Kinh nghiệm phát triển du lịch sinh thái của một số quốc gia và bài học vận dụng cho Việt Nam nói chung và Cù Lao Chàm nói riêng

Một phần của tài liệu Du lịch sinh thái trong vấn đề phát triển kinh tế xã hội từ thực tiễn cù lao chàm, tỉnh quảng nam (Trang 23 - 35)

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI 6 1.1. Khái niệm về du lịch sinh thái bền vững

1.4. Kinh nghiệm phát triển du lịch sinh thái của một số quốc gia và bài học vận dụng cho Việt Nam nói chung và Cù Lao Chàm nói riêng

Trong năm năm trở lại đây, nhiều quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, với xuất phát điểm và điều kiện kinh tế - xã hội khá tương đồng với Việt Nam, nhưng với những chính sách đầu tư, cơ chế quản lý thông thoáng cũng như các biện pháp phát triển DLST thích hợp đã góp phần đưa hoạt động DLST nói riêng và ngành du lịch nói chung phát triển đạt nhiều kết quả vượt trội. Xem xét những kinh nghiệm về xây dựng và quản lý thực hiện chiến lược phát triển DLST của các nước đó có giá trị tham khảo hết sức bổ ích cho nhiều vùng, tỉnh và nhiều điểm đến DLST của Việt Nam, trong đó có Cù Lao Chàm.

18

1.4.1. Kinh nghiệm từ mô hình OTOP của Thailand

Chương trình kích thích tinh thần kinh doanh tại địa phương nhằm hỗ trợ đặc biệt các địa phương trong việc sản xuất và tiếp thị các sản phẩm địa phương trên thị trường Thailand và thế giới - One Town/Tambon One Product (OTOP) – Theo sáng kiến Bộ Thương Mại Thailand phối hợp với Bộ Du lịch và Thể thao năm 1999 là một mô hình khá thành công trong phát triển du lịch sinh thái theo hướng bền vững. Các chính sách được áp dụng tạo nên những thành công được UNWTO đánh giá và ghi nhận là:

Các làng nghề được hỗ trợ vốn đầu tư từ Chính phủ, được hỗ trợ huấn luyện và chuyển giao công nghệ, được hỗ trợ các khâu tiếp thị, xúc tiến bán hàng…

Các trung tâm nghiên cứu và đào tạo nghệ nhân cũng được lập ra.

Các chính sách khuyến khích khôi phục và bảo tồn giá trị văn hóa địa phương cũng được chú ý. Đặc biệt là việc lưu giữ và chuyển hóa các giá trị này vào trong các sản phẩm.

Các sản phẩm gắn nhãn OTOP, được trưng bày trong hội chợ thương mại quốc tế, được hưởng chính sách miễn hoặc giảm thuế. Những sản phẩm nào từ 3 sao trở lên được chính quyền đặc biệt hỗ trợ, cấp 5 sao được ưu tiên nhất. Đây là lý do để các sản phẩm không ngừng được cải thiện và nâng cao chất lượng nhằm nhận được sự hỗ trợ từ Chính phủ.

Thông qua sự khôi phục và phát triển của các làng nghề, việc giữ gìn bản sắc giá trị tri thức văn hóa truyền thống thực hiện tốt hơn, cũng góp phần tạo công ăn việc làm cho người dân ở địa phương, …

Phát triển du lịch với các hình thức chợ đường phố (kad), chợ đêm (night ba aar) giúp các làng nghề giới thiệu và bán sản phẩm của làng mình cho du khách.

19

Việc nghiên cứu, ứng dụng công nghệ thông tin trong thiết kế sản phẩm, cải tiến và nâng cao chất lượng các sản phẩm OTOP, xây dựng các trang thông tin của địa phương… có sự kết hợp giữa các địa phương, doanh nghiệp du lịch kết hợp với các trường đại học và viện nghiên cứu tạo kết quả cao.

