Chương 3 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG
3.4 Khảo nghiệm tính cần thiết, khả thi của các biện pháp
Bất kì đề tài khoa học nào cũng thường được tiến hành đánh giá , khảo nghiệm tính cấp thiết và khả thi thông qua lấy ý kiến chuyên gia hoặc qua trải nghiệm.Song do thời gian nghiên cứu có hạn, chúng tôi tiến hành lấy ý kiến của 33 cán bộ quản lí và 50 giáo viên có kinh nghiệm của các trường trong quận về mức độ cấp thiết, hợp
70
lí, mức độ khả thi của các biện pháp quản lí hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh các trường Tiểu học quận Thanh Xuân thành phố Hà Nội.
Kết quả đánh giá về tính cấp thiết như sau
Bảng 3.1 : Khảo sát về tính cấp thiết của các biện pháp quản lí hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh các trường Tiểu học quận Thanh Xuân
Mức độ cần thiết (%) TT
Tên biện pháp
Rất cần thiết
Cần thiết
Không cần thiết 1 Tích cực chỉ đạo nâng cao nhận thức của các lực lượng
giáo dục về ý nghĩa, lợi ích của các hoạt động giáo dục kĩ
năng sống cho học sinh Tiểu học 84,3 15,7
2 Tăng cường công tác chỉ đạo lập kế hoạch hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học quận Thanh Xuân, Hà Nội
87,9 12,1 3 Đổi mới quản lí hoạt động GDKNS cho học sinh Tiểu
học quận Thanh Xuân, Hà Nội 83,1 16.9
4 Chỉ đạo thực hiện bồi dưỡng chuyên môn và kĩ năng tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho cán bộ giáo viên qua các môn học và các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên .
86,7 13,3 5 Đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động giáo dục kĩ
năng sống trong trường Tiểu học 90,3 19,7
6 Phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và các ban ngành đoàn thể trong việc giáo dục kĩ năng sống cho học
sinh Tiểu học 84,3 15,7
7 Biện pháp thực hiện 1 phần đề án giáo dục quận Thanh Xuân giai đoạn 2016 - 2020: học sinh học xong Tiểu học biết bơi
85,5 14,5
71
Về tính cấp thiết, hầu hết cán bộ quản lí, giáo viên được hỏi ý kiến đều đánh giá là các biện pháp đều có tính cấp thiết. Biện pháp thứ nhất “nâng cao nhận thức của các lực lượng giáo dục về ý nghĩa, lợi ích của các hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Tiểu học” 100% ý kiến cho rằng nâng cao nhận thức cho mọi người sẽ phát huy tính tích cực của các chủ thể tham gia hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. Các biện pháp còn lại cũng được đánh giá là cấp thiết chiếm tỉ lệ trên 80% .
Kết quả đánh giá về tính khả thi như sau
Bảng 3.2 : Khảo sát về tính khả thi của các biện pháp quản lí hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh các trường Tiểu học quận Thanh Xuân
Tính khả thi (%)
TT Tên biện pháp Rất khả
thi
Ít khả thi
Không khả thi
1
Tích cực chỉ đạo nâng cao nhận thức của các lực lượng giáo dục về ý nghĩa, lợi ích của các hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Tiểu học
85,5 14,5
2
Tăng cường công tác chỉ đạo lập kế hoạch hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học, quận Thanh Xuân, Hà Nội
87.9 12,1
3
Đổi mới quản lí hoạt động GDKNS cho học
sinh Tiểu học, quận Thanh Xuân, Hà Nội 80,7 19,3
4
Chỉ đạo thực hiện bồi dưỡng chuyên môn và kĩ năng tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho đội ngũ giáo viên qua các môn học và
84,3 15,7
72 các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp .
