CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TRONG CÁC
3.1. Tổng quan về nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp khu công nghiệp, khu chế xuất địa bàn Hà Nội
3.1.1. Đặc điểm của các doanh nghiệp khu công nghiệp, khu chế xuất địa bàn Hà Nội 3.1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển các khu công nghiệp của Hà Nội
Năm 1994, KCN Sài Đồng B được thành lập do công ty điện tử Hanel làm chủ đầu tư, đây là KCN đầu tiên của Hà Nội. Sau đó các KCN Nội Bài, KCN Quang Minh, KCN Nam Thăng Long lần lượt được thành lập và đi vào hoạt động. Hà Nội được phê duyệt, quy hoạch phát triển 33 KCN với tổng diện tích khoảng 8.000 ha nhưng đến hết năm 2014 mới có 08 KCN đi vào hoạt động với tổng diện tích là 1.236 ha, cơ bản lấp đầy 95% diện tích và 7 KCN đang xây dựng hạ tầng kỹ thuật để chuẩn bị thu hút đầu tư.
Hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong hàng rào cơ bản được đầu tư xây dựng hoàn thiện, tổng mức vốn đầu tư khoảng 150 triệu USD và trên 1500 tỷ đồng, đáp ứng yêu cầu các nhà đầu tư thứ phát.
Tính đến cuối năm 2014 các KCN đã thu hút 572 dự án, trong đó 317 dự án FDI từ 20 quốc gia và vùng lãnh thổ với số vốn đăng ký đạt 4.860 triệu USD; 255 dự án đăng ký đầu tư trong nước, vốn đăng ký đạt 11.600 tỷ đồng. Ngành thu hút đầu tư chủ yếu:
Công nghiệp cơ khí, linh kiện điện tử, công nghệ thông tin, nhựa và các ngành công nghiệp phụ trợ. Các dự án đầu tư nước ngoài vào các KCN trong 5 năm qua đến từ nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ như: Nhật Bản (29 %), Hàn Quốc (7 %), Đài Loan (5%), Trung Quốc (4 %), Thái Lan… Các DN Nhật Bản chiếm tới gần 30 % vốn đăng ký với nhiều tập đoàn lớn như: MeiKo (sản xuất bảng mạch điện tử) với vốn đăng ký 300 triệu USD, Cannon (sản xuất hàng điện tử) vốn đăng ký hơn 250 triệu USD và Yougfat vốn đăng ký 100 triệu USD…
Các KCN đã đi vào hoạt động, tiếp tục hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật trong và ngoài hàng rào, phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh của các DN thứ phát; đầu tư xây dựng bổ sung các công trình hạ tầng xã hội phục vụ nhu cầu đời sống người lao động. Đến nay, đã có 1 trường cao đẳng nghề được xây dựng để đào tạo NNL cho các DN trong KCN là trường cao đẳng nghề Bắc Thăng Long; 3 dự án nhà ở xã hội cho công nhân – lao động trong các KCN được đưa vào sử dụng.
Các KCN đang trong quá trình xây dựng: KCN Hỗ trợ Nam Hà Nội; Khu công viên công nghệ thông tin Hà Nội; KCN Quang Minh II; KCN Bắc Thường Tín;
KCN Phụng Hiệp; KCN sạch Sóc Sơn; Khu CNC Sinh học Từ Liêm.