Những doanh nghiệp lữ hành thường xuyên tổ chức các chương trình du lịch đến các làng nghề để khách du lịch được tận mắt thấy sinh hoạt làng nghề, quy trình sản xuất các sản phẩm OTOP và có thể tự mình thực hiện tạo ra các sản phẩm ấy.

Môi trường du lịch thân thiện tại các làng nghề được tạo ra từ đội ngũ hướng dẫn viên du lịch chuyên nghiệp đến những người dân địa phương luôn tươi cười, niềm nở.

Phong trào khôi phục lại giá trị nguyên bản của văn hóa và đất nước Thailand, với trọng tâm là phát triển du lịch sinh thái, gắn du lịch với bảo vệ môi trường, cảnh quan và các giá trị truyền thống của đất nước được Chính phủ và các cơ quan hữu quan của Thailand, các tổ chức phi chính phủ kết hợp thực hiện. Mục tiêu phong trào là nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư, bảo tồn và củng cố nền văn hóa bản địa, khuyến khích động viên dân cư tự quyết định cách sinh sống của họ, đóng góp cho sự bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường.

Ban đầu, chương trình áp dụng chính tại Chiang ai và Chiang Mai, nơi có hoạt động du lịch khá phát triển. Sau đó được đúc kết và nhân rộng cho hơn 0 bản làng văn hóa khác, mang lại những kết quả to lớn và thiết thực. Thông qua mô hình này rất nhiều làng của Thailand đã trở thành điểm đến DLST hấp dẫn, cư dân trong vùng nhận thức được du lịch đưa lại kinh tế cho họ, thông qua đó những giá trị văn hóa, kiến trúc Thailand, những vẻ đẹp nguyên sơ của thiên nhiên cũng được giữ gìn, …

20

Là quốc gia được đánh giá cao vì có những bước đi hợp lý và hiệu quả trong việc khai thác phát triển các hoạt động du lịch và DLST ở những vùng chậm phát triển, với những điều kiện kinh tế xã hội khá tương đồng với Việt Nam, những nội dung từ mô hình trên của Thailand là kinh nghiệm đáng giá để chúng ta đúc kết và vận dụng.

1.4.2. Kinh nghiệm về phát triển DLST biển đảo của Phillipin s Phillipnes là quốc gia có đặc điểm lãnh thổ phân bố thành quần đảo rộng lớn, địa hình phong phú, đa dạng và bị chia cắt bởi nhiều núi non, với .107 hòn đảo, Phillipines có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển loại hình DLST biển đảo. Tuy vẫn còn nhiều vấn đề bất cập trong chiến lược phát triển du lịch cho từng vùng cụ thể của quốc gia này, nhưng những kinh nghiệm thành công của ngành du lịch Philippines cũng cần cho các nước có điều kiện phát triển tương đồng tham khảo.

Trước hết với thành công, cần ghi nhận về mặt tổ chức, để quản lý khai thác có hiệu quả môi trường thiên nhiên của chính quyền. Năm 1991, Sở Du lịch phối hợp với Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) đã chuẩn bị quy hoạch tổng thể du lịch Philippines (TMP). Trong số các mục tiêu được đưa ra bởi TMP, mục tiêu được xem như chủ chốt quan trọng là định hướng phát triển Phillipines như một điểm đến du lịch đẳng cắp thế giới theo nguyên tắc phát triển du lịch bền vững. Từ năm 1992 đến 1998 những hội thảo liên quan đến phát triển DLST theo hướng bền vững được tổ chức liên tục, đỉnh điểm là 1998, TMP đã đưa ra khuôn mẫu phát triển DLST bền vững với các vấn đề quan trọng. Năm 1999 với lệnh 111 Hội đồng phát triển du lịch sinh thái quốc gia (NEDC), bao gồm các Bộ trưởng Du lịch, Bộ Môi trường và Tài nguyên, Bộ Nội vụ và chính quyền địa phương, Bộ Thương mại và Công nghiệp, Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục, Văn hóa và Thể thao và cơ quan phát triển kinh tế, doanh nghiệp tư nhân của nhà nước và phi chính phủ. Bên dưới NEDC, Ban

21

điều hành DLST quốc gia (NESC) và 15 Ủy ban DLST khu vực ( EC) được thành lập để thực hiện các chương trình và hoạt động. Ngoài ra, còn có nhóm phụ trách DLST về mặt k thuật (ETWG) để hỗ trợ k thuật và hành chính cho NEDC và NESC. Hiện nay, bộ máy này tồn tại và hoạt động hiệu quả.

