Ảnh hưởng phát triển du lịch sinh thái đến kinh tế - xã hội của CLC

Một phần của tài liệu Du lịch sinh thái trong vấn đề phát triển kinh tế xã hội từ thực tiễn cù lao chàm, tỉnh quảng nam (Trang 54 - 66)

Chương 2: ẢNH HƯỞNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI ĐẾN

2.3. Ảnh hưởng phát triển du lịch sinh thái đến kinh tế - xã hội của CLC

Như chúng ta đã biết, sự phát triển mạnh mẽ ngành du lịch dịch vụ tại Cù lao Chàm (xã đảo Tân Hiệp - TP.Hội An) thời gian qua đã góp phần nâng cao chất lượng đời sống của người dân và diện mạo của cả vùng biển đảo.

Doanh thu từ các hoạt động du lịch tại Cù Lao Chàm ngày càng tăng và chiếm tỷ trọng hơn 30% tổng doanh thu của các hoạt động kinh tế. Tuy nhiên, sự phát triển du lịch đã và đang tác động tiêu cực đến môi trường tự nhiên và xã hội, làm suy giảm nghiêm trọng nguồn tài nguyên sinh quyển địa phương.

2.3.1.1. Vấn đề rác thải

ác thải đã, đang và sẽ còn là vấn đề nan giải của CLC. Thực tế, lượng du khách trong và ngoài nước đến với CLC không ngừng tăng qua các năm.

Điều đó đồng ngh a với việc lượng rác thải sẽ cũng tăng lên. Mùa nắng nóng, đỉnh điểm là vào các tháng , , 8 hằng năm nguồn nước sinh hoạt trên đảo bị cạn kiệt. Việc xử lí chất thải ở đây còn nhiều hạn chế.

Là xã đảo đầu tiên trên cả nước nói không với túi ni lông” từ năm qua, tuy nhiên, du khách đến tham quan, lưu trú trên đảo tăng đột biến đã tạo áp lực cho môi trường sinh thái biển đảo. Chỉ riêng năm 2015, hơn 350 nghìn lượt khách trong và ngoài nước đã đến với Cù Lao Chàm, khiến cho lượng rác thải bình quân mỗi ngày tăng thêm, trong đó lượng rác thải chủ yếu là tại thôn

49

bãi Làng. Theo thống kê, năm 2013 lượng rác thải trên đảo mỗi ngày khoảng 1.300 kg, trong đó thôn bãi Làng kg với 2 0kg rác không phân hủy được.

Đến nay, khối lượng rác thải mỗi ngày đã tăng gấp đôi, hơn 3 tấn và có chiều hướng tăng cao hơn nữa.

Nhiều dự án Xây dựng và đưa vào vận hành hệ thống quản lý rác thải cho Cù Lao Chàm” do Ban quản lý Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm, hợp phần sinh kế bền vững bên trong và xung quanh các Khu bảo tồn biển cùng Phòng Tài nguyên môi trường, công ty cổ phần Công trình công cộng Hội An và UBND xã Tân Hiệp phối hợp thực hiện đã góp phần cải thiện môi trường sống, quản lý nguồn rác thải trên đảo một cách có hệ thống. Cùng một số dự án khác, rác thải được xử lý theo phương pháp phân loại tại nguồn thành các loại chính là hữu cơ phân hủy được và vô cơ không phân hủy. ác hữu cơ phân hủy được sẽ xử lý tại chỗ bằng công nghệ composting rác không phân hủy sẽ được ép nén thành tấm rồi chuyển vào đất liền. Thế nhưng, dự án này vẫn chưa giải quyết rốt ráo khối lượng rác thải tại xã đảo.

Bên cạnh đó lượng khách tăng nhanh, lượng rác thải quá tải, số lượng người gom rác thải trên đảo thì lại hạn chế. Việc xử lý rác thải theo phương pháp phân loại không được tuân thủ. Nhiều hộ gia đình bây giờ không còn những thùng rác riêng hữu cơ và vô cơ nữa. Tại các bãi biển có du khách đến đông như bãi Ông, bãi Chồng,... tìm thấy thùng rác đã khó, lấy đâu ra thùng rác phân loại hưu cơ và vô cơ. Tại bãi Ông có 2 người dân được thuê dọn các nhà vệ sinh kiêm thu gom rác thải tại bãi. Tuy nhiên, sau khi gom rác do du khách để lại phương thức xử lý lại là đốt cháy ngay tại chỗ.

Nhiều du khách đến CLC du lịch nhưng ý thức tự giác bảo vệ môi trường chưa cao đã gây sức ép không nhỏ lên môi trường sinh thái của đảo.