5
Đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động giáo dục kĩ năng sống trong trường Tiểu học
83,1 16,9
6
Phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và các ban ngành đoàn thể trong việc giáo
dục kĩ năng sống cho học sinh Tiểu học 86,7 12,3
7
Biện pháp thực hiện 1 phần đề án giáo dục quận Thanh Xuân giai đoạn 2016 - 2020:
học sinh học xong Tiểu học biết bơi
85,5 14,5
Kết quả khảo sát tính khả thi của biện pháp là cao và hoàn toàn có thể tiến hành thực hiện được ở các trường Tiểu học tại thành phố Hà Nội.
Qua khảo sát cán bộ giáo viên, nhân viên nhà trường có thể thấy tất cả đều đánh giá cao tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lí hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh các trường Tiểu học quận Thanh Xuân , Hà Nội mà tác giả đã đề xuất.Điều này chứng tỏ hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Tiểu học rất cần thiết và là nhu cầu thiết thực của các trường Tiểu học quận Thanh Xuân thành phố Hà Nội trong giai đoạn hiện nay.Nếu tổ chức thực hiện tốt và đồng bộ các biện pháp thì sẽ nâng cao chất lượng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh các trường Tiểu học quận Thanh Xuân nói riêng và các trường Tiểu học trong thành phố Hà Nội .
Qua khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi của 7 biện pháp đề cập trong luận văn mặc dù còn hạn chế nhất định nhưng 7 biện pháp này đều có tính khả thi cao và có thể áp dụng các biện pháp này trong quản lí hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh các trường Tiểu học quận Thanh Xuân, Hà Nội.
Riêng biện pháp thứ 7 là biện pháp mà tác giả đưa ra thực hiện đề án giáo dục của quận Thanh Xuân. Dạy bơi cho học sinh Tiểu học trên địa bàn quận Thanh Xuân đã được các trường Tiểu học trong quận triển khai, 4/11 trường đã áp dụng
73
mô hình mà tác giả đã trình bày. Trong biện pháp 7 tác giả đã đưa ra 1 số giải pháp , cách khắc phục trong quá trình triển khai có bất cập để những trường nào muốn tiến hành mô hình dạy bơi trong trường Tiểu học đều có thể áp dụng được. Điều này chứng tỏ các biện pháp đề xuất là phù hợp, có sơ sở khoa học và được kiểm chứng qua thực tế.
Tiểu kết chương 3
Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và phân tích thực trạng quản lí hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh các trường Tiểu học quận Thanh Xuân thành phố Hà Nội , luận văn đã đề xuất 7 biện pháp quản lí hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh các trường Tiểu học quận Thanh Xuân thành phố Hà Nội đó là các biện pháp:
- Biện pháp1: Tích cực chỉ đạo nâng cao nhận thức của các lực lượng giáo dục về ý nghĩa, lợi ích của các hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Tiểu học
- Biện pháp 2: Tăng cường công tác chỉ đạo lập kế hoạch hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học quận Thanh Xuân, Hà Nội
- Biện pháp 3: Đổi mới quản lí hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Tiểu học quận Thanh Xuân, Hà Nội.
- Biện pháp 4: Chỉ đạo thực hiện bồi dưỡng chuyên môn và kĩ năng tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho cán bộ giáo viên qua các môn học và các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp .
- Biện pháp 5: Đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động giáo dục kĩ năng sống trong trường Tiểu học.
- Biện pháp 6: Phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và các ban ngành đoàn thể trong việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Tiểu học.
- Biện pháp 7: Biện pháp thực hiện 1 phần đề án giáo dục quận Thanh Xuân giai đoạn 2016 - 2020: học sinh học xong Tiểu học biết bơi.
Luận văn đã tiến hành khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thí của các biện pháp đã đề xuất. Kết quả ở bảng 3.1và 3.2 cho thấy cả 7 biện pháp đều được đánh giá rất cần thiết và rất khả thi. Nhà quản lí có thể vận dụng các biện pháp đã nêu để quản lí tốt hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh các trường Tiểu học quận Thanh Xuân trong giai đoạn hiện nay.
74