Phân tích sự tác động của các nhân tố thực tế ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp khu công nghiệp, khu chế xuất trên địa bàn hà nội (Trang 100 - 120)

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TRONG CÁC

3.3. Phân tích sự tác động của các nhân tố thực tế ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực

3.3.1. Những nhân tố về phía nhà nước và môi trường vĩ mô

* Chính sách pháp luật của nhà nước và Hà Nội

Về chính sách thu hút đầu tư phát triển KCN: Sự phát triển của khoa học kỹ thuật cũng như những nhu cầu đa dạng phong phú của con người làm gia tăng tỷ trọng các sản phẩm có hàm lượng công nghệ lớn và yêu cầu cao về đặc tính kỹ thuật. Sự phát triển nhanh của khoa học công nghệ cũng làm cho thời gian khấu hao của máy móc thiết bị giảm đi rõ rệt (Trung bình cứ 7 năm công nghệ thay đổi một lần) trong khi chi đầu tư vào thiết bị công nghệ lại lớn hơn rất nhiều so với chi phí nhân công, việc đầu tư ở nước ngoài có thể gặp nhiều rủi ro liên quan đến chính trị và chính sách nên các DN FDI khi đầu tư vào các KCN Hà Nội đã lựa chọn những công nghệ thâm dụng lao động thay vì công nghệ thâm dụng vốn, công nghệ. Do tính lịch sử, Hà Nội là địa phương phát triển các KCN sớm hơn so với các tỉnh lân cận trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ nên việc phát triển KCN còn thiếu kinh nghiệm, chưa được định hướng chính xác ngay từ đầu. Giai đoạn trước năm 2005, Hà Nội coi trọng việc thu hút FDI và định hướng thu hút FDI bằng mọi giá, nên các KCN của Hà Nội hoạt động chưa thực sự hiệu quả, khi phần lớn các dự án FDI sử dụng công nghệ cũ, lạc hậu, sử dụng nhiều tài nguyên và gây ô nhiễm môi trường. Sau năm 2005 luật đầu tư ra đời, việc thu hút đầu tư FDI vào các

94

KCN của Hà Nội có sự lựa chọn tốt hơn, nhưng vẫn chưa có sự cải tiến về công nghệ được sử dụng. Các công nghệ được đưa vào sử dụng vẫn dừng lại ở gia công, lắp ráp và sử dụng nhiều lao động phổ thông. Hà Nội cũng xác định một trong những giải pháp để thu hút, mời gọi đầu tư là cải cách nhanh việc tiếp cận đất đai và giải quyết các thủ tục hành chính. Các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào các KCN Hà Nội được ưu tiên vị trí, quy mô diện tích đất với hệ thống hạ tầng đồng bộ; mọi thủ tục hành chính từ khi thành lập DN, đến việc đầu tư xây dựng, đều được Ban Quản lý giải quyết nhanh chóng, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư triển khai dự án. Tuy nhiên, Hà Nội lại thiếu tầm nhìn trong việc lựa chọn các nhà đầu tư, dẫn đến tình trạng các nguồn lực FDI không phát huy được vai trò lan tỏa đến các nguồn lực kinh tế khác. Đây cũng là nguyên nhân làm cho hiệu quả sử dụng đất trong các KCN chưa cao, vì các DN phát triển hạ tầng lấy chỉ tiêu lấp đầy là chủ yếu và thành phố chưa xây dựng định hướng lựa chọn đầu tư vào KCN một cách thận trọng. Thành phố chưa có chính sách rõ ràng trong việc thu hút đầu tư vào các dự án lớn, công nghệ cao, công nghệ mũi nhọn vào KCN nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của từng KCN và đảm bảo tính bền vững. Mặc dù, trong phương hướng phát triển của Ban quản lý các KCN & CX Hà Nội thời gian gần đây luôn đặt mục tiêu thu hút các dự án có hàm lượng trí tuệ, công nghệ mang lại giá trị gia tăng cao tuy nhiên, khi phê duyệt đầu tư Ban quản lý lại bỏ ngỏ trong việc thẩm định công nghệ của các dự án đầu tư. Trong nhiều trường hợp, việc thu hút và quyết định các nhà đầu tư thứ phát lại được thực hiện bởi các nhà đầu tư cơ sở hạ tầng nên các dự án đầu tư có tính lựa chọn thấp.

