Chương 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG
2.3. Thực trạng quản lí hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh các trường Tiểu học quận Thanh Xuân
Kết quả khảo sát mức độ thực hiện chỉ đạo xây dựng kế hoạch giáo dục kĩ năng sống cho học sinh các trường Tiểu học quận Thanh Xuân thành phố Hà Nội được chúng tôi tổng hợp tại bảng số liệu dưới đây:
Bảng 2.5 : Mức độ thực hiện việc chỉ đạo xây dựng kế hoạch giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Tiểu học
S T T
Lập kế hoạch
Rất tốt Tốt Chưa tốt
ĐTB Thứ SL % SL % SL % bậc
1
Lập kế hoạch giáo dục kĩ năng sống cho học sinh theo năm học, tháng, tuần
70 40,7 102 59,3 2,40 4
2
Giáo dục kĩ năng sống lồng ghép trong các môn học
100 41,8 72 58,1 2,58 2
3
Lập kế hoạch phân công nhiệm vụ cụ thể cho cán bộ, giáo viên, nhân viên.
100 41,8 72 58,1 2,55 3
4
Lập kế hoạch đầu tư mua sắm cơ sở vật chất tổ chức giáo dục kĩ năng sống cho học sinh
60 34,9 112 65,1 2.34 6
5
Kế hoạch giáo dục kĩ năng sống cho học sinh vào các đợt thi đua theo chủ điểm, hoạt động ngoài giờ lên lớp
70 40,7 102 59,3 2,4 4
6
Giáo dục kĩ năng sống thông qua giáo dục nếp sống thanh lịch văn minh
150 87,2 22 12,8 2,87 1
7
Giáo dục kĩ năng sống qua các hoạt động ngoại
khóa 53 30,9 86 50 33 19,1 2,1 7
Điểm trung bình chung 2,42
Ghi chú: Rất tốt ứng với 3 điểm, tốt ứng với 2 điểm, chưa tốt ứng với 1 điểm.
40
Dựa vào số liệu ở bảng trên ta thấy mức độ quản lí được đánh giá chủ yếu ở mức độ tốt, rất tốt. Nhờ làm tốt công tác quản lí mà hiệu quả giáo dục kĩ năng sống đạt kết quả cao. Giáo dục kĩ năng sống thông qua dạy giáo dục nếp sống thanh lịch văn minh và dạy lồng ghép qua các môn học được đánh giá tốt nhất với điểm trung bình là 2,87 và 2,55 . Tuy nhiên nội dung quản lí “Lập kế hoạch đầu tư mua sắm cơ sở vật chất tổ chức giáo dục kĩ năng sống cho học sinh” điểm trung bình là 2,34 đánh giá xếp thứ 6 và nội dung “giáo dục kĩ năng sống qua các hoạt động ngoại khóa” điểm trung bình là 2,1 đánh giá xếp thứ 7 cần được chú ý trong thời gian tới nhằm nâng cao hiệu quả quản lí .
2.3.1 Thực trạng mức độ thực hiện kế hoạch nội dung, tổ chức, chỉ đạo hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh các trường Tiểu học quận Thanh Xuân, Hà Nội
Để hiểu rõ thực trạng tổ chức chỉ đạo hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh các trường Tiểu học quận Thanh Xuân thành phố Hà Nội chúng tôi đã tiến hành khảo sát thu được kết quả như sau:
Bảng 2.6: Mức độ thực hiện tổ chức, chỉ đạo hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Tiểu học
T
T Nội dung Rất tốt Tốt Chưa tốt Điểm
TB
Thứ bậc
SL % SL % SL %
1
Chỉ đạo giáo dục kĩ năng sống thông qua hoạt động các môn học
100 58,1 52 30,2 20 11,7 2,46 1
2
Chỉ đạo giáo dục kĩ năng sống thông qua hoạt động Đội
90 52,3 70 40,7 12 7 2,45 2
3
Chỉ đạo hoạt động giáo dục kĩ năng sống thông qua sinh hoạt tập thể và hoạt động ngoài giờ lên lớp
85 49,4 67 38,9 20 11,7 2,37 3
4 Chỉ đạo hoạt động thông 70 40,6 80 46,5 22 12,9 2,27 4
41 qua lao động
5
Chỉ đạo hoạt động giáo dục kĩ năng sống qua tham quan ngoại khóa, trải nghiệm thực tế
65 37,8 67 38,9 40 23,3 2.14 6
6
Phối hợp các lực lượng tham gia giáo dục kĩ năng sống
72 41,9 75 43,6 25 14,5 2,27 4
Điểm trung bình chung 2,32
Ghi chú:Rất tốt ứng với 3 điểm, tốt ứng với 2 điểm, chưa tốt ứng với 1 điểm.
