Thực trạng về giáo dục kỹ năng sống và quản lí hoạt động giáo dục kĩ năng sống tại các trường tiểu học ở quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường tiểu học quận thanh xuân, hà nội (Trang 41 - 45)

Chương 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG

2.2. Thực trạng về giáo dục kỹ năng sống và quản lí hoạt động giáo dục kĩ năng sống tại các trường tiểu học ở quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

* Vài nét về mẫu nghiên cứu và tổ chức nghiên cứu Mẫu nghiên cứu

Để nghiên cứu về thực trạng giáo dục kỹ năng sống, chúng tôi tiến hành điều tra viết trên 157 giáo viên và 15 cán bộ quản lý trường tiểu học của quận Thanh Xuân.

Đề tài nghiên cứu tại trường Tiểu học Phan Đình Giót, Tiểu học Phương Liệt, Tiểu học Khương Mai trên địa bàn quận Thanh Xuân.

Tổ chức nghiên cứu thực tiễn

*Mục đích nghiên cứu thực tiễn

- Khảo sát thực trạng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tại các trường Tiểu học trên địa bàn quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.

- Khảo sát thực trạng quản lí hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh các trường Tiểu học trên địa bàn quận Thanh Xuân,thành phố Hà Nội.

- Làm rõ sự ảnh hưởng của một số yếu tố chủ quan và khách quan tới quản lí hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tại các trường Tiểu học trên địa bàn

36 quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.

*Các giai đoạn nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Giai đoạn thiết kế công cụ điều tra

- Giai đoạn điều tra thử

- Giai đoạn điều tra chính thức - Giai đoạn xử lí kết quả

* Cách thức điều tra

- Điều tra bằng phiếu trả lời câu hỏi với cán bộ quản lí, giáo viên

- Điều tra qua các số liệu lưu trữ tại Bộ giáo dục và đào tạo các trường có liên quan đến hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Tiểu học.

* Các phương pháp phân tích kết quả nghiên cứu

Số liệu thu được sau điều tra chính thức được xử lí bằng phương pháp thống kê toán học. Các thông số và phép thống kê được dùng trong nghiên cứu là phân tích thống kê mô tả, chúng tôi sử dụng các chỉ số như điểm trung bình cộng(

mean), tần suất và chỉ số phần trăm.

2.2.1 Thực trạng nhận thức về hoạt động giáo dục kĩ năng sống ở các trường Tiểu học quận Thanh Xuân

Để hoạt động giáo dục kĩ năng sống đạt hiệu quả cao, góp phần tích cực vào việc thực hiện mục tiêu giáo dục cấp Tiểu học thì trước hết cán bộ quản lí, giáo viên cũng như phụ huynh phải hiểu và nhận thức tầm quan trọng , sự cần thiết của hoạt động giáo dục kĩ năng sống. Thực tế khảo sát 157 giáo viên và 15 cán bộ quản lí tại một số trường Tiểu học quận Thanh Xuân như sau:

Bảng 2.2 : Khảo sát mức độ nhận thức về vai trò giáo dục kĩ năng sống

STT Mức độ Số lượng Tỉ lệ %

1 Rất cần thiết 112 67,7%

2 Cần thiết 55 32%

3 Bình thường 5 0,3%

4 Không cần thiết 0 0

5 Hoàn toàn không cần thiết 0 0

Từ kết quả khảo sát trên cho thấy phần lớn cán bộ quản lí và giáo viên được

37

hỏi đều cho rằng “rất cần thiết “và “ cần thiết “ phải giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Tiểu học. Việc nhận thức được tầm quan trọng và sự cần thiết phải dạy kĩ năng sống cho học sinh sẽ giúp cho cán bộ quản lí, giáo viên phụ huynh học sinh phối hợp làm tốt hoạt động giáo dục này.

