CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TRONG CÁC
3.2. Thực trạng chất lượng nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp khu công nghiệp, khu chế xuất trên địa bàn Hà Nội
3.2.1. Thực trạng chất lượng nguồn nhân lực theo thể lực
* Chỉ tiêu chiều cao, cân nặng
NNL làm việc trong các DN KCN địa bàn Hà Nội có nhiều lợi thế về độ tuổi, chiều cao và cân nặng. Theo kết quả khảo sát của NCS, độ tuổi trung bình của lao động đang làm việc trong các DN là 26,6 tuổi đối với nam và 26,1 tuổi đối với nữ. Ở độ tuổi này, người lao động có sức khỏe, thể lực tốt, có khả năng đáp ứng cao với những yêu cầu của sản xuất công nghiệp. Nghiên cứu thực tế cho thấy, phần lớn lao động trẻ tuổi (dưới 35) làm việc trực tiếp tại phân xưởng, những lao động có độ tuổi trên 35 là lao động gián tiếp. Tại các KCN trên địa bàn Hà Nội, các DN không thiết tha với những lao động lớn tuổi mặc dù lao động lớn tuổi được cho là nhiều kinh nghiệm, có đủ độ chín cả về suy nghĩ và hành động. Nguyên nhân là do tính chất công việc trong các DN không đòi hỏi người lao động phải có sự sáng tạo hay kinh nghiệm mà đơn giản là cần sức bền, sức dẻo dai, độ chính xác cao để có thể làm việc trong thời gian kéo dài liên tục.
Chiều cao trung bình của NNL trong các KCN Hà Nội ở mức 168 cm với Nam và 157 cm với nữ. Theo đề án phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011 - 2030 (Quyết định số 641/QĐ-TTg ngày 28/4/2011 của Thủ tướng chính phủ) thì mục tiêu vào năm 2030 chiều cao trung bình của nam giới Việt Nam đạt 1,68-1,69cm và 1,55cm đối với nữ. Như vậy, chiều cao của NNL (cả nam và nữ) trong các DN KCN Hà Nội đều đã đạt mức mục tiêu phấn đấu cho năm 2030. Tuy
74
nhiên, so với chiều cao trung bình của nhiều nước châu Á khác, hay các nước châu Âu thì chiều cao của NNL trong các DN KCN của Hà Nội vẫn còn nhiều hạn chế.
Cân nặng trung bình của cả nam và nữ trong các DN đều tốt. Mức cân nặng trung bình của nam là 60 kg, của nữ là 48 kg. Tuy nhiên, giá trị cân nặng nhỏ nhất là 45 kg với nam và 40 kg với nữ; giá trị lớn nhất là 85kg với nam và 70kg với nữ. Điều này cho thấy những dấu hiệu bất ổn về cân nặng của NNL.
* Chỉ tiêu phân loại sức khỏe
Theo khảo sát của tác giả có 12% số người được hỏi đạt mức “rất khỏe”; 67,7
% đạt mức “khỏe”; chỉ có 20,3 % ở mức “trung bình”, không có lao động có sức khỏe loại “yếu”, “rất yếu”. Tương tự như vậy, 94,7% số người được hỏi cho rằng sức khỏe của họ đáp ứng được yêu cầu công việc. Không có sự chênh lệch lớn về kết quả khảo sát người lao động và kết quả khảo sát DN. Theo kết quả khảo sát các DN, số DN cho rằng sức khỏe, thể lực của NNL đáp ứng được dưới 80 % yêu cầu công việc chỉ chiếm 2,4%; đáp ứng được 80 % - 85 % chiếm 16,7 %; đáp ứng được 85% - 90
% chiếm 19 %; đáp ứng được 90 % - 95 % chiếm 23,8 %. Đặc biệt số DN cho rằng sức khỏe, thể lực của NNL đáp ứng được trên 95 % so với yêu cầu, đòi hỏi của DN chiếm đến 38,1%. Sức khỏe tốt là nền tảng tạo ra sự dẻo dai, bền bỉ trong công việc.
Đồng thời, nó cũng là điều kiện cần để người lao động sẵn sàng tăng ca, tăng giờ khi có yêu cầu từ phía DN.