Hệ quả của chính sách thu hút đầu tư là các DN trong các KCN Hà Nội đều sử dụng công nghệ thấp, thâm dụng lao động. Chính vì thế, các DN có nhu cầu tuyển dụng lao động phổ thông nhiều hơn so với lao động có trình độ CMKT. Người lao động sau khi được tuyển chỉ cần đào tạo từ 3 - 5 ngày có thể bắt đầu được công việc. Nhu cầu cao nhất của các DN là người lao động chấp hành nghiêm kỷ luật lao động; có sức khỏe, thể lực tốt và tâm lý ổn định, gắn bó lâu dài với DN nên đối tượng tuyển chọn của các DN là những lao động trẻ, chưa đào tạo CMKT hoặc đào tạo CMKT ở trình độ sơ cấp, trung cấp. Các chương trình ĐT trong DN cũng chỉ tập trung vào việc ĐT văn hóa DN, kỷ luật và an toàn lao động. Đây chính là lý do tại sao CLNNL trong các DN KCN của Hà Nội thấp, tỷ lệ lao động chưa đào tạo CMKT cao.

Về quy hoạch phát triển các KCN, KCX: Quy hoạch phát triển các KCN của Hà Nội còn thiếu đồng bộ, thiếu tầm nhìn chiến lược và chưa định hướng được chân dung công nghiệp rõ ràng. Mặc dù Hà Nội coi việc phát triển các KCN là xương sống của kinh tế thủ đô, là chủ lực để Hà Nội đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH, nhưng những đóng góp của các KCN vào tốc độ phát triển KTXH Hà Nội chưa

95

tương xứng với những tiềm năng vốn có của nó. Từ việc xác định quy hoạch tổng thể đến việc hình thành các KCN Hà Hội đã phần nào phản ánh sự bất hợp lý giữa quy hoạch phát triển KCN với quy hoạch phát triển ngành, vùng lãnh thổ và địa phương, chưa coi trọng tác động lan tỏa tích cực khi các KCN đi vào hoạt động. Quy hoạch phát triển thủ đô còn nhiều điểm bất cập nên nhiều KCN được quy hoạch gần khu dân cư, chưa gắn kết chặt chẽ giữa quy hoạch phát triển thủ đô với quy hoạch phát triển KCN. Các KCN thiếu hạ tầng xã hội ngoài hàng rào KCN nên việc thu hút lực lượng lao động về các KCN gặp nhiều khó khăn, làm giảm cơ hội tuyển chọn nhân lực của các DN. Cả 8 KCN đang hoạt động đều thiếu các công trình hạ tầng xã hội như nhà ở cho công nhân, trạm y tế, khu vui chơi giải trí, nhà trẻ, trường học cho con công nhân,... do vậy đã gây tình trạng quá tải cho khu vực xung quanh nơi đặt KCN.

Đây là nguyên nhân làm cho sức hút lao động có trình độ cao về làm việc trong các KCN bị giảm sút, các KCN thiếu trầm trọng lực lượng lao động có kỹ năng, có trình độ cao để theo kịp sự phát triển của khoa học, kỹ thuật.

Việc quy hoạch các KCN cũng còn nhiều bất cập cả về cơ cấu ngành nghề, trình độ công nghệ và tính liên kết ngành trong và ngoài KCN. Đến nay, Hà Nội chỉ có KCN Thăng Long là mang bóng dáng của một KCN chuyên ngành mặc dù vẫn ở trình độ thấp. Tất cả các KCN còn lại đều là KCN thiếu tập trung, chia cắt đa ngành.

