CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TRONG CÁC DOANH NGHIỆP KHU CÔNG NGHIỆP, KHU CHẾ XUẤT
2.1. Khái niệm chất lượng nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp khu công nghiệp, khu chế xuất
2.1.1. Khái niệm chất lượng nguồn nhân lực
* Nguồn nhân lực
NNL được xuất phát từ NL. NL là tổng thể các nguồn lực trong mỗi con người cấu thành năng lực làm việc của họ, được sử dụng trong quá trình lao động. NL chỉ một cá nhân người lao động cụ thể còn NNL lại chỉ một tập hợp người có vai trò khác nhau, được liên kết với nhau theo các mục tiêu đã xác định. Khái niệm NNL thường gắn với một phạm vi nhất định: quốc gia, vùng, ngành (gọi chung là phạm vi xã hội) hay tổ chức.
Ở phạm vi xã hội, NNL là những nguồn lực hiện có hoặc tiềm năng của những người lao động trong xã hội, có thể hiểu theo hai nghĩa rộng, hẹp khác nhau.
Theo nghĩa rộng: NNL là tổng thể các tiềm năng lao động của con người của một quốc gia, một vùng lãnh thổ, một địa phương có khả năng huy động vào quá trình phát triển kinh tế xã hội. Khái niệm này không tính đến độ tuổi của lao động và xem xét NNL theo một tiến trình liên tục khi tính tới những tiềm năng lao động trong tương lai của NNL.
Theo nghĩa hẹp: NNL đồng nghĩa với nguồn lao động, bao gồm những người từ đủ 15 tuổi trở lên đang có việc làm (gồm cả những người trên tuổi lao động thực tế đang làm việc) và những người trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động nhưng chưa làm việc do những nguyên nhân khác nhau (đang đi học, đang thất nghiệp, đang làm công việc nội trợ trong gia đình hoặc không có nhu cầu việc làm).
Ở phạm vi tổ chức, cũng có nhiều khái niệm khác nhau về NNL. Cụ thể:
Theo Nicholas Henry (2001), NNL là nguồn lực con người của những tổ chức (với quy mô, loại hình và chức năng khác nhau) có khả năng và tiềm năng tham gia vào quá trình phát triển của tổ chức cùng với sự phát triển kinh tế xã hội của quốc gia, khu vực và thế giới [127].
Theo George T. Mikhovich và Tohn W.Boudreau (1997), NNL là tổng thể các yếu tố bên trong và bên ngoài của mỗi cá nhân đảm bảo nguồn sáng tạo cùng các nội dung khác cho sự thành công, đạt được mục tiêu của tổ chức [137].
Theo PGS.TS Nguyễn Ngọc Quân, NNL của tổ chức bao gồm tất cả những người lao động làm việc trong tổ chức đó còn nhân lực được hiểu là nguồn lực của mỗi con người mà nguồn lực này bao gồm thể lực và trí lực [39]. Khái niệm này khá cụ thể và dễ hiểu nhưng hạn chế ở chỗ cho rằng các nguồn lực trong một con người chỉ bao gồm thể lực và trí lực.
17
Theo PGS.TS Trần Kim Dung, NNL của tổ chức được hình thành trên cơ sở các cá nhân có vai trò khác nhau và được liên kết với nhau theo những mục tiêu nhất định.
Khái niệm NNL ở phạm vi xã hội đề cập đến độ tuổi và trạng thái có làm việc hay không của NNL còn NNL của tổ chức đương nhiên phải làm việc trong tổ chức đó. Tuy nhiên khái niệm NNL của tổ chức lại ít đề cập đến độ tuổi lao động của NNL.
Theo tác giả, đây là những khiếm khuyết của những khái niệm trước đó cần được bổ sung, chính vì vậy tác giả cho rằng NNL của một tổ chức là tổng thể nguồn lực của những con người trong độ tuổi lao động cùng làm việc trong tổ chức đó. Các nguồn lực của con người là những yếu tố cấu thành năng lực lao động của họ bao gồm thể lực, trí lực và tâm lực, quyết định khả năng đảm nhiệm và hoàn thành các nhiệm vụ của tổ chức.