63
3.1.1.2. Đặc trưng của các khu công nghiệp Hà Nội
Các KCN của Việt Nam đều hưởng chung một cơ chế, chính sách quản lý của Việt Nam nhưng vẫn có những đặc thù riêng gắn với điều kiện kinh tế, xã hội của mỗi địa phương có KCN. Các KCN của Hà Nội cũng có những nét đặc thù riêng có ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN, qua đó tác động đến CLNNL của DN gắn liền với vị thế của Hà Nội. Cụ thể là:
- Một là, các KCN của Hà Nội có nhiều lợi thế trong việc thu hút đầu tư. Hiện nay Hà Nội là điểm đến của các nhà đầu tư nước ngoài, là một trong ba trung tâm thu hút đầu tư nước ngoài lớn nhất của của Việt Nam (Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và Đà Nẵng). Với vị thế là thủ đô của một nước, Hà Nội tập trung nhiều nguồn lực cho phát triển kinh tế xã hội bởi phát triển thủ đô là phát triển quốc gia. Hà Nội cũng là đầu não chính trị - hành chính quốc gia; trung tâm văn hóa lớn ngàn năm văn hiến của dân tộc;
trung tâm khoa học, GD - ĐT lớn nhất của cả nước; trung tâm kinh tế - tài chính, trung tâm giao dịch quốc tế nên có nhiều lợi thế để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Với vị trí địa lý thuận lợi, tiềm năng phát triển công nghiệp lớn, nguồn lao động phong phú có CL,… Hà Nội có nhiều sức hấp dẫn với các nhà đầu tư nước ngoài. Vì thế các KCN của Hà Nội cũng có nhiều lợi thế trong thu hút đầu tư, đặc biệt là nguồn vốn FDI.
- Hai là, các KCN của Hà Nội được đặt trong khu vực có vị trí thuận lợi cho phát triển công nghiệp: Hà Nội là đầu mối trung chuyển hàng hóa của các tỉnh miền Bắc Việt Nam, nằm trong hành lang kinh tế các thành phố tiểu vùng sông Mê Kông (gần các thành phố Nam Trung Quốc và Lào). Hà Nội là địa điểm rất thuận lợi để tiến hành các hoạt động sản xuất công nghiệp và phát triển KCN như: (i) Nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, thuộc Châu thổ sông Hồng là nơi hội tụ các điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế, văn hoá, thương mại, giao dịch quốc tế và du lịch; (ii) có hệ thống mạng lưới giao thông đồng bộ, bao gồm đường bộ, đường sông, đường sắt, và đường hàng không,… thuận lợi cho việc trung chuyển hàng hóa, nguyên vật liệu; (iii) Hà Nội là trung tâm văn hóa, kinh tế, chính trị,... có tốc độ phát triển kinh tế cao nên thu hút lực lượng lao động lớn ở các địa phương khác về làm việc; (iv) Hà Nội có nhiều thuận lợi trong việc liên kết với các địa phương khác trong việc phát triển công nghiệp phụ trợ;... Điều này làm gia tăng CL của các dự án thu hút đầu tư vào Hà Nội, từ đó đặt ra những yêu cầu cao hơn về CLNNL.
- Ba là, các KCN của Hà Nội có nhiều lợi thế trong thu hút, tuyển dụng lao động: nguồn cung nhân lực trên thị trường lao động Hà Nội vừa lớn về quy mô, vừa cao hơn về CL so với các địa phương khác. Do Hà Nội là trung tâm ĐT lớn, ưu việt, sáng giá nhất của Việt Nam nên khả năng cung ứng NNL có CL của Hà Nội cao hơn.
Lực lượng lao động ở các địa phương khác về Hà Nội để tìm việc lớn nên nguồn cung lao động của Hà Nội cũng dồi dào hơn. Chính vì thế, xét về mặt bằng chung,
64
CLNNL trong các DN KCN của Hà Nội cao hơn so với các địa phương khác. Tuy nhiên, Hà Nội cần tiếp tục đẩy mạnh phát triển NNL cho các KCN vì vị thế, mục tiêu và tầm nhìn của Hà Nội cao hơn nhiều so với các địa phương khác – vị thế của thủ đô nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Bốn là, các KCN của Hà Nội đã bắt đầu có tính chất lựa chọn trong thu hút đầu tư: So với các địa phương khác, các KCN của Hà Nội đã bắt đầu có tính chất lựa chọn trong thu hút đầu tư. Cụ thể là, Hà Nội ưu tiên các dự án đầu tư có quy mô lớn hơn, trình độ công nghệ cao hơn và đầu tư vào các ngành công nghiệp có giá trị nội địa hóa cao. Các ngành công nghiệp có giá trị gia tăng thấp, sử dụng nhiều lao động phổ thông đang dần dần được loại bỏ như giầy da, may mặc,... Cơ cấu ngành nghề kinh doanh trong các KCN cũng bắt đầu có xu hướng chuyển dịch theo hướng gia tăng tỷ trọng các DN công nghiệp phụ trợ và cung ứng nguyên vật liệu. Điều này tạo ra áp lực cạnh tranh giữa các DN trong việc thu hút sử dụng NNL vì nhu cầu về NNL có CL của các KCN sẽ ngày một lớn hơn.