Về một số bệnh thường gặp của NNL, kết quả khảo sát như sau:
Bảng 3.6: Tỷ lệ lao động có bệnh trong các doanh
Bệnh Tỷ lệ lao
động có bệnh (%)
Bệnh Tỷ lệ lao
động có bệnh (%) 1. Bệnh ngoài da 3,7 8. Các bệnh nội tiết 0,7 2. Bệnh đường hô hấp 5,7 9. Bệnh tiết niệu 0 3. Bệnh đường tiêu hoá 7 10. Bệnh nghề nghiệp 7 4. Bệnh về tai, mũi, họng 14 11. Bệnh liên quan tới hệ
thần kinh
3
5. Bệnh về mắt 22,3 12. Bệnh khác 0,3
6. Bệnh phụ khoa 0,3 13. Không mắc bệnh 56,3
7. Bệnh ung thư 0
Nguồn: Kết quả khảo sát của NCS, năm 2015 Kết quả khảo sát cho thấy, tỷ lệ lao động không mắc bệnh chỉ chiếm 56,3 %, nghĩa là vẫn có 43,7 % số lao động có bệnh, tuy nhiên người lao động chủ yếu mắc các bệnh về mắt (chiếm 22,3%) và tai mũi họng (chiếm 14%). Nguyên nhân có thể là do trong quá
75
trình làm việc, người lao động bị ảnh hưởng không nhỏ từ điều kiện, môi trường làm việc vì cũng theo kết quả khảo sát của NCS, số lao động được hỏi cho rằng họ có những biểu hiện không tốt về sức khỏe sau quá trình làm việc như viêm đường hô hấp chiếm 6,3%;
suy giảm thị lực chiếm 26,3%; suy giảm thính lực chiếm 5,7%. Những biểu hiện không tốt về sức khỏe kéo dài cũng có thể là nguyên nhân của bệnh nghề nghiệp mà người lao động lớn tuổi, làm việc nhiều năm trong các KCN, KCX mắc phải. Cũng theo số liệu của NCS, số lao động mắc bệnh nghề nghiệp và suy giảm khả năng lao động tập trung phần lớn tại các DN dệt may, cơ khí nặng và chế biến các sản phẩm từ gỗ.
Về tình hình sức khỏe sau quá trình làm việc, phần lớn người lao động gặp phải các biểu hiện không tốt về cơ bắp, lưng, cột sống, cổ vai gáy và thị lực. Số lao động bị căng cơ, mỏi mắt chiếm tỷ trọng lớn nhất với 44,7%; sau đó là bị đau lưng, cột sống với 41,7%; đau cổ, vai, gáy chiếm 31,7 %; suy giảm thị lực chiếm 26,3%.
Chỉ có 35% số người được hỏi cho rằng họ không thấy những biểu hiện không tốt về sức khỏe sau quá trình làm việc. Điều này chứng tỏ cách thiết kế công việc, phân công lao động cũng như thời gian, cường độ làm việc của người lao động có nhiều vấn đề. Đây cũng là nguyên nhân vì sao nhiều lao động không gắn bó với công việc, với DN mà chỉ coi đó như một công việc tạm thời; số lao động lớn tuổi làm việc trong các KCN cũng chiếm tỷ lệ không đáng kể (số lao động trên 40 tuổi chiếm sấp xỉ 25%).
Mặc dù có nhiều biểu hiện không tốt về sức khỏe sau quá trình làm việc, nhưng người lao động chọn cách tự xử lý bằng việc tập luyện thể dục thể thao (43,7% số người được hỏi lựa chọn) hoặc mua thuốc về nhà uống (29,7% số người được hỏi lựa chọn). Số người điều trị bằng cách đi khám bác sĩ chiếm 25,7% và chỉ có 1 % số người được hỏi lựa chọn phương án điều trị nội trú. Điều này cho thấy, mức độ nghiêm trọng của những biểu hiện không tốt về sức khỏe là không quá lớn, người lao động có thể tự rèn luyện, thích ghi mà không nhất thiết phải theo khám bác sĩ hay điều trị nội trú. Điều này lại đặt ra những vấn đề về thiết kế không gian sống, sinh hoạt văn hóa, thể dục thể thao cho người lao động, tạo điều kiện tốt nhất cho người lao động được nghỉ ngơi, tái sản xuất sức lao động sau quá trình làm việc.