Trình độ công nghệ của các DN thấp, chủ yếu là công nghệ gia công, chế biến, lắp ráp sản phẩm. Các KCN còn lại (trừ KCN Thăng Long) chủ yếu sản xuất các mặt hàng công nghiệp nhẹ sử dụng nhiều lao động như dệt, sợi, may mặc, công nghiệp chế biến thực phẩm, cơ khí,... Tính liên kết ngành nghề của các KCN không phát huy tác dụng, một số KCN còn tồn tại nhiều DN đối lập nhau về cách thức sản xuất, vệ sinh an toàn và xử lý ô nhiễm môi trường. Mục tiêu xây dựng KCN nhằm tập trung phát triển công nghiệp theo quy hoạch, tạo sự liên kết giữa phát triển các KCN đan xen với phát triển các cụm công nghiệp, các điểm công nghiệp có quy mô nhỏ lại chưa được thực hiện đẩy đủ. Sự phối kết hợp giữa KCN với sự phát triển công nghiệp phụ trợ - ngành mà Việt Nam có thể cung cấp khi tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu cũng chưa được đặc biệt coi trọng, chủ yếu mới tập trung vào việc cung cấp công nghiệp hỗ trợ cho các ngành sản xuất xe máy, điện, điện tử,... Việc khai thác các vùng nguyên liệu có sẵn ở địa phương, của vùng và trong cả nước hoặc tạo vùng nguyên liệu cung cấp cho các DN tại các KCN còn hạn chế. Các DN FDI chủ yếu sử dụng nguồn nguyên liệu nhập khẩu vì khả năng cung ứng của Việt Nam rất thấp. Các DN Việt Nam chỉ cung cấp được các nguyên liệu giản đơn như sắt thép, cao lanh, các vật tư phụ kiện ngành nhựa, bao bì, vỏ thiết bị,... Chính điều này đã làm thay đổi cơ cấu nhân lực trong các DN KCN bao gồm cả cơ cấu lao động theo ngành đào tạo

96

và cơ cấu lao động theo trình độ đào tạo. Nó cũng làm giảm NSLĐ, hiệu quả sản xuất kinh doanh của các DN – yếu tố quyết định mức thù lao lao động, và tốc độ phát triển KT – XH của địa phương có KCN. Cả hai lý do này đều làm giảm sức hút lao động về làm việc trong các KCN.

* Về chính sách phát triển NNL cho các KCN của Hà Nội: Việc quy hoạch phát triển NNL với quy hoạch phát triển các KCN ở Hà Nội chưa thực sự gắn kết với nhau. Các KCN được xây dựng và quy hoạch trước, nhưng NNL thì không được quy hoạch, dẫn đến trong thời gian dài, các DN gặp nhiều khó khăn khi tuyển chọn lao động, bao gồm cả lao động có trình độ CMKT cao và lao động phổ thông. Năm 1994 KCN đầu tiên của Hà Nội được thành lập, năm 1996 KCN này chính thức hoạt động nhưng đến năm 2012 Hà Nội mới được phê duyệt quy hoạch phát triển NNL thủ đô. Trong quy hoạch phát triển Hà Nội có đề ra 6 nhóm giải pháp bao gồm: (i) tăng cường công tác quản lý nhà nước trong phát triển NNL; (ii) huy động và đa dạng hóa các nguồn lực đầu tư cho phát triển NNL; (iii) nâng cao chất lượng của các CSĐT; (iv) hoàn thiện và triển khai quy hoạch lại mạng lưới các CSĐT của Hà Nội và trên địa bàn Hà Nội; (v) hỗ trợ các doanh nghiệp để thực hiện ĐT lại và nâng cao CLNNL; (vi) mở rộng, tăng cường sự hợp tác để phát triển NL. Nhiều biện pháp đồng bộ đã được chính quyền Hà Nội nỗ lực thực hiện nhằm phát triển NNL thủ đô nói chung và cho các KCN nói riêng tuy nhiên, hiệu quả của những biện pháp này không cao. Điển hình nhất là sự thất bại của thủ đô trong việc quy hoạch lại và nâng cao CL của các CSĐT. Hà Nội là địa phương tập trung các trường ĐH, CĐ với lực lượng cán bộ giảng dạy có trình độ chuyên môn cao, không chỉ phục vụ ĐT cho địa phương, mà còn phục vụ ĐT cho các tỉnh, thành phố khác; là trung tâm ĐT lớn của cả nước cũng như vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ nhưng việc ĐT NNL cho thủ đô vẫn còn bất cập về quy mô, cơ cấu và CL ĐT.