Chiến lược chính mà chính phủ Phillipines đưa vào phát triển DLST là nâng cao nhận thức các vấn đề về phát triển du lịch theo hướng bền vững, đồng thời đề ra các phương pháp khả thi trong việc giải quyết những vấn đề này.

Chiến lược xây dựng với sự tham vấn của các bên liên quan đến môi trường, kinh doanh du lịch và người dân bản địa. Nội dung chính gồm 4 khía cạnh: 1.

Xây dựng các trang web để phát triển, quản lý và bảo vệ DLST 2. Tăng cường và phát triển sản phẩm 3. Giáo dục, tuyên truyền bảo vệ môi trường 4. Các chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế cộng đồng [21, tr.9].

Với những chính sách đúng đắn, DLST Phillipines đã góp phần nâng cao ý thức của người dân trong công tác bảo vệ môi trường và sinh thái. Ngoài ra, chính phủ Philippines còn quan tâm đầu tư xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên quanh những vùng núi cao, thêm vào đó là những nơi tập trung các loại thú hoang dã quý hiếm các hải đảo đều được quy hoạch rõ ràng và được bao phủ bởi những thảm xanh của các vườn cây ăn trái.

Để đáp ứng cho sự phát triển kinh tế nói chung và DLST nói riêng, Chính phủ Philippine rất chú trọng đến việc khai thác các dạng năng lượng xanh và sạch. Như nguồn năng lượng từ sức gió, ánh nắng mặt trời và năng lượng địa nhiệt. Chiến lược này đã tỏ ra rất hữu dụng đối với các khu du lịch nghỉ dưỡng tại các đảo xa đất liền, nơi quanh năm đầy nắng gió và nguồn nhiệt lượng dồi dào. Thêm vào đó xu hướng của khách du lịch quốc tế ngày nay muốn chọn điểm đến những nơi có hoạt động du lịch xanh và có trách nhiệm với môi trường.

22

Bên cạnh đó, để phục hồi các giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc phục vụ cho hoạt động du lịch sinh thái – nhân văn, chính phủ còn tiến hành các chương trình phục hồi các di sản văn hoá và lịch sử thông qua việc phát triển hoạt động du lịch bền vững với các sản phẩm du lịch văn hoá bền vững đặc hữu. Nhiều làng nghề thủ công với các sản phẩm độc đáo được khôi phục và phát triển như sản xuất gốm sứ (burnay), gạch vigan cổ, dệt thủ công, nghề nhuộm vải…

Ngoài ra, chính phủ ban hành chính sách kêu gọi tư nhân hợp tác với chính phủ nhằm đảm trách các vấn đề về vệ sinh và quản lý môi trường. Song song với hoạt động này, việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường được tiến hành rộng rãi. Các khoá đào tạo dài hạn, ngắn hạn được tổ chức thường xuyên, tài liệu được in ấn gồm nhiều hình ảnh đẹp, minh hoạ rõ và có tính giáo dục cao, được phát miễn phí có tác dụng khơi dậy ý thức bảo vệ môi trường trong lòng mỗi người dân. Đây có thể nói là những nhân tố góp phần thúc đẩy du lịch của Philippines tăng trưởng bền vững trong các năm qua.

