Phân tích thực trạng nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Công nghệ Thái Sơn

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại công ty cổ phần công nghệ thái sơn (Trang 41 - 66)

Chương 2: THỰC TRẠNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN

2.2. Phân tích thực trạng nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Công nghệ Thái Sơn

2.2.1. Thực trạng nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực tại Công ty 2.2.1. 1. Nâng cao thể lực

Với mục tiêu đặt ra trong cuộc họp đầu năm 2015, Hội đồng quản trị đề ra chỉ tiêu đến năm 2017, trên 90% lao động xếp loại A. Đến nay, Công ty CP Công nghThái Sơn đã thực hiện tương đối tốt hoạt động nâng cao thể lực như:

Định kỳ tháng 7 hàng năm tổ chức cho người lao động được khám sức khoẻ 1 lần, làm cơ sở để Công ty bố trí sử dụng lao động hợp lý theo sức khỏe người lao động (các bộ phận sẽ luân phiên đi khám trong tháng 7 hàng năm theo lịch sắp xếp của Phòng Hành chính). Công ty còn phối hợp với tổ chức Công đoàn tổ chức cho người lao động đi nghỉ mát hàng năm. Động viên, thăm hỏi kịp thời đối với cá nhân người lao động khi bị ốm đau; quan tâm chế độ hiếu, hỉ của người lao động. Theo quy chế công ty, mỗi nhân viên ký hợp đồng chính thức sẽ được hưởng 12 ngày nghỉ phép mỗi năm. Người lao động được hưởng chế độ bảo hiểm mà nhà nước quy định.

Điều kiện môi trường làm việc: Với đặc thù là doanh nghiệp sản xuất, thi công công trình nên độc hại, nguy hiểm, dễ xảy ra tai nạn lao động, nên đòi hỏi người lao động phải có tính kỷ luật cao, chấp hành nghiêm các quy trình quy phạm về kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động. Công ty trang bị đầy đủ phương tiện bảo hộ lao động đảm bảo an toàn cho người lao động, có kế hoạch định kỳ hàng năm tổ chức đào tạo về công tác an toàn, vệ sinh lao động và bảo vệ môi trường,…Thời gian bình quân để huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động phòng chống cháy nổ 16h/ người/năm. Những trường hợp vi pham sẽ bị sử lý nghiêm ngặt tùy vào mức độ vi phạm để nâng cao tính trách nhiệm công việc của mỗi người lao động trong công ty

Kết quả khảo sát về môi trường làm việc của công ty theo ý kiến của mỗi người:

Bảng 2.5. Kết quả khảo sát về môi trường làm việc của Công ty ( phụ lục 2) Dựa trên số liệu khảo sát cho thấy, mức độ độc hại của môi trường làm việc thông qua các chỉ tiêu nhiệt độ, độ bụi, ánh sáng, tiếng ồn, không gian làm việc chủ

36

yếu là ở mức bình thường. Trong đó có 7.84% số NLĐ được hỏi mặc các bệnh nghề nghiệp, các yếu tố như: nhiệt độ được đánh giá ở mức bình thường là 57.84 %, nhiệt độ khó chịu ở mức 13.73 % đa phần ở bộ phận các công nhân làm việc tại bộ phận xí nghiêp sản xuất thiết bị và chế tạo trang thiết bị, các công trường xử lý chất thải. Tiếng ồn, ánh sáng, không gian làm việc được đánh giá là bình thường đạt trên 70%, các đánh giá ở mức nguy hại với sức khỏe( rất bụi 3.92%, rất ồn 3.92%) do người lao động tiếp xúc với chất thải nên tiếng ồn và độ bụi vẫn còn tồn tại. Công ty đang dần khắc phục điều này.

Có đƣợc những kết quả trên một phần còn là do Công ty đã xây dựng đầy đủ các nội quy, quy chế quản lý về đảm bảo an toàn vệ sinh lao động; xây dựng danh mục trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân, luân phiên thay đổi công nhân làm việc.