3.2 2. Chất lượng nguồn nhân lực theo trí lực 3.2.2.1. Trình độ văn hóa của nguồn nhân lực
Do Hà Nội là địa phương phát triển sớm và được định hướng trở thành trung tâm văn hóa, chính trị, kinh tế của cả nước nên TĐVH của người dân Hà Nội cao hơn nhiều so với các địa phương khác. Cũng nhờ đó mà TĐVH của NNL trong các DN KCN Hà Nội cũng cao hơn so với ở các KCN, KCX khác trong cả nước. Năm 2010, các KCN Hà Nội vẫn còn 0,5 % số lao động chưa tốt nghiệp tiểu học và 2,1 % số lao động chưa tốt nghiệp THCS. Tuy nhiên năm 2013, 2014, 2015 thì trình độ
76
thấp nhất của công nhân, lao động là tốt nghiệp THCS. Tỷ lệ lao động tốt nghiệp THCS năm 2013 là 19,2 % (theo số liệu khảo sát của Viện công nhân công đoàn);
năm 2014 là 21,4 % (theo số liệu của Cục thống kê Hà Nội); năm 2015 là 0,7% (theo kết quả khảo sát của NCS). Tỷ lệ lao động tốt nghiệp PTTH lần lượt là 81,8 %;
78,6% và 98 %. Trình độ văn hóa cao là điều kiện thuận lợi cho người lao động tiếp thu kiến thức CMKT, thích ứng nhanh với sự thay đổi của công nghệ sản xuất và nâng cao NSLĐ. Ý thức, tác phong và kỷ luật lao động trong các KCN của Hà Nội cũng cao hơn so với các địa phương khác. Đặc biệt, trong những năm qua, hiện tượng đình công, biểu tình của công nhân lao động trong các KCN ở Hà Nội giảm đi đáng kể cả về quy mô và mức độ nghiêm trọng. Kể cả trong những thời điểm nhạy cảm nhất như tháng 5/2014 công nhân nhiều tỉnh phía Nam biểu tình phản đối Trung Quốc gây hấn ở Biển Đông hay thời điểm tháng 3 - 4/2015 công nhân nhiều công ty biểu tình phản đối luật Bảo hiểm xã hội thì Hà Nội cũng không có cuộc bãi công, biểu tình nghiêm trọng nào xảy ra.
Bảng 3.7: Trình độ văn hóa của nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp ĐV tính: % Nguồn số liệu Chưa tốt
nghiệp tiểu học
Tốt nghiệp tiểu học
Tốt nghiệp
THCS
Tốt nghiệp THPT
Số liệu tổng hợp của cục thống
kê Hà Nội năm 2010 0,5 2,1 22 75,4
Khảo sát năm 2013 của Viện
công nhân Công đoàn 0 0 19,2 81,8
Số liệu tổng hợp của cục thống
kê Hà Nội năm 2014 0 0 21,4 78,6
Số liệu khảo sát của NCS năm
2015 0 1,3 0,7 98
Nguồn: Tổng hợp của NCS So sánh với các địa phương khác trong cả nước, NNL trong các KCN ở Hà Nội có TĐVH cao hơn. Thành Phố Hà Nội và Hồ Chí Minh là hai địa phương mà người lao động trong các KCN, KCX có trình độ văn hóa cao nhất trong cả nước.
Theo khảo sát của luận án “Chất lượng NL trong các KCN ở Đà Nẵng” năm 2012 cho thấy, trong tổng số lao động đang làm việc trong các KCN ở Đà Nẵng, số lao động tốt nghiệp PTTH chiếm 39,62 %; số lao động tốt nghiệp THCS chiếm 42,21 % còn lại là chưa tốt nghiệp THCS hoặc tốt nghiệp tiểu học. TĐVH thấp khiến lao động trong các KCN ở Đà Nẵng gặp không ít khó khăn trong việc tiếp thu kiến thức và kỹ năng liên quan đến công việc của họ. 32 % số người được hỏi cho rằng khó khăn lớn nhất họ gặp phải khi học nghề là do trình độ học vấn thấp nên khó tiếp thu kiến thức.