- Năm là, các KCN của Hà Nội phát triển sớm hơn các KCN ở các địa phương khác trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ: So với các địa phương khác trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Hà Nội được phê duyệt thành lập nhiều KCN hơn và các KCN của Hà Nội cũng phát triển sớm hơn. Chính vì thế, Hà Nội đã thu hút được một số dự án đầu tư có quy mô lớn và trình độ công nghệ cao. Các DN trong các KCN của Hà Nội cũng đã hoạt động ổn định, các yếu tố thuộc môi trường và điều kiện làm việc cho người lao động đã được quan tâm, cải thiện phần nhiều. Sự bất cập, thiếu đồng bộ trong quy hoạch KCN đã và đang được cải thiện. Các dịch vụ xã hội phục vụ công nhân lao động trong các KCN được cung cấp nhiều hơn với CL cao hơn như đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, xây ký túc xá công nhân; phát báo miễn phí cho công nhân, lao động; cung cấp điểm truy cập internet công cộng;… Điều này có ảnh hưởng tích cực đến CLNNL trong các DN KCN của Hà Nội.
Đây chính là những tiềm năng, cơ hội cho việc phát triển các KCN của Hà Nội.
Đồng thời, nó cũng đặt ra những yêu cầu, đòi hỏi đối với cả chính quyền Hà Nội, các KCN Hà Nội và các DN trong KCN cần phải phát triển sao cho tương xứng với những tiềm năng, thế mạnh đó. Nếu không tận dụng được những tiềm năng, sự đóng góp của các KCN Hà Nội đối với quá trình phát triển kinh tế - xác hội thủ đô sẽ mờ nhạt, các KCN không phát huy được tác động lan tỏa đến những khu vực kinh tế khác của Hà Nội cũng như vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Quá trình phát triển các KCN của Hà Nội cũng cần tính đến những “điểm nghẽn” cản trở sự phát triển của các KCN, bao gồm:
- (i) Hạn chế trong quy hoạch phát triển Hà Nội: Hà Nội được định vị là thủ đô, là trung tâm đầu não phát triển cả kinh tế, chính trị, khoa học, y tế, giáo dục…
65
của cả nước nhưng trong “lòng” Hà Nội vẫn song song tồn tại cả những tinh hoa tiên tiến của Việt Nam và thế giới lẫn những điểm lạc hậu của thủ đô chậm phát triển. Hà Nội là thủ đô thuộc địa của Pháp cách đây 1 thế kỷ nhưng những điểm mới trong quy hoạch đô thị hiện nay của Hà Nội vẫn bị các công trình quy hoạch của Pháp chi phối.
Những nét đột phá trong quy hoạch đô thị chưa nhiều, chủ yếu mang tính chắp vá và chưa có sự thay đổi mang tính cách mạng, căn bản; chưa tạo được diện mạo thủ đô mới xứng tầm là một thủ đô hiện đại. Trong quy hoạch phát triển kinh tế, Hà Nội chưa xác định được chân dung công nghiệp rõ ràng, việc sử dụng các nguồn lực cho phát triển kinh tế thiếu tập trung nên chưa tạo ra sự phát triển đột phá về kinh tế.