Qua bảng 2.6 chúng ta có thể thấy “Chỉ đạo giáo dục kĩ năng sống thông qua hoạt động các môn học” được đánh giá thực hiện tốt nhất với điểm trung bình là 2,46 và nội dung “Chỉ đạo giáo dục kĩ năng sống thông qua hoạt động Đội” với điểm trung bình là 2,45 . Trong thực tế nhiều trường dạy lồng ghép giáo dục kĩ năng sống thông qua các môn học và thông qua các hoạt động của Đội nên đây cũng là nội dung chỉ đạo được nhiều trường ở quận Thanh Xuân thực hiện.
Các nội dung “Chỉ đạo hoạt động thông qua lao động” điểm trung bình là 2,27, “Phối hợp các lực lượng tham gia giáo dục kĩ năng sống” điểm trung bình là 2,27 và “Chỉ đạo hoạt động giáo dục kĩ năng sống qua tham quan ngoại khóa, trải nghiệm thực tế” điểm trung bình là 2,14. Thực tế tại các trường Tiểu học hoạt động giáo dục kĩ năng sống thông qua lao động và trả nghiệm thực tế chưa nhiều, sự phối hợp giữa các lực lượng tham gia giáo dục kĩ năng sống cần nhịp nhàng, động bộ hơn đây cũng chính là nội dung cần được chú ý trong thời gian tới nhằm nâng cao hiệu quả quản lí .
2.3.2 Thực trạng mức độ thực hiện nội dung quản lí kiểm tra đánh giá giáo dục kĩ năng sống cho học sinh các trường Tiểu học quận Thanh Xuân thành phố Hà Nội
42
Bảng 2.7: Mức độ thực hiện nội dung kiểm tra đánh giá giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Tiểu học
T
T Các nội dung được đánh giá
Tốt Tương đối
tốt Chưa tốt
ĐTB
Thứ SL % SL % SL % bậc
1 Theo năm học 110 63,9 55 31,9 7 4,2 2,59 2 2 Theo học kì 120 69,7 40 23,2 12 7.1 2,62 1 3 Thường xuyên 100 58,1 60 34,8 12 7,1 2,51 3 4 Có tiêu chí rõ ràng 90 52,3 35 20,3 47 27,4 2,25 7 5 Chú trọng đến các môn
văn hóa 115 66,8 27 15,7 30 17,5 2,49 4
6 Chú trọng đến thực
hiện nề nếp 87 50,6 75 43,6 10 5,8 2,44 5
7 Phối hợp tự đánh giá của học sinh với giáo viên chủ nhiệm
75 43,6 70 40,6 27 15,8 2,27 6
Điểm trung bình chung 2,45
Ghi chú:Rất tốt ứng với 3 điểm, tốt ứng với 2 điểm, chưa tốt ứng với 1 điểm.
Nhìn từ bảng số liệu trên chúng tôi có những nhận xét sau về nội dung quản lí công tác kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh các trường Tiểu học quận Thanh Xuân: Điểm trung bình của toàn thang đo là 2,45, đa số khách thể được nghiên cứu đã đánh giá ở mức độ thực hiện tốt, kết quả này chứng tỏ nội dung quản lí này được này được Hiệu trưởng các trường quan tâm, thực hiện tốt.
Việc đánh giá kết quả giáo dục kĩ năng sống cho học sinh được tiến hành
“theo học kì” và theo “năm học” có kết quả cao nhất chứng tỏ việc đánh giá kĩ năng sống theo học kì, theo năm học đã được cán bộ quản lí, giáo viên quan tâm chú trọng. Bên cạnh đó có nội dung “Phối hợp tự đánh giá của học sinh với giáo viên chủ nhiệm” và “Có tiêu chí rõ ràng” có điểm trung bình chưa cao 2,25, và
43
2,27 . Cần khắc phụ những mặt hạn chế này để kết quả đánh giá đảm bảo công bằng, chính xác. Có như vậy mới phát huy được ý thức tự giác, tự rèn luyện của học sinh đồng thời nâng cao trách nhiệm của người quản lí trong nhà trường qua công tác kiểm tra đánh giá.
2.3.3 Thực trạng các lực lượng tham gia giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Tiểu học
Đối với hoạt động giáo dục kĩ năng sống thì các lực lượng tham gia vào hoạt động giáo dục kĩ năng sống rất quan trọng, chúng tôi đã điều tra và thu được kết quả như sau:
Bảng 2.8: Mức độ tham gia các lực lượng tham gia giáo dục Kĩ năng sống TT Các lực lượng tham gia
giáo dục kĩ năng sống Tổng điểm Điểm trung
bình Thứ bậc
1 Hiệu trưởng 444 2,58 1
2 Tổng phụ trách Đội 402 2,33 2
3 Giáo viên 392 2,27 3
4 Gia đình 372 2,16 4
5 Các lực lượng xã hội 352 2,04 5
Ghi chú: Tốt ứng với 3 điểm, tương đối tốt ứng với 2 điểm, chưa tốt ứng với 1 điểm.