Ở đây, khái niệm NNL chỉ nguồn lực của những con người cùng làm việc trong tổ chức, bao gồm cả những con người thuộc biên chế của tổ chức và những con người không nằm trong biên chế của tổ chức. Tuy nhiên, trên thực tế, những người không thuộc biên chế của tổ chức rất đa dạng, với mức độ đóng góp khác nhau trong quá trình làm việc cho tổ chức, nên chỉ quan tâm đến những người nằm trong biên chế của tổ chức khi xem xét khái niệm NNL của tổ chức.
Nội hàm khái niệm NNL của tổ chức bao gồm:
- (i) NNL của tổ chức là nguồn lực của những con người cùng làm việc trong tổ chức, bao gồm nguồn lực của mỗi cá nhân đơn lẻ như thể lực, trí lực, tâm lực và sự phối kết hợp giữa các cá nhân trong quá trình thực hiện công việc của tổ chức.
Thể lực là một loại năng lực hoạt động, vận động của thân thể người chỉ năng lực sức mạnh, sức nhanh, sức bền, linh hoạt, mềm dẻo và năng lực khác của con người biểu hiện trong vận động, lao động. Thể lực không chỉ bao gồm sức khỏe cơ bắp mà còn là sự dẻo dai của hoạt động thần kinh, bắp thịt, là sức mạnh của niềm tin và ý chí, là khả năng vận động của trí lực.
Trí lực của NNL chỉ trí tuệ của con người trong lao động, sản xuất. Việc sử dụng trí tuệ trong lao động thường mang lại những kết quả cao hơn so với lao động chân tay đơn thuần. Trong nền sản xuất công nghiệp hiện đại hay phát triển KTTT, việc gia tăng trí lực của NNL có ý nghĩa quan trọng và trở thành nhân tố then chốt quyết định khả năng thành công của sự nghiệp CNH, HĐH.
Tâm lực của NNL là ý thức, thái độ của người lao động trong quá trình lao động, bao gồm các yếu tố phản ánh tính kỷ luật trong lao động; tính tự giác, nhiệt tình trong lao động; tâm lý và thái độ trong lao động.
Sự phối kết hợp giữa các cá nhân trong quá trình thực hiện công việc của tổ chức chỉ sự liên kết trong lao động, sản xuất. Trong các mô hình sản xuất hiện đại,
18
việc chuyên môn hóa công việc được thực hiện ở mức độ sâu hơn, với trình độ cao hơn thì vai trò của sự phối hợp và hiệp tác trong công việc càng thể hiện rõ nét hơn.
- (ii) NNL của tổ chức quyết định khả năng đảm nhiệm, thực hiện các công việc của tổ chức, quyết định khả năng và hiệu quả thực hiện mục tiêu của tổ chức. Để đạt được các mục tiêu, các tổ chức có sử dụng nhiều nguồn lực khác nhau, nhưng nguồn lực quan trọng và mang tính quyết định nhất bao giờ cũng là NNL. Nếu CLNNL thấp, các nguồn lực khác sẽ khó phát huy vai trò.
* Khái niệm chất lượng
Thuật ngữ CL không còn mới lạ, nó được coi là tiêu chuẩn quan trọng nhất để đánh giá, lựa chọn một sản phẩm hay dịch vụ nào đó. Tuy nhiên rất khó để đưa ra một khái niệm nhất thể về CL vì mỗi khái niệm khác nhau được gắn với các đối tượng hữu hình hoặc vô hình khác nhau, xuất phát từ những quan niệm có căn cứ khoa học và thực tiễn khác nhau. Theo tiêu chuẩn của Cộng hòa Pháp (NFX- 50): CL là tiềm năng của một sản phẩm hay dịch vụ nhằm thoả mãn nhu cầu người sử dụng.