Trong xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông đô thị, Hà Nội thiếu cơ chế liên kết giữa các bộ, ngành, các chủ đầu tư dẫn đến sự thiếu đồng bộ và lãng phí nguồn lực. Đặc biệt chủ trương mở rộng địa giới hành chính năm 2007 làm cho Hà Nội trở thành một thủ đô “kém phát triển”. Các địa giới hành chính mới không có sự hỗ trợ cho sự phát triển kinh tế - xã hội của thủ đô, cũng không khắc phục được những điểm yếu trong hạn chế về địa lý của thủ đô cũ. Có thể nói, Hà Nội mới chỉ tập trung cho phát triển theo bề rộng mà thiếu sự phát triển theo chiều sâu. Những điều này đã và đang là một rào cản lớn hạn chế sự phát triển của thủ đô cả về kinh tế - văn hóa - chính trị, làm cho lực hút nguồn lực phát triển của Hà Nội giảm đi đáng kể so với tiềm năng vốn có.
- (ii) Hạn chế trong quy hoạch phát triển các KCN của Hà Nội: Quy hoạch phát triển các KCN của Hà Nội thiếu đồng bộ cả ở quy hoạch hạ tầng KCN lẫn quy hoạch ngành nghề trong KCN. Có lẽ, đây là đặc điểm chung của các KCN Việt Nam. Về quy hoạch ngành nghề trong KCN, Hà Nội chưa định hướng được các ngành nghề thu hút đầu tư cho từng khu dẫn đến các dòng vốn đầu tư vào Hà Nội chủ yếu là dòng vốn thâm dụng lao động, chưa có sự tuyển chọn kỹ lưỡng về trình độ công nghệ. Về quy hoạch hạ tầng, các KCN của Hà Nội đều thiếu các công trình phúc lợi, công trình dân sinh phục vụ đời sống của công nhân, lao động trong các KCN.
- (iii) Hạn chế trong phát triển NNL: Hà Nội là trung tâm khoa học công nghệ, trung tâm GD - ĐT lớn, sáng giá của cả nước nên thu hút lượng lớn người học về học tập. Hà Nội cũng có tốc độ phát triển kinh tế xã hội lớn nên cũng là nơi có lực hút lao động từ nhiều địa phương về tìm kiếm việc làm. Điều này làm cho NNL của Hà Nội có sự phức tạp lớn về cơ cấu, thiếu tính căn bản. NNL của Hà Nội bao gồm cả lao động của địa phương và lao động nhập cư; lao động được ĐT cao về trình độ CMKT và lao động chưa qua ĐT; lao động làm việc trong các cơ quan, doanh nghiệp và lao động tự do. Với đối tượng lao động được ĐT về CMKT cơ cấu và CL ĐT cũng thể hiện nhiều bất ổn vì không đáp ứng nhu cầu của các DN cả về số lượng và CL, đặc
66
biệt là một số ngành nghề mới, công nghệ cao. Có thể nói, NNL của Hà Nội rất khó quy hoạch và khó tạo ra cú huých lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội.
- (iv) Hạn chế trong cải cách thủ tục hành chính: Một trong những vấn đề DN quan tâm nhất là cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh bởi nó ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của DN. Mặc dù có nhiều cố gắng nhưng cải cách thủ tục hành chính của Hà Nội hiện nay vẫn bị đánh giá là rất yếu và chậm chễ. Đây cũng là nguyên nhân làm giảm chỉ số năng lực cạnh tranh của Hà Nội (năm 2013 xếp thứ 33, năm 2014 xếp thứ 26, năm 2015 xếp thức 24), làm giảm lực hút đầu tư nước ngoài vào Hà Nội. Để cải cách thủ tục hành chính Hà Nội đã tập trung thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ như xây dựng cổng thông tin điện tử nhằm công bố thủ tục hành chính, xây dựng chính quyền điện tử, cải cách bộ máy quản lý, cải cách quy trình thủ tục,… tuy nhiên các biện pháp này chưa được thực hiện một cách triệt để nên Hà Nội vẫn bị đánh giá là nặng về thủ tục hành chính trong giải quyết các thủ tục đầu tư và hỗ trợ DN. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến các nhà đầu tư nước ngoài đang có xu hướng chuyển dịch nguồn đầu tư sang các tỉnh lân cận Hà Nội.
3.1.1.3. Cơ cấu ngành nghề trong các doanh nghiệp
Tính đến tháng 6/2015, các KCN địa Bàn Hà Nội có 572 DN đang hoạt động.