Nhưng cũng có du khách là doanh nhân, trong chuyến du lịch tại đảo Cù Lao Chàm, đã nảy sinh ý tưởng tặng cho địa phương một phương tiện phù hợp với

50

quy mô xử lý vừa tầm lượng rác thải tại xã đảo. Khi thấy việc xử lý môi trường trên đảo đang là vấn đề cấp thiết, với trách nhiệm của cá nhân và doanh nghiệp, đã tặng một lò đốt rác bằng công nghệ Nhật Bản, sản xuất tại Thailand, có khả năng xử lý 500kg rác thải mỗi giờ, trung bình mỗi ngày xử lý 3 tấn, công suất tối đa là 10 tấn/ngày cho xã đảo. Việc lắp đặt, vận hành lò đốt rác này tại eo Gió - Cù Lao Chàm và được vận hành đầu tháng 4 – 201 vừa qua bước đầu giải quyết cơ bản lượng rác thải tại Khu dự trữ sinh quyển thế giới. Để triển khai, địa phương tiếp tục phát động toàn dân phân loại rác thải ngay tại nguồn.

Tuy vậy, nói như Bí thư xã đảo Tân Hiệp - Trần Tấn Dũng: Đây là vấn đề có tính lâu dài, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người dân trên đảo và sự tồn vong của khu dự trữ sinh quyển thế giới, vì vậy ý thức, trách nhiệm của người dân trong việc giữ gìn môi trường sinh thái là yếu tố hàng đầu”.

2.3.1.2. Ảnh hưởng đa dạng sinh học

Hiện nay, tiềm năng để phát triển du lịch sinh thái tại CLC là rất lớn, với tổng diện tích . 19 ha, trong đó có khoảng 1 5 ha rạn san hô và 500 ha thảm có biển, trong sự quản lí của KBT. Người dân ở đây có thể hưởng lợi bằng những nguồn thu nhập từ du lịch. Tuy nhiên, việc đó có thể kéo theo ảnh hưởng lớn tới sinh vật biển. Sự phát triển mạnh mẽ và ào ạt” du lịch sinh thái đã và đang gây nên một áp lực rất lớn về công tác bảo vệ môi trường nói riêng, bảo tồn đa dạng sinh học tại CLC.

Trong nhiều năm qua, các sản phẩm du lịch sinh thái được khai thác tại CLC chủ yếu hưởng dụng tài nguyên thiên nhiên, hơn 0% nguồn sản phẩm này lại hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn lợi đánh bắt biển và rừng sản phẩm có nguồn gốc từ dịch vụ, chế biến, chăn nuôi, trồng trọt rất nghèo. Việc tiêu thụ nguồn lợi sinh vật biển, sản phẩm rừng ngày càng gia tăng theo số lượng du khách đến thăm đảo đã tác động trực tiếp đến môi trường sinh thái biển. Kết quả kiểm soát mới đây của Ban quản lý KBTB Cù lao Chàm cho thấy, độ phủ rạn

51

san hô, mật độ cá rạn giảm dần tình trạng khai thác một số đối tượng tài nguyên như bào Ngư, điệp Quạt, ốc Vú Nàng, ốc Nón, sao Biển, trai Tai Tượng, cá Cảnh… hiện đang diễn ra khá phức tạp. Cùng với tình trạng khai thác khó kiểm soát của người ngoài địa phương, các nguyên nhân gián tiếp liên quan đến suy giảm nguồn lợi tại Cù Lao Chàm cũng bắt nguồn từ sự thiếu phối hợp trong quản lý và thiếu sự tham gia bảo vệ của cộng đồng, trong đó có các lực lượng chức năng như công an xã, biên phòng, kiểm ngư, dân quân xã và bảo tồn biển.

Theo Ban Quản lý KBTB Cù Lao Chàm, các dấu hiệu về chất lượng nước của vùng cửa sông Thu Bồn – Hội An đã và đang ảnh hưởng trực tiếp đến Cù Lao Chàm, đặc biệt trong mùa mưa, bão. Hiện tượng nước ngọt, phù sa, rác thải đã có ảnh hưởng tăng dần tại các vùng rạn san hô. Thêm vào đó, việc đầu tư mở đường quanh đảo, xây dựng bờ kè, sửa chữa lại âu thuyền, các công trình hạ tầng và cả những tour du lịch lặn ngắm san hô,... phần nào cũng đã ảnh hưởng đến cảnh quan của CLC trong một thời gian nhất định.

Được biết, trước đây, sản lượng khai thác hải sản của CLC khoảng hơn 1.500 tấn mỗi năm, nhưng sau khi có KBTB và du lịch sinh thái phát triển thì giảm còn 800 tấn mỗi năm. Để đáp ứng nhu cầu, người dân đa phần tập trung vào khai thác các sản phẩm phục vụ du lịch kể cả ở một số vùng ngư trường được bảo tồn, nơi có hệ sinh thái rạn san hô nhạy cảm. Trong bối cảnh đó, một số đối tượng nguồn lợi lại đang bị khai thác quá mức, khiến cho số lượng cá thể giảm dần, kích thước cá thể cũng nhỏ dần. Đây là thách thức lớn đối với nguồn lực tự nhiên phục vụ phát triển du lịch sinh thái lâu bền.