1.4.3. Kinh nghiệm từ mô hình DLST biển đảo Bali - Indonesia

Theo Anak Agung Gde aka Dalem, DLST đã bắt đầu tại Bali từ những những năm 1980. Tuy nhiên, năm 1990, dưới sự hỗ trợ của tổ chức UNDP, dự án quy hoạch tổng thể khu du lịch được xây dựng, và được chính phủ thông qua, DLST Bali mới phát triển theo hướng đúng đắn.

Dự án phát triển du lịch bền vững của Bali nhằm quản lý du lịch và quy hoạch phát triển toàn diện cho một vùng địa lý kinh tế cụ thể. Quy hoạch nhằm tạo ra sự phát triển cân bằng, đã tập trung định hướng thành 1 vùng hiện có, đồng thời bổ sung các vùng mới, vùng biển đảo, đất liền. 1 vùng được chia làm ba loại chính: vùng biển phía Nam Bali, các vùng biển khác, vùng đất liền.

Ba loại vùng được phân biệt về cơ bản theo các đặc trưng: tài nguyên thiên

23

nhiên, cường độ phát triển, các loại hoạt động, đặc điểm nguồn khách. Mỗi vùng đều có chính sách phát triển khác nhau dựa trên đặc trưng cơ bản.

Dự án bao gồm ba đặc điểm và bảy tiêu chuẩn đánh giá sự phát triển bền vững gồm:

+ Ba đặc điểm: Duy trì các nguồn tài nguyên sản xuất Giữ vững bản sắc văn hoá và sự cân bằng trong văn hoá Phát triển là một quá trình tăng chất lượng cuộc sống.

+ Bảy tiêu chuẩn đánh giá: Hệ sinh thái Hiệu quả Công bằng Bản sắc văn hoá Cộng đồng Cân bằng Phát triển.

+ Dự án du lịch Bali hội đủ các cơ hội phát triển bền vững:

Nền văn hoá đặc sắc, giàu bản sắc (các điệu nhảy, âm nhạc, nghệ thuật truyền thống) và nhiều đền chùa.

Môi trường tự nhiên phong phú và đa dạng.

Môi trường cuộc sống hấp dẫn, sống động.

Các hoạt động thúc đẩy du lịch.

+ Dự án cũng đứng trước những thách thức:

Phải hòa giải mâu thuẫn giữa ưu tiên quốc gia và ưu tiên địa phương.

Phải giải quyết các vấn đề mất cân đối trong vùng thông qua đa dạng các loại hình, quy mô phát triển du lịch một cách thích hợp.

Phải tăng cường liên kết tích cực giữa du lịch và các thành phần kinh tế khác, quản lý sự cạnh tranh giữa các ngành trong việc sử dụng nguồn tài nguyên, đảm bảo thu lợi và phân phối đồng đều trong cộng đồng.

Phải đảm bảo chất lượng môi trường tự nhiên được duy trì, giải quyết các vấn đề xói mòn biển, cung cấp chất lượng nguồn nước, cung cấp năng lượng và xử lý chất thải, sự thay đổi của đất, sự phá huỷ rừng.

Phải tính toán, theo dõi các quản lý các chuyển biến về văn hoá xã hội.

Phải nâng cấp cơ sở hạ tầng.

24

Phải cân bằng giữa nhu cầu của khách và dân địa phương.

+ Các chính sách làm cơ sở cho phát triển du lịch:

Có bốn yếu tố cơ bản để xác định các loại hình du lịch thích hợp cho Bali:

Loại hình thu hút: văn hoá, tự nhiên và giải trí.

Sự phân bổ giữa đất liền và bờ biển.

Các đặc điểm của vùng: có ba loại tiềm năng du lịch khác nhau là điểm, tuyến, phạm vi rộng.

Thực trạng phát triển: phát triển nhanh, phát triển và kém phát triển.

Chính phủ Indonesia đã thực hiện quy hoạch phát triển bền vững toàn vùng Bali rồi mới quy hoạch bền vững chi tiết ở địa phương và đảm bảo sự thống nhất từ vùng đến địa phương.