Trong số đó DN FDI chiếm 55,4%; DN nhà nước chiếm 2,45 %; DN ngoài nhà nước chiếm 42,13 %. Xét về quy mô lao động, các DN sử dụng dưới 500 lao động chiếm tỷ trọng lớn nhất với 53,45%; DN sử dụng từ 500 – 1000 lao động chiếm 36,32%, DN sử dụng trên 1000 lao động chiếm 10,23%.
Các ngành nghề đầu tư chính trong các KCN bao gồm điện - điện tử, sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn, sản xuất trang phục, da và các sản phẩm từ da…
Trong số đó, các DN hoạt động trong ngành điện - điện tử chiếm tỷ trọng lớn nhất với 23% sau đó là ngành sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn chiếm 17%; ngành sản xuất linh kiện máy móc thiết bị chiếm 12,9%. Ngành sản xuất trang phục, da và các sản phẩm từ da được cho là ngành có giá trị gia tăng thấp nhất thì các KCN của Hà Nội chỉ có 51 DN tương đương với 6 % tổng số DN đang hoạt động.
67
Biểu đồ 3.1: Cơ cấu doanh nghiệp theo ngành nghề
Nguồn: Tổng hợp từ cục thống kê Hà Nội 3.1.1.4. Kết quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp
Về thu hút đầu tư: Tính đến hết năm 2014, tổng vốn đầu tư lũy kế đạt 5,401 tỷ USD. Việc thu hút đầu tư vào các KCN Hà Nội trong những năm gần đây có xu hướng giảm: Tổng vốn đầu tư lũy kế năm năm 2012 tăng 0,501 tỷ USD so với năm 2011; năm 2013 tăng 0,451 tỷ USD so với năm 2012; năm 2014 tăng 0,215 tỷ USD so với năm 2013. Trong 4 năm gần đây (2010 - 2014) việc thu hút đầu tư vào các KCN của Hà Nội gặp nhiều khó khăn, số lượng các dự án đầu tư mới cũng như dự án điều chỉnh tăng vốn ít, quy mô vốn tăng không đáng kể. Thấp nhất là năm 2014, số dự án đầu tư mới là 35 nhưng số vốn đăng ký chỉ đạt 133 triệu USD; số dự án điều chỉnh tăng vốn là 26 dự án, vốn đăng ký tăng 82 triệu USD. Các dự án đăng ký đầu tư mới hầu hết có quy mô nhỏ, trong số 35 dự án FDI đăng ký, chỉ có 01 dự án có quy mô đạt 50 triệu USD của Công ty điện tử Meiko ở KCN Thăng Long, 03 dự án có quy mô trên 10 triệu USD; hơn 20 dự án còn lại đều nhỏ, chủ yếu của các nhà đầu tư Hàn Quốc sản xuất các linh kiện phụ trợ cho Tập đoàn Samsung, điện thoại di động và các sản phẩm điện tử; một số dự án sản xuất các sản phẩm cơ khí, nhựa...
Tổng vốn thu hút đầu tư năm 2014 là 215 triệu USD chỉ đạt 46% so với kế hoạch và bằng 43% so với năm 2013. Nguyên nhân là do:
+ Đối với dự án đăng ký mới: Giá đất tại các KCN của Hà Nội cao hơn từ 1,5 đến 2 lần so với các địa phương lân cận; số lượng nhà xưởng có sẵn cho thuê ở các KCN đến nay cũng không còn nhiều, làm hạn chế thu hút các dự án đầu tư mới so với năm 2013.
+ Các dự án đầu tư mở rộng: Tình hình kinh tế thế giới cũng như của Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn khó khăn; do vậy các hoạt động đầu tư của các DN trong các KCN của Hà Nội cũng chịu ảnh hưởng, hạn chế việc tăng vốn, mở rộng sản xuất.
Các DN FDI trong các KCN năm 2014 chủ yếu ổn định sản lượng sản xuất, số lượng DN có nhu cầu mở rộng sản xuất không nhiều hoặc quy mô tăng vốn nhỏ; một số do