Theo số liệu thống kê đến năm 2014, trên địa bàn Hà Nội có 112 trường CĐ, ĐH và 66 trường trung cấp chuyên nghiệp cùng 316 cơ sở ĐT nghề. Đặc biệt có một trường cao đẳng nghề Thăng Long được thành lập với mục đích ĐT nghề phục vụ nhu cầu của các DN trong các KCN. Trên địa bàn Hà Nội, hiện tại còn có 10 trường ĐH thuộc khối an ninh quốc phòng. Mạng lưới cơ sở dạy nghề của Hà Nội từ năm 2006 đến nay đã tăng nhanh về số lượng và đa dạng về loại hình, tuy nhiên các nghề ĐT chưa đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng của các KCN trên địa bàn Hà Nội. Theo số liệu thống kê, đến cuối năm 2013, có gần 460 nghề được đưa vào danh mục các nghề ĐT thuộc các cơ sở ĐT nghề của Hà Nội. Tuy nhiên ở trình độ cao đẳng nghề, các cơ sở ĐT mới có 58/458 nghề được ĐT, đạt 12,7 % tập trung chủ yếu ở các nghề như:

Kế toán doanh nghiệp (chiếm 24 % quy mô đào tạo CĐ nghề); quản trị mạng, máy tính (chiếm 7,4%); điện công nghiệp (chiếm 6,8 %); hàn (5,3%); điện tử công nghiệp

97

(4,4%), kỹ thuật sửa chữa và lắp ráp máy tính (4,05%); điện dân dụng, công nghệ thông tin, cắt gọt kim loại... Ở trình độ trung cấp nghề, các CSDN đào tạo 101/395 nghề (đạt 25,6%), tập trung vào một số nghề như: Hàn (chiếm 8,7%), kế toán doanh nghiệp (8,%); Điện công nghiệp (6,3 %); công nghệ ôtô (5,8%); cắt gọt kim loại (5,7%), kỹ thuật chế biến món ăn (4,1%)... Ở trình độ sơ cấp nghề, các nghề có quy mô ĐT nhiều nhất là tin học văn phòng, điện dân dụng, hàn, kỹ thuật chế biến món ăn [3]. Trong giai đoạn 2010 - 2014, các cơ sở dạy nghề trên địa bàn Thành phố đã tuyển sinh và ĐT được 754.062 lượt người, bình quân ĐT nghề cho 150.812 lượt người/năm, trong đó: trình độ cao đẳng nghề chiếm 9,49%; trình độ trung cấp nghề chiếm 13,35%; trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng chiếm 77,16%. Dự kiến, giai đoạn 2010 - 2015, các cơ sở dạy nghề trên địa bàn Thành phố sẽ tuyển sinh đào tạo nghề khoảng 140.128 người [36]. Tuy nhiên, số lao động đã được ĐT CMKT chủ yếu tập trung ở các vùng đô thị, các quận nội thành, không thiết tha với các KCN của Hà Nội. Hơn nữa, CL ĐT nghề của Hà Nội không đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng của các DN trong các KCN. Cụ thể là, các DN trong các KCN vẫn thiếu một lượng lớn lao động trình độ cao trong các ngành về kỹ thuật, cơ khí, điện, điện tử, cơ điện, công nhân trong các ngành sản xuất các sản phẩm từ hóa chất, cao su, plastics, gốm, kính kỹ thuật... Ngoài ra, lao động Hà Nội cũng giống như của cả nước, đó là đa số chưa đáp ứng được yêu cầu về ngoại ngữ, kỹ năng làm việc nhóm, tính kỷ luật, kiến thức về pháp luật lao động... nên năng lực cạnh tranh của lao động Hà Nội cũng như cả nước hiện nay với các nước trong khu vực và quốc tế thấp.

* Chất lượng đào tạo của Việt Nam và Hà Nội

Theo kết quả khảo sát của NCS 47,3% số lao động được hỏi được ĐT trước khi làm việc tại DN từ các cơ sở ĐT của hệ thống giáo dục quốc dân. Tuy nhiên, trong số những lao động đã được ĐT, có tới 39% cho rằng nghề nghiệp đã được ĐT không phù hợp với công việc hiện tại. Nghĩa là, họ được ĐT về một nghề CMKT nhưng lại làm nghề khác hoặc những kiến thức CMKT được ĐT ở trường không phù hợp với thực tế tại DN. Điều này một lần nữa khẳng định những bất cập của hệ thống GD - ĐT của Việt Nam.

Ở các nước phát triển, nhiệm vụ ĐT thuộc hệ thống GD quốc dân và xã hội.