Theo tiêu chuẩn Việt Nam ISO 8402: CL là tập hợp các đặc tính của một thực thể (đối tượng) tạo cho thực thể đó có khả năng thoả mãn những nhu cầu đã nêu ra hoặc nhu cầu tiềm ẩn. Theo bộ tiêu chuẩn ISO phiên bản 2000 và mô hình quản lý CL tổng thể (TQM) thì CL được định nghĩa là sự đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Như vậy, CL là những thuộc tính của một thực thể, song thường được xem xét, đánh giá trong mối quan hệ với mục tiêu hoặc thỏa mãn nhu cầu. CL luôn ở trạng thái động do sự biến đổi của nhu cầu con người. Theo Từ điển tiếng Việt, NXB Văn hóa - Thông tin, 1999 thì CL “là phạm trù triết học biểu thị những thuộc tính bản chất của sự vật, chỉ rõ nó là cái gì, tính ổn định tương đối của sự vật phân biệt nó với sự vật khác, CL là đặc tính khách quan của sự vật. CL biểu thị ra bên ngoài qua các thuộc tính”.
Để nghiên cứu CLNNL trong các KCN, KCX, khái niệm CL được sử dụng trong luận án là khái niệm CL đang được sử dụng phổ biến ở Việt nam theo tiêu chuẩn Việt Nam ISO 8402: CL là tập hợp các đặc tính của một thực thể (đối tượng) tạo cho thực thể đó có khả năng thoả mãn những nhu cầu đã nêu ra hoặc nhu cầu tiềm ẩn.
* Khái niệm chất lượng nguồn nhân lực
Về CL con người, cho đến nay chưa thấy có một định nghĩa chính thức, song trên thực tế (trong các công trình nghiên cứu khoa học và các báo cáo chính thức) người ta sử dụng một số khái niệm có liên quan như CL dân số, CLNNL, CL lao động và chỉ số phát triển con người (HDI)... CLNNL là một khái niệm chỉ CL con người nhưng xem xét con người với tư cách là một nguồn lực cho phát triển. Vì con người là nguồn lực quan trọng nhất nên nâng cao CLNNL bao giờ cũng là nhiệm vụ
19
trọng tâm của cả các tổ chức cũng như các quốc gia.
Xuất phát từ khái niệm NNL và khái niệm CL, tác giả cho rằng CLNNL chính là những nguồn lực bên trong của NNL cấu thành năng lực lao động của họ có khả năng thỏa mãn những nhu cầu đã đưa ra hoặc tiềm ẩn của người sử dụng lao động.
Những thuộc tính bên trong của NNL (như đã phân tích ở khái niệm NNL) chính là các nguồn lực tồn tại trong mỗi cá nhân người lao động cấu thành năng lực lao động của họ, bao gồm thể lực, trí lực, tâm lực; và sự phối kết hợp các nguồn lực đó giữa các cá nhân trong quá trình đảm nhận và hoàn thành công việc. Nhu cầu của người sử dụng lao động ở đây chính là những yêu cầu, đòi hỏi hoặc những kỳ vọng của người sử dụng lao động đối với NNL. Ở phạm vi xã hội, đó có thể là những yêu cầu, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của một vùng hay một địa phương (cũng có thể là của một quốc gia, khu vực) phù hợp với định hướng phát triển của vùng, địa phương đó. NNL phải đủ về số lượng, đảm bảo về CL, phù hợp về cơ cấu để có khả năng thỏa mãn những nhu cầu phát triển ở các vùng, địa phương đó. Ở phạm vi tổ chức, đó chính là những đòi hỏi đáp ứng yêu cầu công việc của tổ chức. Những yêu cầu công việc này được thể hiện trong các bản yêu cầu công việc và bản yêu cầu đối với người thực hiện công việc. Trong quá trình phát triển của tổ chức sẽ xuất hiện những nhu cầu về NNL không chỉ nằm trong các bản yêu cầu công việc, yêu cầu đối với người thực hiện công việc ở hiện tại mà cả những nhu cầu về phát triển NNL cho tương lai, vì thế CLNNL không chỉ đáp ứng nhu cầu hiện tại của người sử dụng lao động, mà cả những nhu cầu cho tương lai của tổ chức ấy. Như vậy, nội hàm của khái niệm CLNNL bao gồm:
- CLNNL bao gồm 2 bộ phận hợp thành: (1) bộ phận phản ánh CL của các cá nhân người lao động bao gồm thể lực, trí lực và tâm lực; (2) bộ phận phản ánh CL của tập thể các cá nhân đó thể hiện thông qua quy mô, cơ cấu NNL và khẳ năng phối hợp của các cá nhân trong quá trình thực hiện công việc.