Trang bị các phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động (người lao động làm việc tại các phân xưởng được trang bị khẩu trang chống bụi 2cái/tháng, công nhân cơ điện khi làm việc phải đeo dây an toàn và các trang thiết bị bảo hộ lao động theo quy định), bố trí mặt bằng sản xuất liên hoàn nhịp nhàng giữa các bộ phận, phân xưởng, tổ sản xuất. Đối với cán bộ nhân viên văn phòng được trang bị khá đầy đủ các cơ sở vật chất để làm việc nhƣ máy tính, điện thoại, bàn làm việc, tủ đựng hồ sơ tài liệu, cài đặt các phần mềm quản lý....

Hàng năm trong hội nghị NLĐ Ban Giám đốc Công ty luôn lắng nghe, tiếp thu các ý kiến đóng góp của NLĐ về việc thực hiện đảm bảo an toàn vệ sinh lao động và cải thiện môi trường làm việc.

+ Công ty tăng cường đầu tư cơ sở vật chất tạo môi trường làm việc tốt, an toàn, cải thiện điều kiện lao động. Tính đến hết tháng 3/2015, công ty đã lắp đặt hệ thống thêm 50 quạt thông gió; Đầu tƣ thêm 14 máy hút bụi, hút hơi thải; Cấp thêm gần 100 bộ bảo hộ lao động mới cho CB - CNV.

+ Hàng năm, công ty đều tổ chức giải bóng đá giao hữu giữa giữa các phòng ban và giao lưu với đơn vị khác. Một mặt, tăng cường sức khoẻ cho CB - CNV, mặt khác tạo điều kiện để giao lưu, gắn bó hơn. Ngoài các tổ chức giải các môn thể thao trong công ty, công ty còn tổ chức các giải giao hữu với các đối tác và các doanh nghiệp bạn bè.

37

Bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp:

Đây là vấn đề liên quan trực tiếp đến quyền lợi của người lao động trước mắt và lâu dài (đến lúc nghỉ hưu). Công ty đã thực hiện đầy đủ các khoản đóng góp cho người lao động theo quy định hiện hành (100% lao động đã ký hợp đồng đều được đóng cả ba loại hình bảo hiểm). Lao động thử việc nếu sau 01 tháng thử việc đƣợc nhận vào chính thức sẽ đƣợc đóng bảo hiểm ngay trong tháng ký hợp đồng.

Mức đóng Bảo hiểm, công ty đã áp dụng mức đóng theo thang bảng lương và theo đúng quy định của Nhà nước. Hiện nay, công ty đang đóng mức thấp nhất là: 2.889.000 đồng và mức cao nhất là 12.500.000 đồng (9/2014). Ngoài ra, chế độ ốm đau cho người lao động và chế độ thai sản cho lao động nữ đều được cán bộ Phòng Hành chính – Nhân sự thực hiện nhanh, đúng quy trình, đảm bảo quyền lợi cho người lao động.

Sau một thời gian dài thực hiện (2012 - 2015), sức khoẻ của người lao động đƣợc cải thiện đáng kể. Kết quả khám sức khoẻ định kỳ cho thấy:

Bảng 2.6. Tình trạng sức khỏe của cán bộ công nhân viên trong Công ty Năm

Chỉ tiêu

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 So sánh 2014/2006 SL Tỉ

trọng

SL Tỉ trọng

SL Tỉ trọng

SL Tỉ trọng

SL Tỉ trọng Sức khỏe loại A 57 67,06 57 61,54 65 63,73 93 74,4 36 163,16 Sức khỏe loại B 21 24,71 28 29,67 28 27,45 26 20,8 5 123,81 Sức khỏe loại C 7 8,23 6 6,59 8 7,84 6 4,8 -2 85,71

Cộng 85 100 91 97,8 101 99,02 125 100 40 (Nguồn: Phòng Hành chính – Nhân sự)

