Một số kinh nghiệm và bài học về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp khu công nghiệp, khu chế xuất

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp khu công nghiệp, khu chế xuất trên địa bàn hà nội (Trang 57 - 69)

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TRONG CÁC DOANH NGHIỆP KHU CÔNG NGHIỆP, KHU CHẾ XUẤT

2.4. Một số kinh nghiệm và bài học về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp khu công nghiệp, khu chế xuất

2.4.1. Một số kinh nghiệm

2.4.1.1. Kinh nghiệm của Singapore

Singapore được biết đến là quốc đảo có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, người dân có mức sống tốt và trở thành niềm mơ ước của nhiều người ở nhiều nơi trên thế giới. Từ một vùng đất bùn lầy, không có tài nguyên thiên nhiên Singapore đã trở thành quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế đứng thứ 3 thế giới nhờ các chính sách phát triển đúng đắn khi lựa chọn tài chính, dịch vụ du lịch và GD là những ngành mũi nhọn. Nói như vậy không có nghĩa là Singapore bỏ qua ngành sản xuất công nghiệp. Giá trị sản xuất công nghiệp trong GDP của Singapore chiếm sấp sỉ 20 %, điều này phản ánh khát vọng về độc lập và tự chủ trong sản xuất của chỉnh phủ Singapore. Để tập trung phát triển ngành sản xuất công nghiệp, Singapore xây dựng 12 KCN lớn, trong đó lớn nhất là KCN Jurong [153]. Singapore cũng có hạn chế về lực lượng lao động (vì dân số chưa đến 5 triệu dân) cộng với chiến lược phát triển do cố thủ tướng Lý Quang Diệu vạch ra là phát triển ngành “công nghiệp không khói”

nên các KCN của Singapore tập trung vào sử dụng công nghệ cao, hạn chế lao động sống như công nghiệp đóng tàu, sản xuất linh kiện điện tử, sản xuất nâng cao1. Để phát triển các KCN, song song với các chính sách phát triển công nghệ, thu hút đầu tư chính phủ Singapore đã áp dụng nhiều biện pháp khác nhau nhằm nâng cao CLNNL đáp ứng nhu cầu của các DN KCN. Cụ thể là:

Một là, coi trọng phát triển NNL CL cao. Để phát triển nền công nghiệp sử dụng công nghệ cao, Singapore xây dựng chiến lược phát triển NNL. NNL CL cao của Singapore được hình thành từ trụ cột chính là GD, ĐT. Singapore coi GD là một trong những chính sách đặc biệt quan trọng. Hàng năm Singapore đầu tư 20 % tổng ngân sách quốc gia cho GD - ĐT, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tất cả các ngành.

Singapore đã mời 10 trường đại học hàng đầu thế giới mở cơ sở ĐT ở Singapore để giúp đất nước này. Theo QS Best student cities 2012, Singapore được xếp hạng là thành phố ĐT đại học tốt nhất châu Á với hai trường đại học công nghệ Nanyang (NTU) và đại học Quốc gia Singapore (NUS) được xếp hạng top 50 trường đại học tốt nhất trên toàn thế giới. Các chương trình GD của Singapore được thiết kế theo

1 Ví dụ: Lĩnh vực sản xuất ổ cứng máy tính của Singapre chiếm tới 60% lượng ổ cứng được bán ra trên toàn cầu năm 1980; trở thành trung tâm sản xuất “ổ cứng dành cho doanh nghiệp” với biên lợi nhuận cao nhất thế giới những năm 1990 và chiếm 80% thị phần toàn cầu vào những năm 2000. Hiện nay lĩnh vực sản xuất này đã và đang chuyển sang một cấp độ mới đó là sản xuất ổ cứng truyền thông mà hiện họ chiếm 40% thị phần