- CLNNL phải có khả năng đáp ứng nhu cầu của người sử dụng lao động bao gồm cả những nhu cầu hiện có và nhu cầu tiềm ẩn. Những nhu cầu này có thể là những yêu cầu về chính các bộ phận cấu thành CLNNL như yêu cầu về thể lực, trí lực, tâm lực hoặc những yêu cầu về kết quả của việc sử dụng NNL như tiến độ hoàn thành công việc, thời gian hoàn thành định mức công việc, NSLĐ, hiệu quả công việc, …
2.1.2. Chất lượng nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp khu công nghiệp, khu chế xuất
* Khái niệm doanh nghiệp khu công nghiệp, khu chế xuất
Theo Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 24/3/2008 của Chính phủ, KCNlà khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp,
20
có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục quy định của Chính phủ; và KCXlà KCN chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục áp dụng đối với KCN theo quy định của Chính Phủ. KCN, KXC được gọi chung là KCN, là đối tượng đặc thù của quản lý nhà nước về kinh tế với các đặc điểm về mục tiêu thành lập, giới hạn hoạt động tập trung vào công nghiệp, ranh giới địa lý và thẩm quyền ra quyết định, quản lý.
KCN, KCX có ranh giới địa lý xác định, được đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, được cung ứng các dịch vụ thiết yếu cho hoạt động sản xuất kinh doanh và giới hạn hoạt động tập trung vào công nghiệp. KCN quy tụ nhiều DN hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp nên khái niệm doanh nghiệp KCN, KCX được dùng để chỉ các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, có trụ sở hoạt động trong không gian của khu công nghiệp, khu chế xuất hưởng các ưu đãi đầu tư về tài chính và quản lý kinh tế theo quy định áp dụng với KCN, KCX.
Doanh nghiệp KCN, KCX có những đặc trưng khác với DN thông thường ở chỗ: (i) được đặt trong một khu vực xác định có vị trí thuận lợi cho các hoạt động sản xuất công nghiệp; (ii) được đầu tư cơ sở hạ tầng thuận lợi cho các hoạt động sản xuất công nghiệp; (iii) được nhà nước cấp những ưu đãi vượt trội về thuế, thủ tục hải quan, hạ tầng kỹ thuật,…; (iv) được hưởng cơ chế quản lý đặc thù cho KCN; (v) các DN FDI được phép tiêu thụ sản phẩm ngay cả ở thị trường nội địa mà không bị áp dụng các quy định về thủ tục xuất - nhập khẩu. Tuy nhiên, các DN trong các KCN, KCX cũng phải đảm nhiệm trách nhiệm to lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương đặt KCN, bao gồm: (i) tiếp nhận kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, phương pháp quản lý hiện đại thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh góp phần tăng trưởng và phát triển kinh tế; (ii) đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH góp phần xây dựng và phát triển KTTT; (iii) tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo và phát triển NNL; (iv) đẩy mạnh xuất khẩu, tăng thu và giảm chi ngoại tệ góp phần tăng nguồn thu ngân sách; (v) thúc đẩy hiện đại hóa kết cấu hạ tầng và là hạt nhân hình thành các đô thị mới, đô thị công nghiệp.
