lần, Cd giảm 1,07 lần. Các giá trị đo được phụ thuộc vào từng thời điểm lấy mẫu, giá trị đo được nằm trong giới hạn cho phép quy đinh tại cột B của QCVN 40:2011/BTNMT về chất lượng nước thải công nghiệp.
Kết quả đo được trong tháng 10.
Tháng 10 giai đoạn lượng xả thải đạt giá trị trung bình, đang bước vào mùa khô nên hoạt động của vi sinh vật có ít nhiều biến động.
Giá trị pH: giá trị pH của tháng 10 là giá trị thấp nhất trong 3 tháng nghiên cứu, so với kết quả đo được trước khi xử lý thì giá trị pH giảm 0,57, tùy thuộc vào thời điểm đo.
Hàm lượng chất hữu cơ: BOD5 đạt giá trị 46,62 giảm 2,07 lần, COD có giá trị 95,77 giảm 2,05 lần, tổng P đạt giá trị 5,85 giảm 2,6 lần, tổng N giảm 2,9 lần.
Mẫu nước thải sau xử lý có thông số đo được nằm trong gới hạn cho phép quy định tại cột B của QCVN 40:2011/BTNMT về chất lượng nước thải công nghiệp.
Hàm lượng kim loại nặng: Pb trước xử lý là 0,061 sau xử lý là 0,054 giảm 1,13 lần, As trước xử lý là 0,039 sau xử lý là 0,031 giảm 1,26 lần, Cd trước xử lý là 0,042 sau xử lý đạt 0,032 giảm 1,31 lần. Kết quả phân tích mẫu nước lấy sau xử lý nằm trong giới hạn cho phép của quy định tại cột B của QCVN 40:2011/BTNMT về chất lượng nước thải công nghiệp.
Kết luận: Mặc dù tất cả các thông số trong nước thải sau xử lý đều nằm trong giới hạn cho phép nhưng tùy thuộc vào thời điểm lấy mẫu, vào từng tháng lấy mẫu mà giá trị của các thông số trong nước thải có sự thay đổi. Bên cạnh đó, hiệu suất làm việc của các phòng thí nghiệm là không giống nhau giữa các tháng mà lượng hóa chất và lượng thải là khác nhau, thời tiết ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả làm việc của vi sinh vật trong nước có mặt tại 2 bể yếm khí và hiếu khí của hệ thống xử lý. Theo kết quả quan trắc và phân tích được như trên cho ta thấy các thông số của tháng 9 vẫn cao nhất so với 2 tháng là tháng 8 và tháng 10, tháng 10 có giá trị thấp nhất, giá trị pH dao động bằng 7 đặc trưng cho nước thải trung tính thuận lợi cho quá trình phân hủy yếm khí và hiếu khí, thể hiện tại biểu đồ 4.7.
Hình 4.7: Biểu đồ thê hiện sự biến thiên giá trị pH trong nước thải sau khi qua hệ thống xử lý giữa các tháng đƣợc nghiên cứu
Hàm lượng COD luôn đạt giá trị cao nhất, và sự chênh lệch giữa các tháng là không cao. Trong 3 tháng được nghiên cứu thì hàm lượng COD trung bình trong nước thải sau xử lý dao động 90 ÷ 110 mg/l, hàm lượng COD trong nước thải của tháng 9 cao nhất. Tùy thuộc vào thời điểm lấy mẫu, hàm lượng các chất hữu cơ trong nước thải BOD5, tổng N, tổng P đều đạt được giá trị nằm trong giới hạn cho phép để xả thải ra môi trường. Tỷ lệ các giá trị phụ thuộc vào nhau luôn tỷ lệ thuận với nhau. Nguyên nhân hoạt động của hệ thống xử lý là rất tốt đảm bảo an toàn trong quá trình xử lý và đạt được hiệu quả cao trước khi xả nước ra ngoài môi trường.
Hình 4.8: Biểu đồ thể hiện sự biến thiên giá trị các chất hữu cơ trong nước thải sau khi qua hệ thống xử lý
Hàm lượng kim loại nặng trong nước thải sau khi qua hệ thống xử lý mặc dù trước khi qua hệ thống xử lý hàm lượng kim loại nặng nằm dưới QCVN nhưng xấp xỉ giới hạn cho phép, sau khi qua hệ thống xử lý hàm lượng kim loại nặng giảm đáng chú ý. Thấp hơn so với kết quả đo được trước đó và nằm trong giới hạn cho phép quy định tại cột B của QCVN 40:2011/BTNMT về chất lượng nước thải công nghiệp, cho thấy hệ thống xử lý đã đạt được hiệu quả xử lý tốt. Kết quả phân tích được của tháng 9 vẫn cao hơn so với 2 tháng 8 và tháng 10, điều này cho thấy tháng 9 hiệu suất làm việc của các PTN nhiều nhất so với 2 tháng nghiên cứu.
Hình 4.9: Biểu đồ thể hiện thông số kim loại nặng trong nước thải sau khi qua hệ thống xử lý nước thải