77
Bảng 3.8: Trình độ văn hóa của công nhân, lao động ở một số khu công nghiệp Nguồn số liệu Chưa tốt nghiệp
tiểu học
Tốt nghiệp tiểu học
Tốt nghiệp THCS
Tốt nghiệp THPT
Đà Nẵng 0 8,17 42,21 49,62
Bắc Ninh 0 0 19,2 81,8
Bình Dương 0 0 21,4 78,6
Đồng Nai 0 0,5 18,9 80,6
Nguồn: Ban tuyên giáo Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, số liệu năm 2014 Có mối liên hệ rất chặt chẽ giữa trình độ văn hóa, trình độ CMKT của NNL với mức tiền lương họ nhận được. Kết quả kiểm định Anova về mối quan hệ giữa TĐVH và thu nhập của người lao động cho thấy: người lao động càng có TĐVH cao thì càng có khả năng nhận thu nhập cao hơn một cách có ý nghĩa thống kê so với những người có TĐVH thấp. Thông qua kiểm định Anova so sánh trung bình giữa các tổng thể cho thấy nhóm có trình độ học vấn tiểu học có mức lương trung bình thấp nhất là 4.4 triệu đồng/tháng, nhóm tốt nghiệp THCS là 5.6 triệu đồng/tháng và nhóm tốt nghiệp PTTH là 6.4 triệu đồng/tháng. Mức ý nghĩa p < 0,05 cho thấy độ tin cậy lớn hơn 95 %.
Bảng 3.9: Mối quan hệ giữa trình độ văn hóa và tiền lương của nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp
Nhóm học vấn
Số
lượng
Mức lương
trung bình
Độ lệch chuẩn
Sự khác biệt giá trị trung bình với
nhóm so sánh
Nhóm so sánh Tốt nghiệp tiểu học 4 4.4 0.1 -
Nhóm được so sánh
Tốt nghiệp THCS 2 5.6 0.12 -1.2*
Tốt nghiệp PTTH 294 6.4 4.3 -2.0*
Tổng 300 6.4 4.2 -1.4*
*p<0.05
Nguồn: Khảo sát của NCS, năm 2015 3.2.2.2. Trình độ chuyên môn kỹ thuật của nguồn nhân lực
* Về quy mô lao động có CMKT
Theo số liệu thống kê của Ban quản lý các KCN & CX Hà Nội tại thời điểm 31/6/2015, trong tổng số 140.210 lao động đang làm việc trong các KCN, KCX Hà Nội có 89.589 lao động phổ thông (chưa có CMKT) tương ứng với 64 %; còn lại là lao động có CMKT chiếm 36 %. Quy mô lao động có CMKT có sự gia tăng đáng kể qua các năm. Số lao động có CMKT trong các KCN Hà Nội năm 2011 là 42.554 lao động;
78
năm 2012 là 45.761 lao động, tăng 7,54 % so với năm 2011; năm 2013 là 47.049 lao động, tăng 2,81% so với năm 2012; năm 2014 là 49.536 lao động, tăng 5,28 % so với năm 2013. Riêng 6 tháng đầu năm 2015 số lao động có CMKT tăng 2,2 % so với năm 2014 với số tuyệt đối là 50.621 lao động. Như vậy, lao động có CMKT trong các DN KCN Hà Nội không chỉ tăng về quy mô lao động có CMKT mà tốc độ tăng cũng có xu hướng cao hơn. Tốc độ tăng năm sau so với năm trước ở năm 2013 là 2,81%; năm 2014 là 5,28 % và năm 2015 ước tính 5,5 %. Điều này cho thấy sự thay đổi về chất của lực lượng lao động trong các DN KCN Hà Nội. Tuy nhiên tỷ trọng lao động có CMKT trong tổng số lao động mới chiếm từ 35 – 40 % nghĩa là vẫn còn hơn 60 % lao động chưa qua đào tạo CMKT. Sự hạn chế về tỷ trọng lao động có CMKT đã ảnh hưởng không nhỏ đến NSLĐ, hiệu quả sản xuất kinh doanh của DN và khả năng thu hút đầu tư của các KCN Hà Nội.