38

Biểu đồ 2.2. Cơ cấu tình trạng sức khỏe của cán bộ nhân viên Công ty

0 10 20 30 40 50 60 70 80

2009 2011 2014 2015

Loại A Loại B Loại C

Qua bảng (2.9) và sơ đồ (2.2) trên cho chúng ta thấy, trừ một số cán bộ công nhân viên đến thời điểm khám sức khỏe có việc riêng không đi khám đƣợc, nói chung gần nhƣ toàn bộ 100% CB - CNV tham gia khám định kỳ, do Phòng Hành chính đã chia làm 4 đợt khám để tạo điều kiện cho CB - CNV thu xếp và đi khám định kỳ (Nếu có lý do không đi khám đƣợc theo lịch của bộ phận mình thì có thể đăng ký khám với bộ phận khác) nên số lƣợng tham gia đủ. Có thể nhận thấy hàng năm sức khỏe của lao động trong Công ty đƣợc nâng lên đáng kể. Lao động sức khỏe loại A tăng lên và lao động có sức khỏe loại B và C có xu hướng giảm dần. Tuy nhiên số lao động có sức khỏe loại B và C đến năm 2015 vẫn còn chiếm tỷ trọng lớn. Loại B có 26 lao động chiếm 20,8%; Loại C có 6 lao động chiếm 4,8% số lao động trong Công ty tập trung ở khối lao động trực tiếp sản suất.

Nhƣ vậy, chất lƣợng thể lực của công ty CP Công nghệ Thái Sơn là khá tốt so với các công ty khác cùng ngành trên thị trường. Tuy nhiên, số lao động đạt sức khỏe loại B còn chiếm tỷ trọng lớn, và đặc biệt cần quan tâm là có 6 lao động sức khỏe loại C. Công ty cần có biện pháp nâng cao sức khỏe cho người lao động bằng cách quan tâm hơn đến chế độ làm việc và nghỉ ngơi, cải thiện môi trường làm việc cho phù hợp hơn.

39

Bảng 2.7. Kết quả điều tra độ tuổi có sức khỏe phù hợp với công việc của CBNV năm 2015 ( phụ lục 1)

Qua số liệu điều tra ở bảng trên ta thấy đa phần các cán bộ nhân viên công ty cảm thấy sức khỏe phù hợp với công việc. Độ tuổi 18 đến 30 tuổi 100% họ thấy sức khỏe của mình phù hợp với công việc. Độ tuổi từ 31 đến 50 tuổi có phần lớn 42,4% họ cảm thấy sức khỏe phù hợp với công việc. Trong đó có 3,2 là cán bộ công nhân viên gián tiếp sản xuất và 39,2% là cán bộn công nhân viên gián tiếp sản xuất.Trong số lao động công ty vẫn có những lao động cảm thấ sức khỏe ít phù hợp với công việc chiếm 13% trên tổng số lao động họ thấy sức khở ít phù hợp với công việc, Trong đó có 2,4% là cán bộ công nhân viên gián tiếp và 9,6% là cán bộ công nhân viên trực tiếp sản xuất. Độ tuổi từ 51 đến 60 tuổi chỉ có 2,4% trên tổng số lao động thấy sức khỏe không phù hợp với công việc và còn lại là 5,6% lao động họ thấy ít phù hợp. Điều này cho thấy công ty cần tìm hiểu rõ công việc của độ tuổi này để sắp xếp lao động đúng với công việc và phù hợp sức khỏe hơn.

Qua phân tích các chỉ tiêu đánh giá về tình trạng sức khoẻ ta thấy sức khoẻ của người lao động trong Công ty còn chưa được tốt. Nguyên nhân chính dẫn đến sức khoẻ của người lao động của Công ty kém là do điều kiện làm việc của người lao động chưa đƣợc quan tâm cải thiện, công tác kiểm tra sức khoẻ chƣa đƣợc quan tâm chú trọng.

2.2.1.2. Nâng cao trí lực

NLĐ có trình độ học vấn cao sẽ có khả năng tiếp thu, vận dụng tốt các thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại, trở thành nguồn lực có ý nghĩa chiến

lƣợc trong sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Thực tế trình độ năng lực NLĐ tại công ty nhƣ sau:

* Về cơ cấu bậc và ngành đào tạo của lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật

Do ngành nghề của công ty là chuyên thi công, sản xuất kỹ thuật, nên tỷ lệ công nhân sản xuất, kỹ thuật chiếm tỷ trọng lớn hơn trong cơ cấu lao động của công ty. Xuất phát từ yêu cầu khi tuyển chọn nhân lực, đối tƣợng tuyển dụng công nhân sản xuất là những lao động phổ thông và công nhân kỹ thuật là những lao động có

40

trình độ cao đẳng, trung cấp. Chính vì vậy, qua các năm lực lƣợng lao động có trình độ chuyên môn chiếm số lƣợng hơn trong bộ phận lao động. Tìm hiểu thực tế cho thấy lao động có trình độ phổ thông, sơ cấp nghề, dạy nghề dài hạn đều là lực lƣợng công nhân sản xuất của công ty, có rất ít lao động có trình độ trung cấp.