51

hướng ĐT nâng cao kỹ năng, tiếp cận với những thành tựu mới nhất về khoa học công nghệ và định hướng nghề nghiệp rõ ràng. Đặc biệt, trong ĐT CMKT, Singapore chia các cơ sở ĐT, dạy nghề thành hai loại với chức năng rõ ràng là các trường nghiên cứu và các trường thực hành. Các trường nghiên cứu ĐT NNL trong nghiên cứu, phát triển khoa học kỹ thuật và giảng dạy; các trường thực hành ĐT NNL để làm việc trực tiếp trong các DN. Để nâng cao CL đào tạo, đặc biệt là ĐT công nghiệp Singapore đẩy mạnh việc hợp tác với các Chỉnh phủ, tập đoàn lớn nhằm thu hút những chuyên gia giỏi của nước ngoài tới làm việc và giảng dạy tại Singapore. Chính phủ nước này cũng nhận ra rằng các tập đoàn đa quốc gia sẽ mang tới cho Singapore kiến thức, vốn, kinh nghiệm quản lý và công nghệ để hỗ trợ cho phát triển công nghiệp của họ. Các tập đoàn này cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành hệ thống GD và nâng cao kỹ năng cho công nhân. Việc hợp tác như vậy là cách hiệu quả để tiếp cận công nghệ và kỹ năng mới, rút ngắn khoảng cách của Singapore với các nước công nghiệp trên thế giới. Đồng thời, có tác dụng chuyển giao công nghệ ĐT cho các cơ sở đào tạo (CSĐT) trong nước. NNL chất lượng cao của Singapore cũng được chính phủ gìn giữ, phát triển, trọng dụng thông qua nhiều ưu đãi về lương thưởng, đãi ngộ và tạo động lực. Về tiền lương, NNL chất lượng cao tại Singapore được biệt đãi với mức tiền lương tương xứng với chất xám. Chi phí tiền lương Chính phủ cũng như các DN trả cho NNL chất lượng cao ở mức cao nhất Châu Á và ngang bằng với các quốc gia giàu có nhất trên thế giới.

Hai là, phát triển đào tạo nghề. Singapore cũng đưa ra một số chính sách nhằm khuyến khích người lao động nâng cao kỹ năng, phát triển CMKT, bao gồm cả việc ĐT nâng cao trình độ của người lao động đang làm việc: thứ nhất, một loạt các khoản tài trợ dành cho những người hoàn thành đại học và ĐT nghề bao gồm cả một khoản thanh toán 800$ cho các sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Một chính sách tương tự cũng được cấp cho sinh viên Bách khoa để họ có thể theo học giáo dục sau đại học; thứ hai, Bộ Nhân lực có thể dành tới 80%

kinh phí ĐT để cấp cho một chương trình GD - ĐT nếu như chương trình ĐT nhằm đáp ứng nhu cầu cao về nhân lực của thị trường; thứ ba, thành lập quỹ phát triển kỹ năng, nhằm cung cấp nguồn tài chính cho việc ĐT mới, ĐT lại lực lượng lao động.

Nguồn hình thành quỹ này dựa trên cơ sở đóng góp của các DN. Hiện nay ở Singapore tất cả các DN đều ký cam kết hỗ trợ phát triển quỹ phát triển kỹ năng.

Ba là, chính sách nhà ở và an sinh xã hội. Singapore đặc biệt quan tâm chính sách nhà ở cho người lao động. Nhận thức được vai trò của “an cư lạc nghiệp” nên ngay từ khi xây dựng quốc đảo, Singapore đã quan tâm đến quy hoạch đô thị và xây dựng nhà ở cho công nhân, lao động. Singapore cũng được xem là quốc gia châu Á

52

giải quyết thành công nhất chương trình nhà ở cho người thu nhập thấp. Mô hình nhà ở xã hội, thu nhập thấp này hầu như đều do Nhà nước đảm nhận thông qua một cơ quan chuyên trách có tên gọi là Cơ quan phát triển nhà ở xã hội (HDB). Những năm 1960 Singapore phải đối diện với tình cảnh thiếu nhà ở nghiêm trọng, người lao động phải sống trong điều kiện sống hết sức tồi tàn. Để tập trung cho chiến lược phát triển nhà ở, Chính phủ Singapore năm 1960 đã quyết định thành lập HDB với nhiệm vụ giải quyết nhanh chóng cuộc khủng hoảng nhà ở. Trong vòng chưa đầy ba năm sau khi thành lập, HDB đã xây dựng 21.000 căn hộ và đến năm 1965, tổng cộng 54.000 căn hộ nhà ở xã hội đã được xây xong, vượt mục tiêu 50.000 căn trong chương trình xây dựng 5 năm đầu tiên. Với chiến lược đúng đắn khi tiếp cận nhà ở CL với giá phải chăng, chỉ trong vòng 10 năm Chính phủ Singapore đã nhanh chóng giải quyết xong khủng hoảng nhà ở của mình. Hiện nay, khoảng 85% người dân Singapore sống trong các căn hộ do HDB xây dựng so với con số 9% vào năm 1960, trong đó 94% người dân sở hữu những căn hộ này, chỉ có khoảng 6% còn lại là đi thuê.