* Chất lượng nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp khu công nghiệp, khu chế xuất CLNNL trong các DN KCN, KCX là CL của những con người làm việc trong các DN thuộc các KCN, KCX. Đó là tổng thể các nguồn lực bên trong của NNL cấu thành năng lực lao động của họ có khả năng thỏa mãn những nhu cầu đã đưa ra hoặc tiềm ẩn của các DN trong các KCN, KCX. Các nguồn lực bên trong của NNL trong các DN KCN, KCX được thể hiện ở CL của các cá nhân người lao động làm việc cho các DN thuộc các KCN, KCX và CL của sự hợp tác giữa các cá nhân đó trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ của DN.
21
Do tính đặc thù của các DN trong các KCN, KCX nên CLNNL trong các DN KCN, KCX cũng có những đặc thù riêng chi phối quá trình nâng cao CNLNL. Cụ thể là:
Một là, CLNNL trong các DN KCN, KCX là chất lượng của lực lượng lao động công nghiệp. Do đặc thù của KCN, KCX là tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh và giới hạn hoạt động tập trung vào lĩnh vực công nghiệp nên lao động làm việc trong các DN là lao động làm việc trong lĩnh vực công nghiệp. Trong các KCN, các DN thường có quy mô tương đối lớn, sử dụng công nghệ hiện đại hơn, kỹ năng quản trị DN cao hơn, nhất là các DN có vốn đầu tư nước ngoài. Chính vì vậy, trong khu vực này đòi hỏi một nguồn cung lớn hơn về NNL có chất lượng cao hơn so với các khu vực sản xuất công nghiệp khác. Việc sử dụng lao động công nghiệp trong các DN tại các KCN, KCX phụ thuộc vào tính chất ngành nghề và trình độ công nghệ của các DN nên CLNNL trong các DN KCN, KCX chịu sự chi phối của 2 nhân tố chính là: (i) cơ cấu ngành công nghiệp và (ii) trình độ công nghệ của các ngành công nghiệp trong các KCN, KCX. Nhiệm vụ quan trọng của các DN KCN, KCX là tiếp nhận kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, phương pháp quản lý hiện đại thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh góp phần tăng trưởng và phát triển kinh tế. Điều đó đòi hỏi NNL trong các DN KCN, KCX phải có trình độ về trí tuệ, kỹ năng, phẩm chất và tác phong công nghiệp cần thiết, đáp ứng yêu cầu nhất định của sản xuất công nghiệp. Họ phải được đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện, tích lũy kinh nghiệm trong môi trường làm việc tập thể, phân công và hợp tác về lao động, sản xuất ngày càng cao. Vì thế, nâng cao CLNNL trong các KCN, KCX vừa là tính tất yếu, vừa là yêu cầu trong bối cảnh phát triển mới.
Những lý thuyết về phát triển KCN cho thấy: Sau giai đoạn đầu của sự phát triển (với đặc tính là sử dụng nhiều vốn và lao động), các KCN, KCX sẽ chuyển dịch từ cơ cấu thu hút đầu tư theo hướng giảm tỷ trọng các ngành có hàm lượng lao động giản đơn và tăng tỷ trọng các ngành có hàm lượng lao động lành nghề, trình độ đào tạo cao. Ở giai đoạn này, các KCN, KCX hoạt động ngày càng dựa trên CL cao hơn của NNL và nỗ lực cải tiến công nghệ để tăng hiệu quả SXKD, nhằm duy trì năng lực cạnh tranh quốc tế của DN.
Trong nền kinh tế mở, nhất là trong thời đại TCH và khu vực hóa, không ngừng tăng năng lực cạnh tranh quốc tế là điều kiện tất yếu để PTBV. Điều này phản ánh trong sự thay đổi năng động của cơ cấu xuất khẩu dần dần nghiêng về những mặt hàng có hàm lượng cao về kỹ thuật và cải cách công nghệ. Sự PTBV của các KCN, KCX đòi hỏi đạt được sự thành công trong việc dịch chuyển từ một ngành công nghiệp đang hoặc sắp mất lợi thế so sánh sang ngành có hàm lượng kỹ thuật cao hơn và chuẩn bị điều kiện để chuyển sang ngành mới hơn…, những ngành ngày càng đòi