Qua số liệu bảng 2.2 cho thấy Năm 2015 số lao động có trình độ trung cấp, cao đẳng chiếm 45,6% trong tổng số lao động, tuy đã giảm 3,85% so với năm 2013 nhƣng vẫn là một bất lợi cho công ty trong việc nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực. Trong khi đó số lao động có trình độ công nhân, sơ cấp năm 2015 chiếm 26,4%

giảm hơn so với năm 2013 là 1,07%. Số lƣợng lao động này tập trung ở công nhân sản xuất trực tiếp. Còn trình độ đại học, trên đại học tập trung ở đội ngũ CBNV quản lý kinh tế và hành chính số lao động này chiếm 28% ở năm 2013 tăng 17,18%

sovới năm 2013.

Qua thực tế hoạt động cho thấy trình độ chuyên môn của cán bộ công nhân viên vẫn chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu của công ty. Nguyên nhân do công ty bố trí công việc còn chƣa hợp lý dựa trên số kinh nghiệm để bố trí nhân sự với sự phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật và sự phát triển nhu cầu của con người, nếu chỉ làm việc theo kinh nghiệm thì chƣa đủ mà cần phải đƣợc học tập nâng cao trình độ chuyên môn để đáp ứng với yêu cầu của công việc. Chính vì vậy việc học tập nâng cao trình độ trở thành yêu cầu bức thiết đối với cán bộ nhân viên kỹ thuật trong Công ty.

Đồng thời Công ty cần chú trọng tới công tác tuyển dụng cán bộ nhân viên kỹ thuật, cần chú trọng đến cả trình độ tay nghề và văn bằng tốt nghiệp, chánh tình trạng chỉ kiểm tra tay nghề chứ không quan tâm đến văn bằng tốt nghiệp

Bảng 2.8. Cơ cấu bậc và ngành đào tạo của lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật năm 2015

ST T

Ngành nghề đào tạo

Tổng số LĐ có

CMKT ĐH& trên ĐH CĐ&TC CN&SC

SL (người

Tỉ trọng

SL (người)

Tỉ trọng

SL (người)

Tỉ trọng

SL (người)

Tỉ trọng

41

) (%) (%) (%) (%)

1 Xây dựng 51 40,8 18 51,43 18 31,58 15 45,46

2 Môi trường 39 31,2 10 28,57 20 35,09 9 27,27

3 Kinh tế 16 12,8 5 14,29 11 19,3 0 0

4 Tự động hóa 7 5,6 2 5,71 5 8,77 0 0

5 Khác 12 9,6 0 0 3 5,26 9 27,27

Tổng số 125 100,00 35 100,00 57 100,00 33 100,0

(Nguồn: Phòng Hành chính - Nhân sự) Bảng 2.10 cho chúng ta thấy cơ cấu bậc và ngành đào tạo của công ty: Lao động có chuyên môn ngành xây dựng là 51 người chiếm 40,8% (trong đó ĐH là 18 người chiếm 51,43% số lao động có trình độ ĐH của công ty; CĐ&TC là 18 người chiếm 31,58%; CN&SC là 15 người chiếm 45,46%). Tương tự ngành môi trường có 39 người chiếm 31,2% (trong đó lao động có trình độ ĐH là 10 người chiếm 28,57%; CĐ&TC có 20 người chiếm 35,09%; CN&SC có 9 người chiếm 27,27%);