Qua số liệu của bảng điều tra ta thấy trong 5 lực lượng tham gia giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Tiểu học thì vai trò của Hiệu trưởng được lựa chọn thứ nhất qua đó cho thấy mặc dù Hiệu trưởng không trực tiếp tham gia giáo dục trực tiếp kĩ năng sống cho học sinh nhưng vị trí quản lí của người Hiệu trưởng rất quan trọng như lập kế hoạch, tổ chức chỉ đạo, kiểm tra hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh ở trường Tiểu học. Đánh giá vai trò của giáo viên và tổng phụ trách Đội được đánh gia ngang nhau cho thấy đây chính là lực lượng chính trực tiếp tham gia hoạt động giáo dục KNS ở trường Tiểu học. Các lực lượng xã hội tham gia giáo dục kĩ năng sống có điểm trung bình thấp nhất điều này cho thấy các nhà quản lí cần chú trọng nội dung này hơn nữa trong quá trình thực hiện nhiệm vụ .
44
2.3.4 Thực trạng thực hiện đề án giáo dục của quận Thanh Xuân thành phố Hà Nội giai đoạn 2016 - 2020 , trong đó nhiệm vụ trọng tâm giai đoạn 1 là : Học sinh học xong các trường Tiểu học quận Thanh Xuân sẽ biết bơi.
Đây là một đề án giáo dục được các lãnh đạo, các ban ngành của quận quan tâm với mong mỏi thực hiện nhằm đáp ứng yêu cầu giáo dục phát triển toàn diện của giáo dục phổ thông. Giai đoạn 1 của đề án đã được triển khai trong toàn quận từ năm học 2015 - 2016 với sự hỗ trợ cao nhất về nhân lực, vật lực cho các nhà trường nhằm giúp cho học sinh các trường Tiểu học trên địa bàn quận Thanh Xuân có thêm một kĩ năng sống đó là kĩ năng phòng chống đuối nước. Chúng tôi muốn đưa hoạt động quản lí thực hiện giai đoạn 1 của đề án giáo dục quận Thanh Xuân vào luận văn này với mục đích làm tốt công tác quản lí hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh các trường Tiểu học quận Thanh Xuân.
Thực hiện giai đoạn 1 của đề án chúng tôi tiến hành khảo sát dạy bơi cho học sinh lớp 5 .Qua khảo sát số học sinh lớp 5 toàn quận chưa biết bơi thực tế số lượng cụ thể:
Bảng 2.9: Khảo sát số lượng học sinh lớp 5 cần dạy bơi các trường Tiểu học quận Thanh Xuân
Trường
Tổng số HS
Số HS đã biết
bơi Số HS
khuyết tật
Số GV dạy bơi
Số HS cần dạy bơi Số
HS
Tỉ lệ Số
HS
Tỉ lệ
TH Nhân Chính 192 43 22.4 3 0 146 76,04
TH Phan Đình Giót 235 128 54,5 0 0 107 45,53
TH Thanh Xuân Trung 279 94 33,69 0 0 185 66,31
TH Phương Liệt 255 26 10,1 0 0 229 89,80
TH Nguyễn Trãi 425 97 22,8 1 0 327 76,94
TH Khương Mai 286 152 53,1 2 0 132 46,15
TH Đặng Trần Côn A 452 245 54,21 0 0 207 45,80
TH Đặng Trần Côn B 289 155 53.6 0 0 134 46,37
TH Khương Đình 204 47 23 2 0 155 75,98
TH Kim Giang 230 59 25,6 1 0 170 73,91
TH Hạ Đình 159 49 30,8 0 0 110 69,18
TH Brendon 18 15 83,3 0 0 3 16,67
TH Ngôi sao HN 181 132 73 0 0 49 27,1
Tổng 3205 1242 38,8 9 0 1954 61,2
(Nguồn số liệu của phòng Giáo dục đào tạo quận Thanh Xuân)
Số học sinh cần dạy bơi chiếm 61,2 % như vậy trước thực trạng học sinh các
45
nơi bị tai nạn đuối nước nhu cầu học sinh biết bơi là nhu cầu cần thiết. Số liệu học sinh chưa biết bơi ở trường công lập nhiều hơn so với trường dân lập. Đây cũng chính là vấn đề cần thực hiện mà chúng tôi sẽ đề cập tới ở chương 3 của luận văn.