2.2.2 Thực trạng tổ chức các hoạt động dạy kĩ năng sống cho học sinh tại các trường Tiểu học quận Thanh Xuân, Hà Nội.

Hiện nay các hình thức tổ chức dạy giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Tiểu học các trường Tiểu học quận Thanh Xuân thành phố Hà Nội rất phong phú , đa dạng. Việc thay đổi các hình thức, hoạt động tạo hứng thú cho học sinh đem lại hiệu quả cao trong công tác giáo dục toàn diện của nhà trường. Kết quả nghiên cứu vấn đề này được thực hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 2.3: Mức độ sử dụng hình thức tổ chức hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh các trường Tiểu học quận Thanh Xuân thành phố Hà Nội.

S T T

Nội dung

Thường xuyên

Thỉnh thoảng

Không thực hiện

Điểm trung bình

Thứ bậc

SL % SL % SL %

1 Dạy lồng ghép qua các

môn học 100 58,1 72 41,9 2,58 2

2 Dạy qua các hoạt động

ngoài giờ lên lớp 70 40,7 102 59,3 2,40 3

3

Dạy thông qua nếp sống thanh lịch văn minh

150 87,2 22 12,8 2,87 1

4 Dạy thông qua các hoạt

động ngoại khóa 0 0 172 100 2,0 4

Điểm trung bình chung 2,46

Ghi chú: Thường xuyên ứng với 3 điểm, thỉnh thoảng ứng với 2 điểm, không thực hiện ứng với 1 điểm.

Qua bảng số liệu trên ta thấy các hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục kĩ năng sống được sử dụng thường xuyên : dạy lồng ghép qua các môn học, dạy thông qua giáo dục nếp sống thanh lịch văn minh, dạy thông qua các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Những hình thức này được sử dụng thường xuyên sẽ góp phần để hoạt động giáo dục kĩ năng sống đạt hiệu quả. Có hình thức thứ 4 là

38

dạy thông qua các hoạt động ngoại khóa chưa được tổ chức thường xuyên, đây cũng chính là những khó khăn của các trường Tiểu học trong quận Thanh Xuân hoạt động này cũng chính là hoạt động sẽ kiểm chứng được các kĩ năng học sinh Tiểu học được học mang ra áp dụng thực tế. Đây cũng chính là điểm cần lưu ý trong việc sử dụng các hình thức giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Tiểu học quận Thanh Xuân trong thời gian tới.

2.2.3. Thực trạng mức độ thực hiện nội dung giáo dục kĩ năng sống cho học sinh các trường Tiểu học quận Thanh Xuân,Hà Nội

Để tìm hiểu mức độ hình thành kĩ năng sống cho học sinh Tiểu học chúng tôi đã tiến hành điều tra kết quả thu được như sau:

Bảng 2.4 : Mức độ thực hiện nội dung giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Tiểu học T

T Nội dung Tốt Tương đối

tốt Chưa tốt Điểm TB

Thứ SL % SL % SL % bậc

1 Kĩ năng giao tiếp 83 48,2 45 26,1 44 25,7 2,22 4 2 Kĩ năng tự phục vụ 90 53,2 41 23,6 44 23,2 2,30 3 3 Kĩ năng giải quyết

vấn đề 95 55,2 47 27,3 30 17,5 1,82 6

4 Kĩ năng làm việc

nhóm 120 69,7 32 18,6 20 11,7 2.58 1

5 Kĩ năng thuyết trình 105 61 57 33,1 10 5,9 2,55 2 6 Kĩ năng kiềm chế

cảm xúc 70 40,7 52 30,2 50 29,1 2,11 5

Điểm trung bình chung 2,26

Ghi chú: Tốt ứng với 3 điểm, tương đối tốt ứng với 2 điểm, chưa tốt ứng với 1 điểm.

Qua điều tra 6 kĩ năng cần giáo dục cho học sinh đều được đánh giá tốt và khá tốt cho thấy việc thực hiện giaos dục kĩ năng sống đang được các nhà trường quan tâm . Kĩ năng thứ 4 “kĩ năng làm việc nhóm” là tốt nhất , đây là kĩ năng mà học sinh được rèn nhiều nhất qua tất cả các môn học. Ngoài ra các kĩ năng 2,3,5 cũng

39

được đánh giá tốt . Kĩ năng thứ 1 và thứ 6 chưa được đánh giá cao chính vì vậy đây cũng chính là nội dung cần được chú ý trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường tiểu học quận thanh xuân, hà nội (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)