Ngành kinh tế có 16 người chiếm 12,8% (trong đó: Trình độ ĐH là 5 người chiếm 14,29%; CĐ&TC là 11 người chiếm 19,3%); Ngành tự động hóa có 07 lao động chiếm 5,6% và các ngành khác có 1 lao động chiếm 9,6%. Nhƣ vậy, cơ cấu ngành đào tạo tương đối phù hợp với yêu cầu công việc của công ty nhưng vẫn còn tồn tại một số cá nhân còn chƣa có khả năng giải quyết công việc hay giải quyết công việc không đem lại hiệu qủa. Nguyên nhân do công tác tuyển dụng chƣa gắn với chiến lƣợc phát triển sản xuất kinh doanh của Công ty và chƣa hiệu quả, nên khi phát sinh nhu cầu buộc phải tuyển cho đủ, dẫn đến trình độ học vấn không phù hợp với công việc, không đƣợc đào tạo đúng chuyên ngành. Đây cũng là yêu cầu đặt ra cho công tác đào tạo và đào tạo lại cán bộ của công ty.

* Kỹ năng phụ trợ

Ngày nay, để người lao động có thể làm việc tốt thì kỹ năng phụ trợ là một kỹ năng quan trọng góp phần hoàn thiện công việc cho người lao động. Các kỹ năng mềm trong làm việc nhóm giúp xoa dịu xung đột phát sinh trong quá trình làm việc;

các kỹ năng, kỹ năng quản lý thời gian giúp làm việc hiệu quả hơn.

42

Ngoài ra, với một số lao động đặc thù, kỹ năng tin học, ngoại ngữ có thể không quan trọng nhƣng với một số nhóm lao động khác thì đây lại là kỹ năng cần thiết giúp người lao động có thể hoàn thành công việc của mình.

Với nhóm lao động trực tiếp sản xuất sản phẩm, yêu cầu về kỹ năng phụ trợ chưa có quy định nhất định thành văn bản, thực tế, người lao động ngầm hiểu mình cần trau dồi những kỹ năng nhất định gì để có thể phục vụ tốt cho công việc; có khác biệt về kỹ năng phụ trợ với người lao động tại mỗi phân xưởng khác nhau.

Tại xí nghiệp công nhân không nhất thiết phải biết về kỹ năng tin học, ngoại ngữ; tuy nhiên, với người lao động tại phân xưởng cơ điện khi biết kỹ năng tin học, ngoại ngữ, có thể nhận biết việc điều khiển máy móc tốt hơn. Chứng chỉ tin học, ngoại ngữ với người lao động trong công ty không yêu cầu khắt khe, nếu các kỹ năng này hữu ích cho người lao động, họ có thể tự trau dồi cho mình để hoàn thiện bản thân hơn.

Với nhóm lao động gián tiếp của doanh nghiệp (trừ lao động với chức danh công việc: bảo vệ, nấu ăn) thì kỹ năng mềm, kỹ năng tin học là rất cần thiết để hỗ trợ người lao động hoàn thành tốt công việc của mình.

Trình độ ngoại ngữ của cán bộ nhân viên công ty đƣợc thể hiện qua bảng sau:

43

0 10 20 30 40 50 60 70

2013 2014 2015

Có trình độ ngoại ngữ

Không có trình độ ngoại ngữ

Số liệu trên cho ta thấy năm 2013 số lao động có trình độ ngoại ngữ vẫn còn ít chỉ chiếm 39,56% trên tổng số. Năm 2014 số lao động có trình độ ngoại ngữ chiếm 48,04% điều này cho thấy công ty đã có chiều hương tăng khả năng kỹ năng của người lao động hơn, tăng 8,48% so với năm 2013

Đến năm 2015 chiều hướng tăng có vẻ khả quan hơn,số lao động có trình độ ngoại ngữ chiếm 57,6% trên tổng số lao động năm 2015. Do kinh tế thị trường ngày càng phát triển và mở rộng theo xu hướng toàn cầu hóa, nhu cầu giao tiếp ngày càng nhiều cả về xã hội và công việc. Vì vậy mọi nguòi ý thức đƣợc điều đó để tự hoàn thiện mình hơn phục vụ cho công việc cũng nhƣ cho chính bản thân mình. Với tỷ lệ 57,6% lao động có trình độ ngoại ngữ của năm 2015 nhƣ vậy có thể đáp ứng đƣợc yêu cầu công việc của công ty.

Sau đây là bảng khảo sát kỹ năng tin học năm 2015 nhƣ sau:

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại công ty cổ phần công nghệ thái sơn (Trang 41 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)