Dưới sự hỗ trợ hướng dẫn của các cơ quan quản lý của chính phủ, các doanh nghiệp du lịch, các hợp tác xã, các tổ chức cộng đồng địa phương đã chủ động xây dựng nội dung quy hoạch phát triển các khu DLST do mình quản lý dựa theo các tiêu chí thống nhất gồm:

Đánh giá sự giàu có và độc đáo của tài nguyên DLST hiện có (hệ sinh thái, thực vật, động vật đặc hữu và cảnh quan thiên nhiên, nền văn hóa truyền thống và các di sản…).

Nền văn hóa truyền thống bản địa (yếu tố đa văn hóa kết hợp).

Nhu cầu của khách DLST, các sản phẩm chủ lực.

Cung cấp các lợi ích kinh tế xã hội nhằm cải thiện cuộc sống cho cộng đồng địa phương trong quá trình hoạt động.

Các mối đe dọa đến hệ sinh thái, ô nhiễm khi khai thác tài nguyên

Đầu tư cơ sở hạ tầng, gắn kết với hệ thống giao thông đến các khu DLST Phạm vi đất đai được giao hoặc thuê.

Để tận dụng tối đa nguồn lợi tài nguyên nhân văn để phát triển DLST văn hóa, các doanh nghiệp du lịch phải lựa chọn những nội dung nỗi bật, độc

25

đáo của văn hóa địa phương, với sự tham gia chủ động của cộng đồng để tạo sản phẩm đặc sắc đáp ứng nhu cầu khách du lịch. Đa số các quốc gia khi khai thác tài nguyên phát triển DLST đều chú trọng đến tài nguyên thiên nhiên (chiếm khoảng 90%), tuy nhiên Indonesia lại nâng mức độ của tài nguyên văn hóa lên 40% và giảm tỷ trọng tài nguyên thiên nhiên xuống 0% (Galot Sudarto, Phát triển DLST ở Inđônêsia, 2008). Phát triển DLST dựa trên yếu tố văn hóa đã giúp cho người dân trong cộng đồng tự hào về bản sắc văn hóa của mình hơn, ý thức được DLST không chỉ là công cụ giúp cải thiện điều kiện kinh tế mà còn là công cụ để bảo tồn, được sử dụng để quảng bá triết lý phát triển bền vững (ví dụ thành công như ở vùng Ubud-Bali).

1.4.4. Kinh nghiệm từ mô hình du lịch cộng đồng – Hom stay của Malaysia

Là một quốc gia rất coi trọng đến phát triển du lịch nói chung và DLST nói riêng, Malaysia hiện nay có khoảng 20 – 25% các tour hoặc điểm đến là dạng DLST. Một trong số các loại hình khách du lịch rất ưu thích tại Malaysia là DLST dựa vào cộng đồng – Homestay. Loại hình này được triển khai từ những năm 1980, đến nay nó đã phát triển mạnh mẽ trên khắp Malayssia.

Để thực hiện thành công các chương trình phát triển DLST ở homestay, Bộ Du lịch Malaysia (MOTOU – Ministry of Tourism) yêu cầu sự hỗ trợ của các chính quyền địa phương, khu vực tư nhân, cộng đồng dân cư... Hiệp hội homestay Malaysia được thành lập, đã đề xuất các nhiệm vụ cụ thể sau:

+ Đề xuất hướng dẫn, chính sách phát triển chương trình homestay cụ thể cho các bang, tỉnh.

+ Cấp phép cho các làng và các hộ thành viên tham gia chương trình.

+ Cung cấp ngân qu ban đầu cho đầu tư hạ tầng, hỗ trợ nâng cấp nhà cửa cho các hộ tham gia, (ví dụ: hỗ trợ mỗi hộ 5.000 M để sửa sang hệ thống toilet, bếp…).

Một phần của tài liệu Du lịch sinh thái trong vấn đề phát triển kinh tế xã hội từ thực tiễn cù lao chàm, tỉnh quảng nam (Trang 23 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)