Cụ thể, DN là người đặt hàng cho hệ thống GD và các cơ sở của hệ thống GD xây dựng uy tín, nâng cao năng lực cạnh tranh bằng cách đáp ứng nhiều hơn nhu cầu ĐT của xã hội. Tuy nhiên, ở Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng, chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá CL của hệ thống GD chủ yếu là dựa vào số trường, quy mô mỗi trường và quy mô ĐT chứ không phải là CL ĐT. Mặc dù quy mô ĐT nhanh, mạng lưới cơ sở ĐT nghề được mở rộng nhưng thực tế số nghề mà xã hội đang có nhu cầu

98

lại ít được ĐT, chất lượng ĐT chưa cao, nặng về ĐT lý thuyết, thiếu kỹ năng. Kết quả khảo sát của NCS cũng cho thấy, 92,9 % số DN được hỏi cho rằng, họ phải ĐT lại lao động sau khi tuyển dụng và 96% số lao động được hỏi cho rằng, họ được ĐT thêm về trình độ, tay nghề sau khi làm việc tại DN. Đặc biệt, các công ty có quy mô nhân lực lớn (Cannon; Meko,…) thường thành lập một trung tâm ĐT tại công ty và trực tiếp đào tạo NNL của DN mà không sử dụng dịch vụ ĐT bên ngoài. Ở Hà Nội hiện nay cũng xuất hiện một số cơ sở ĐT tư nhân (công ty đào tạo và phát triển NNL) chuyên đào tạo NNL theo đơn đặt hàng của các DN, tuy nhiên số lượng các trung tâm tạo được uy tín còn ít. Hơn nữa, các trung tâm ĐT này chưa đủ lớn để đầu tư các máy móc, thiết bị hiện đại phục vụ cho thực hành nghề nghiệp nên phần lớn chỉ ĐT kỹ năng mềm hay ĐT lý thuyết chuyên sâu chứ không phải là ĐT kỹ năng nghề. Tâm lý chung của xã hội cũng cho thấy, việc lựa chọn các ngành ĐT về lý thuyết, hành chính văn phòng ở các bậc đại học, cao đẳng được ưu tiên hơn so với việc học nghề. Chính điều này làm cho thị trường lao động của Việt Nam mất cân đối khá nặng khi người được học phải làm công việc không đúng chuyên môn ĐT, còn DN phải ĐT lại người lao động khi sử dụng.

* Thực trạng phát triển của thị trường lao động Hà Nội

Sự phát triển của thị trường lao động Hà Nội chưa đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của các DN trong các KCN, cả lao động phổ thông và lao động có CMKT. Nhiều trường hợp, DN có nhu cầu tuyển những lao động có CL và trình độ CMKT cao nhưng rất khó tuyển. Hoạt động của thị trường lao động Hà Nội còn bị chia cắt, tự phát, đơn lẻ, thiếu cơ chế và các trung gian kết nối cung – cầu lao động. Mối quan hệ giữa cung ứng và sử dụng lao động chủ yếu là tự phát, mạnh ai lấy làm, chưa gắn kết với nhau để thành điều kiện cho sự tồn tại, phát triển của mỗi bên.

Về khả năng cung ứng lao động ở các KCN: Thị trường lao động Hà Nội chưa cung ứng đủ lao động theo yêu cầu của các DN, bao gồm cả lực lượng lao động phổ thông và lao động có CMKT. Hiện tại, Hà Nội chỉ cung ứng khoảng 30 % nhu cầu lao động phổ thông cho các KCN. Đây chủ yếu là lao động nông thôn, do quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế, nên bị đẩy vào thị trường lao động khi chưa được ĐT CMKT và trang bị những kiến thức cơ bản để tham gia vào thị trường lao động. Phần còn lại, các DN chủ yếu thu hút từ lực lượng lao động của các tỉnh. Do Hà Nội là trung tâm văn hóa, chính trị lớn, có tốc độ phát triển kinh tế cao nên lực hút lao động về làm việc trong các KCN không quá khó khăn. Tuy nhiên, lực hút này đang có xu hướng giảm đi do Hà Nội không cung cấp được đồng bộ hạ tầng xã hội cho người lao động trong khi sự phát triển các KCN ở các địa phương khác ngày càng lớn. Về lực lượng lao động có CMKT, được cung cấp chủ yếu từ các cơ sở ĐT có trụ sở đặt

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp khu công nghiệp, khu chế xuất trên địa bàn hà nội (Trang 100 - 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(225 trang)