Singapore cũng được xếp hạng là một trong những nước an toàn nhất và được bình chọn là thành phố sạch nhất hành tinh. Singapore đã vượt Hong Kong và trở thành nước có hệ thống chăm sóc y tế tốt nhất thế giới theo xếp hạng hằng năm của hãng tin Bloomberg (Mỹ) về chăm sóc y tế năm 2014. Những năm gần đây Singapore đã tăng chi tiêu cho chăm sóc y tế vì hai lý do: Chính phủ chịu áp lực phải giảm gánh nặng y tế cho lớp dân nghèo và dân số già hơn. Tin từ Bộ Y tế Singapore, nước này sẽ chi 4 tỉ đôla Singapore trong vòng 5 năm tới cho kế hoạch bảo hiểm y tế có tên MediShieldLife (sẽ được thực hiện vào cuối năm 2016). Ngoài ra, Singapore cũng dành sẵn 9 tỉ đôla Singapore cho chăm sóc y tế và cung cấp các quyền lợi y tế khác cho người lớn tuổi. Bằng chính sách nhà ở và an sinh xã hội tốt, chất lượng NNL của Singapore đã có sự cải thiện rõ rệt, góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế xã hội của Singapore.

2.3.1.2. Kinh nghiệm của Thái Lan

KCN đầu tiên của Thái lan được thành lập năm 1972, đến nay Thái Lan có 61 KCN với tổng diện tích hơn 17.000 ha. Các KCN của Thái Lan được quy hoạch gần các thành phố để thuận tiện cho việc cung cấp các điều kiện cần thiết như điện, nước, phòng chống lụt... hay gần các sân bay, cảng biển. Sự phát triển nhanh chóng các KCN đòi hỏi Thái Lan cần phải có NNL với quy mô đủ lớn để đáp ứng yêu cầu của các DN trong các KCN. Ban đầu, lực lượng lao động này được tuyển dụng từ các vùng nông thôn của Thái Lan và chủ yếu là lao động phổ thông, thiếu kỹ năng và không có tay nghề. Khi có lao động di cư từ khu vực nông nghiệp vào các KCN, Thái Lan phải đối mặt với việc giải quyết các nhu cầu về nhà ở, quản lý nhân khẩu và hạ tầng xã hội ở các địa phương

53

có KCN. Hiện nay, ở các vùng có nhiều KCN lớn, Thái Lan đã xây dựng các khu dân cư, nhà ở xã hội, trung tâm thương mại và các khu vực có cây xanh cách ly nhằm giảm ô nhiễm môi trường. Phần lớn các KCN mới thành lập được thiết kế đồng bộ bao gồm khu vực làm việc dành cho DN; khu ký túc xá, bệnh viện, trường học, khu vực vui chơi, giải trí dành cho người lao động. Thái Lan cũng đầu tư các tuyến xe công cộng để đáp ứng nhu cầu di chuyển của người lao động từ các cư xá dân cư về các KCN. Nhiều KCN của Thái Lan đề cao thực hiện chính sách phát triển hòa hợp với môi trường và thực hiện triết lý 5E về phát triển bao gồm: (1) Economic - Đem lại lợi ích kinh tế như thu hút vốn đầu tư và tạo việc làm cho người lao động; (2) Equitability - Đảm bảo công bằng và hợp lý phát triển xã hội như đề cao CL cuộc sống cộng đồng và phát triển đồng đều; (3) Environment – Đảm bảo môi trường; (4) Education – Đào tạo kiến thức cộng đồng và thanh niên và (5) Ethics – Có tác dụng lan tỏa phát triển và đem lại thu nhập và CL cuộc sống tốt hơn cho cộng đồng [68,97]. Triết lý 5E thể hiện rõ quan điểm coi trọng nhân tố con người trong phát triển, phát triển kinh tế đi đôi với phát triển con người, đảm bảo công bằng xã hội và gìn giữ môi trường. Trong quá trình triển khai và thực hiện triết lý đã có nhiều chính sách và biện pháp nhằm nâng cao CL con người được thực hiện, điều này góp phần không nhỏ vào việc nâng cao CLNNL. Đây cũng là lý do tại sao Thái Lan cũng phát triển các KCN với lực lượng lao động chính xuất thân từ nông thôn nhưng CLNNL chưa bao giờ là nhân tố cản trở việc thu hút đầu tư vào các KCN.