Bảng 3.10: Trình độ chuyên môn kỹ thuật của nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp
Năm Tổng số lao động
Số lao động có CMKT Không
có CMKT Tổng
số
Tỷ trọng (%)
CĐ, ĐH và trên
ĐH
Trung cấp
Sơ cấp nghề
2011 115.012 42.554 37 17.915 9.575 15.064 72.458 2012 134.591 45.761 34 19.266 10.296 16.199 88.830 2013 136.375 47.049 34.5 19.808 10.586 16.655 89.326 2014 139.933 49.536 35.4 20.854 11.146 17.536 90.397 2015 140.210 50.611 36.1 18.878 11.394 20.349 89.599 Số lao động có CMKT năm 2012 tăng so với năm 2011 là 7,54 %
Số lao động có CMKT năm 2013 tăng so với năm 2012 là 2,81 % Số lao động có CMKT năm 2014 tăng so với năm 2013 là 5,28 %
Số lao động có CMKT 6 tháng đầu năm 2015 tăng so với năm 2014 là 2,2 %
Nguồn: Tổng hợp từ [8], [9], [10], [11], [12], [13]
(Năm 2015 tính đến hết tháng 6) Tùy thuộc vào đặc điểm đầu tư của từng KCN mà trình độ CMKT có sự khác nhau rất lớn. KCN Nam Thăng Long có trình độ CMKT của lao động cao nhất với tỷ trọng lao động có CMKT chiếm 94,89%. Trong đó, 72 lao động có trình độ CĐ, ĐH và trên ĐH; 141 lao động có trình độ trung cấp nghề; còn lại 1.216 lao động có trình độ sơ cấp nghề. Nguyên nhân là do: (i) trong tổng số 34 DN đang thuê đất trong KCN Nam Thăng Long có 19 công ty thương mại; (ii) các công ty sản xuất hoạt
79
động chủ yếu trong lĩnh vực đòi hỏi người lao động phải có trình độ CMKT ở mức thấp nhất là sơ cấp nghề mới có thể thực hiện (Công ty In Công Đoàn, công ty cổ phần bưu chính viễn thông quân đội Viettel,CT TNHH đầu tư thương mại Minh Hoà với nhà máy cơ khí phụ tùng van công nghiệp,…). KCN Thạch Thất – Quốc Oai, KCN Hà Nội - Đài Tư và KCN Quang Minh cũng yêu cầu lao động có trình độ CMKT chiếm tỷ trọng cao. KCN Bắc Thăng Long có tỷ trọng lao động trình độ CMKT thấp nhất (18,74%) vì phần lớn các DN tại đây là các DN của Đài Loan, Nhật Bản hoạt động trong lĩnh vực gia công hàng điện tử, cơ khí chế tạo máy không đỏi hỏi trình độ CMKT cao. Mặc dù, đây cũng là nơi duy nhất của Hà Nội có trường đào tạo nghề cho KCN nhưng hiện tại đa số các nghề được đào tạo lại không đáp ứng được các yêu cầu của các KCN. KCN Phú Nghĩa, KCN Sài Đồng cũng có tỷ trọng lao động có trình độ CMKT thấp, mặc dù các KCN này cũng được đặt ở các địa bàn có trình độ dân trí cao.
* Về các trình độ CMKT
Năm 2011 số lao động có trình độ CĐ, ĐH và trên ĐH trong các KCN địa bàn Hà Nội là 17.915 lao động; đến năm 2015 con số này là 18.878 lao động, nghĩa là tăng 963 lao động tương đương với 5,38%. Sự gia tăng rất nhỏ so với sự gia tăng về quy mô lao động làm cho tỷ trọng lao động có trình độ CĐ, ĐH và trên đại học trong tổng số lao động tại các DN giảm. Năm 2011 lao động có trình độ CĐ, ĐH và trên ĐH chiếm 15,58% nhưng đến năm 2015 tỷ lệ này chỉ chiếm 13,46%.
Ở trình độ trung cấp, sau gần 5 năm (từ năm 2011 – đến tháng 6/2015), số lao động có trình độ trung cấp tăng 1.819 lao động, tức tăng 19 %. Mặc dù đây là giai đoạn ngành giáo dục đào tạo Việt Nam cho phép đào tạo liên thông từ trình độ trung cấp lên ĐH, nhưng số lao động có trình độ trung cấp trong các KCN Hà Nội vẫn tăng cho thấy nhu cầu về lao động có trình độ trung cấp trong các KCN vẫn lớn.
Số lao động có trình độ sơ cấp tăng nhiều nhất trong tất cả các cấp của trình độ CMKT. Số lao động có trình độ sơ cấp năm 2011 là 15.064 lao động, năm 2015 là 20.349 lao động, tăng 5.285 lao động tương đương 35,08 %. Số lao động không có CMKT tăng 17.141 lao động tương đương với 23,66 % nhưng xét về tỷ trọng lao động không có CMKT trong tổng số lao động chỉ tăng 1 % (63 % năm 2011 và 64 % năm 2015).