Đánh giá thực trạng chung về quản lí hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Tiểu học quận Thanh Xuân thành phố Hà Nội

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường tiểu học quận thanh xuân, hà nội (Trang 51 - 55)

Chương 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG

2.5 Đánh giá thực trạng chung về quản lí hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Tiểu học quận Thanh Xuân thành phố Hà Nội

Việc đánh giá chung thực trạng thực hiện các nội dung quản lí giáo dục kĩ

46

năng sống trên 4 nội dung được tổng hợp qua bảng số liệu sau

Bảng 2.11: Đánh giá chung về các nội dung quản lí giáo dục kĩ năng sống TT

Nội dung quản lí Tốt Tương đối

tốt Chưa tốt

ĐTB Thứ SL % SL % SL % bậc

1 Chỉ đạo xây dựng kế hoạch giáo dụckĩ năng sống cho học sinh các trường Tiểu học quận Thanh Xuân thành phố Hà Nội

115 66,8 57 33,2 2,66 1

2 Tổ chức chỉ đạo hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh các trường Tiểu học quận Thanh Xuân thành phố Hà Nội

105 61 55 31,9 12 7,1 2,54 2

3 Quản lí kiểm tra, đánh giá giáo dục kĩ năng sống cho học sinh các trường Tiểu học quận Thanh Xuân thành phố Hà Nội

100 58,1 65 37,7 7 4,2 2,54 2

4 Chỉ đạo phối hợp giữa gia đình, nhà trường, xã hội trong giáo dục kĩ năng sống cho học sinh các trường Tiểu học quận Thanh Xuân thành phố Hà Nội

85 49,4 55 31,9 32 18,7 2,30 4

Điểm trung bình chung 2,51

47

Phân tích bảng số liệu trên ta thấy cả 4 nội dung đều được đánh giá ở mức tốt và khá tốt. Điều này cho thấy quản lí hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh các trường Tiểu học quận Thanh Xuân đã được chú trọng. Nội dung “Chỉ đạo xây dựng kế hoạch giáo dục kĩ năng sống cho học sinh các trường Tiểu học quận Thanh Xuân ,Hà Nội có điểm trung bình cao nhất điều này chứng tỏ các nhà trường đã chú trọng quan tâm xây dựng nội dung chương trình và kế hoạch giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. Nội dung 4 có điểm trung bình thấp nhất nên các nhà quản lí cần chú trọng nội dung này hơn nữa trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

Từ việc phân tích, đánh giá các kết quả khảo sát có thể thấy nội dung quản lí hoạt động giáo dục kĩ năng sống ở các trường Tiểu học quận Thanh Xuân,Hà Nội đã góp phần nâng cao chất lượng của các hoạt động, đặc biệt nhà trường đã làm tốt các biện pháp quản lí sau:

- Ban giám hiệu nhà trường đã quan tâm đến việc xây dựng nội dung, chương trình và kế hoạch giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Tiểu học.

- Chỉ đạo giáo viên tổ chức thực hiện giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Tiểu học.

- Đã chú ý đến công tác bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ , nâng cao nhận thức về vai trò ý nghĩa của kĩ năng sống cho học sinh Tiểu học.

- Có sự chỉ đạo đầu tư cơ sở vật chất.

Tuy nhiên còn một số vấn đề sau cần chú ý

- Đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên nhận thức và kinh nghiệm trong giáo dục kĩ năng sống còn hạn chế.

- Công tác kiểm tra đánh giá còn hình thức, mang tính lý thuyết.

- Sự quan tâm và phối hợp của cha mẹ học sinh về hoạt động giáo dục kĩ năng sống chưa đồng đều. Phụ huynh quan tâm đến chất lượng học tập, kĩ năng sống chỉ là phần phụ.

- Trải nghiệm thực tế cần được quan tâm nhiều hơn nữa.

48

Tiểu kết chương 2

Kết quả nghiên cứu thực trạng giáo dục kỹ năng sống và quản lý giáo dục KNS cũng cho thấy: Nhà trường đã chú trọng xây dựng kế hoạch giáo dục kĩ năng sống cho học sinh theo các đợt thi đua chủ điểm (cả năm học, từng học kỳ, từng tháng), theo hoạt động các môn học trong chương trình và theo các mặt hoạt động của xã hội. Tuy nhiên, kế hoạch mới chỉ ra các việc làm cần thực hiện, thời gian hoàn thành, chứ chưa thực sự thể hiện như một chương trình hành động cụ thể, thiết thực bao gồm tất cả các yếu tố cần thiết của một kế hoạch, chương trình hành động.

Đến nay mới chỉ có một bộ phận cán bộ quản lí và giáo viên trong trường được tập huấn, bồi dưỡng về kiến thức giáo dục kĩ năng sống cho học sinh, các cán bộ quản lý cũng mới bước đầu thực hiện hoạt động quản lý công tác này nên còn khá bỡ ngỡ, bộc lộ nhiều hạn chế trong công tác quản lý giáo dục kĩ năng sống cho học sinh.

Nhà trường mới chỉ quan tâm chú trọng đến yếu tố giáo dục từ nhà trường, gia đình và xã hội, chưa thật sự quan tâm đến yếu tố tự giáo dục của bản thân học sinh.

Một bộ phận cán bộ quản lí, giáo viên chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của công tác giáo dục kĩ năng sống gắn với kết quả quá trình dạy học và hoạt động giáo dục toàn diện. Một số giáo viên chuyên biệt chưa chú trọng việc thông qua “dạy chữ” để “dạy người”, nhiều lúc còn coi việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh chỉ là việc của giáo viên chủ nhiệm, của ban giám hiệu nhà trường, của tổng phụ trách đội thiếu niên tiền phong. Việc áp dụng các phương pháp giáo dục kĩ năng sống còn cứng nhắc, hình thức tổ chức chưa phong phú, đa dạng, có chiều sâu để cuốn hút học sinh tham gia. Sự phối hợp giữa các lực lượng chưa đồng bộ, nhất là cha mẹ học sinh thiếu kiến thức về giáo dục và chăm sóc con cái,... để cùng nhà trường và các tổ chức đoàn thể giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. Công tác kiểm tra đánh giá cần tập trung làm tốt hơn nữa.

Kết quả nghiên cứu thực trạng này là cơ sở quan trọng để chúng tôi đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả quản lí hoạt động này tại chương 3 của luận văn.

49 Chương 3

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường tiểu học quận thanh xuân, hà nội (Trang 51 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)