Ngoài ra, để nâng cao CLNNL đáp ứng nhu cầu của các DN trong các KCN, KCX Thái Lan xác định đầu tư cho GD - ĐT là con đường duy nhất và nhanh chóng nhất. Vì vậy, chính phủ rất quan tâm đầu tư cho GD - ĐT. Từ Năm 1960 nền GD - ĐT của Thái Lan phát triển mạnh mẽ với các viện đại học, các trường ĐH, các trường CĐ và dậy nghề, viện đại học mở cả công lập và dân lập để tạo cơ hội cho mọi người dân có thể học tập.

Chính sách phát triển NNL của Thái Lan chú trọng cả số lượng, CL và cơ cấu ngành nghề. Việc xác định rõ nhu cầu lao động cũng như yêu cầu về CL lao động ở mỗi ngành nghề, vị trí làm việc giúp Chính phủ Thái Lan có chiến lược ĐT phù hợp.

Đây là chỗ dựa vững chắc cho thành công của CNH, HĐH ở Thái Lan. Đặc biệt, Chính phủ và hệ thống các trường rất quan tâm đến ĐT kỹ năng cở bản và kỹ năng chuyên ngành. Kỹ năng cơ bản giúp NNL có khả năng xử lý tốt các tình huống trong cuộc sống; kỹ năng chuyên ngành giúp người lao động thực hiện tốt các thao tác nghề nghiệp tại nơi làm việc. Đối với ĐT kỹ năng chung, nhà nước chủ trương ĐT diện rộng các kỹ năng thích ứng với nhu cầu thị trường thay đổi. Việc ĐT kỹ năng chuyên ngành được tập trung cho một số ngành chuyên sâu để đáp ứng nhu cầu cạnh tranh trên thị trường.

54

Ngoài hệ thống trường lớp ĐT chuyên nghiệp Thái Lan còn áp dụng loại hình ĐT nghề tại các DN (trong DN có trường). Đặc biệt ở Thái Lan có loại hình trường ĐT liên thông từ tiểu học lên trung học và ĐH. Trong loại hình trường này, học sinh ở cấp tiểu học đã được định hướng nghề nghiệp và ĐT năng khiếu; lên bậc trung học, học sinh vừa học văn hóa, vừa học nghề, và ở bậc ĐH sinh viên được ĐT vừa chuyên sâu, vừa nâng cao theo ngành nghề nhất định. Đặc điểm nổi bật của GD đại học ở Thái Lan là các trường tư phát triển rất mạnh, bởi lẽ yêu cầu nâng cao năng suất và hiệu quả lao động, các trường và các tập đoàn kinh tế liên kết với nhau và liên kết với nước ngoài để ĐT.

Do có chính sách phát triển NNL đáp ứng sự phát triển của thị trường cùng với việc quan tâm đặc biệt đến lĩnh vực ĐT kỹ năng nên Thái Lan đã có một số lớn người lao động được tuyển dụng đặc biệt tại các thị trường trong nước và thị trường các nước Trung Đông và Châu Á.

Việc học tập các mô hình ĐT từ các nước phát triển, không chỉ giúp chính phủ Thái Lan hoàn thiện công nghệ ĐT NNL, mà còn tạo mối liên kết để để chính phủ Thái Lan nhận được sự trợ giúp của nhiều nước.

2.3.1.3. Kinh nghiệm của Hàn Quốc

Để thúc đẩy tăng trưởng các ngành công nghiệp chủ đạo nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung, chính phủ Hàn Quốc cũng xây dựng nhiều chiến lược đầu tư có trọng điểm cho phát triển NNL với sự chú trọng đặc biệt vào GD và y tế. Tại Hàn Quốc hiện nay có gần 150 trường ĐH và CĐ. Nhiều trường ĐH và CĐ đi sâu ĐT NNL và nhân tài. Tại Hàn Quốc hiện có hàng trăm tổ chức nhân tài, nhân lực, bao gồm nhiều tổ chức của Nhà nước và nhiều tổ chức phi chính phủ (NGO).

Chính sách giáo dục của Hàn Quốc nổi bật vẫn là chính sách "cạnh tranh giáo dục". Ngay từ đầu, Hàn Quốc đã xác định không có yếu tố nào quan trọng bằng yếu tố con người, coi con người là tài nguyên, điều đó được thể hiện bằng các cơ chế chính sách như: Giáo dục bắt buộc (cả kỹ năng sống và kỹ năng nghề); chính sách học tập suốt đời; chế độ tôn vinh và ưu đãi những người có học thức.

Đối với chính sách hỗ trợ nhà ở xã hội, một số công ty, tập đoàn lớn đầu tư nhà ở và xe hơi cho người lao động sau khi ký hợp đồng tuyển dụng chính thức nhằm giữ chân lao động CL cao. Chi phí mua nhà, mua xe được trừ dần một phần vào lương tháng của người lao động nên người lao động rất yên tâm làm việc và đóng góp công sức nhiều hơn cho DN.

Trong một nền kinh tế dựa vào sáng tạo, Hàn Quốc xây dựng được cơ chế tạo ra và mở rộng việc áp dụng công nghệ, tri thức để tăng cường khả năng cạnh tranh.

55

Các tổ hợp cần thiết phải nhằm cải thiện năng suất lao động được thực hiện thông qua tinh thần DN, sáng tạo công nghệ cũng như sự trao đổi chặt chẽ giữa công nghệ và tri thức, giữa các tác nhân sáng tạo. Các tổ hợp công nghiệp định hướng sản xuất thể hiện sự nâng cao năng lực nghiên cứu của mình, tích cực ứng dụng KHCN.

Quá trình được thực hiện theo cách tiếp cận dần, từng bước trên cơ sở cân nhắc trình độ phát triển của cơ sở hạ tầng nghiên cứu phát triển, hợp tác giữa các ngành với các trường ĐH và thiết lập mạng lưới liên kết. Các cụm liên kết “mẫu” được hỗ trợ một cách tích cực căn cứ theo các đặc điểm của tổ hợp tương ứng, năng lực sáng tạo cũng như các mối liên kết của tổ hợp với các DN khác theo vùng. Theo đó, Hàn Quốc luôn chú trọng xây dựng các chương trình GD sáng tạo và ĐT các nhà chuyên môn như:

- Nuôi dưỡng tinh thần sáng tạo của các giám đốc điều hành (CEOs) và đội ngũ nhân viên thông qua các chương trình ĐT. Tương tác với các chuyên gia vùng bằng cách thiết lập và vận hành các học viện sáng tạo khoa học kỹ thuật và mở rộng các Café sáng tạo (Inno-Café). ĐT về kỹ thuật cơ khí phù hợp nhu cầu và đòi hỏi của các DN địa phương. Các chương trình hỗ trợ về GD và công nghệ cũng như sự hợp tác chặt chẽ giữa giới hàn lâm và các nhà sản xuất công nghiệp được khuyến khích.

- Cải thiện điều kiện sống cho các kỹ sư kỹ thuật: Để thu hút NNL có CL, các biện pháp khuyến khích mạnh được thực hiện ở Hàn Quốc, bao gồm các biện pháp nhằm cải thiện điều kiện sống cho các kỹ sư kỹ thuật. Cụ thể là: hỗ trợ về mặt thể chế, xây dựng nhà ở, các công trình cơ sở vật chất phúc lợi, giáo dục, văn hóa, vui chơi giải trí; hỗ trợ để cải thiện điều kiện sống ở các địa phương bằng cách chỉ định một số nơi của thành phố là các địa điểm chung của ngành KTTT; hỗ trợ về nhà ở, giáo dục và lợi ích về thuế đối với các nhà nghiên cứu bố trí về làm việc tại các tỉnh đang được xem xét; hỗ trợ để bố trí lại các trung tâm nghiên cứu.

2.3.1.3. Kinh nghiệm của các KCN ở Thẩm Quyến – Trung Quốc

Thẩm Quyến là một đặc khu kinh tế lớn của Trung Quốc, đứng đầu Trung Quốc về tiềm lực kinh tế. “Sự phát triển của Thẩm Quyến có thể được coi là một điều kỳ diệu trên thế giới về CNH, HĐH và đô thị hoá”. Trước khi trở thành đặc khu kinh tế, Thẩm Quyến cũng là một làng chài nghèo và lạc hậu. Những đột phá trong chính sách cải cách mở cửa, sự năng động, sáng tạo của chính quyền thành phố, sự quyết liệt trong cách tiếp cận phát triển hướng vào các ngành công nghệ cao cùng với những thuận lợi về địa lý, văn hóa, dân tộc là những nền tảng căn bản của sự bứt phá ngoạn mục của Thẩm Quyến. Tại Thẩm Quyến các KCN hoạt động được cung cấp hạ tầng hiện đại, đạt tiêu chuẩn quốc tế và được coi là công xưởng của thế giới. Có nhiều lý do dẫn đến sự thành công trong thu hút đầu tư và phát triển công nghiệp tại

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp khu công nghiệp, khu chế xuất trên địa bàn hà nội (Trang 57 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(225 trang)