Gần đây, khu dự trữ sinh quyển CLC đã ra văn bản chấn chỉnh hoạt động du lịch tại các đảo, việc đưa khách du lịch ồ ạt ra các đảo sẽ gây ảnh hưởng không tốt tới môi trường của đảo. Trong đó bao gồm phân chia cụ thể vùng cấm tuyệt đối, vùng cho phép khai thác và vùng dành cho du lịch. Đồng thời nâng cao đời sống cho người dân vùng đảo, là lực lượng nòng cốt ảnh hưởng

52

trực tiếp đến việc khai thác cũng như bảo vệ vùng biển này. Những phương thức tạo điều kiện cho người dân chuyển đổi sinh kế - chủ yếu liên quan đến làm phục vụ dịch vụ trong du lịch, giảm áp lực khai thác lên tài nguyên biển đồng thời nâng cao ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.

2.3.2. Ảnh hưởng của phát triển du lịch sinh thái với kinh tế

Du lịch sinh thái đã và đang có tác động không nhỏ đến sự phát triển tích cực về kinh tế - xã hội chung của tỉnh không chỉ hiện tại và cả nhiều năm tiếp theo. Theo số liệu thống kê của thành phố Hội An, trong những năm qua, dân số tại Cù Lao Chàm không thay đổi lớn (tổng số dân trên dưới 3.000 người), tuy nhiên, thành phần nghề nghiệp đã thay đổi nhiều, nhất là các sinh kế mới ra đời cùng với sự phát triển của du lịch. Sự ra đời của KBTB và sau đó là KDTSQ đã hỗ trợ cho cộng đồng Cù Lao Chàm cơ sở thuận lợi phát triển du lịch, khôi phục nguồn lợi, mang lại cơ hội kinh doanh, phát triển du lịch... Sự ra đời của KBTB và sau đó là KDTSQ đã hỗ trợ cho cộng đồng Cù Lao Chàm cơ sở thuận lợi phát triển du lịch. Qua mô hình Cù Lao Chàm, một lần nữa định ngh a của du lịch sinh thái đã được minh chứng rất rõ ngh a "Du lịch sinh thái là bảo tồn và lợi ích cộng đồng".

Không chỉ bảo tồn được sự đa dạng thiên nhiên mà du lịch sinh thái đang thay đổi bộ mặt kinh tế của đảo hằng ngày. Người dân trước đây chủ yếu là thu nhập bằng nghề làm biển thì nay còn có hoạt động du lịch và kinh doanh các mặt hàng phục vụ du lịch và khách du lịch.

53

(Nguồn: điều tra) Biểu đồ 2.2: Thu nhập chính của người dân CLC

Theo số liệu điều tra thu nhập chính hiện nay của dân cư trên đảo từ hoạt động du lịch và các công tác bảo tồn chiếm 51,3%, thu nhập chính từ biển là 45,3% còn lại là thu nhập từ các nguồn. Nhiều hộ đã chuyển đổi sinh kế hẳn từ đi biển, đánh bắt cá sang làm du lịch như kinh doanh homestay, mở nhà hàng phục vụ du khách … Trong các hộ gia đình điều tra có 25 % các hộ gia đình chuyển sang kinh doanh ăn uống, 1 , % các hộ kinh doanh homestay, 33% các hộ hoạt động chế biến và bán hàng lưu niệm cũng như các đặc sản địa phương, một số khác chuyên chở khách du lịch đồng thời hướng dẫn tham quan trên đảo.

54

(Nguồn: điều tra) Biểu đồ 2.3: Các hoạt động du lịch người dân tham gia

Khi tham gia hoạt động du lịch người dân nhận được sự giúp đỡ rất lớn từ chính quyền địa phương và các tổ chức phi chính phủ, đặc biệt là KBTB CLC. Không chỉ hỗ trợ về vốn, những hộ gia đình tham gia hoạt động du lịch như kinh doanh homestay, phục vụ vận chuyển khách du lịch còn được đào tạo nghiệp vụ liên quan, ngoại ngữ, bồi dưỡng các k năng cần thiết phục vụ khách. Vào những năm đầu xây dựng KBTB Cù Lao Chàm, khoảng chừng % tổng số hộ dân đã vay vốn từ các chương trình tín chấp tại địa phương, hội đoàn thể, hoặc người thân và bạn bè. Trong thời gian từ năm 200 đến 2013, người dân được tiếp cận các nguồn vốn từ ngân hàng chính sách, hỗ trợ sinh kế LMPA (sinh kế cộng đồng trong và xung quanh các KBTB) và GEF (Qu môi trường toàn cầu) với lãi suất ưu đãi. Không chỉ có vậy, năm 2012, Ngân hàng Nông nghiệp đã đặt trạm giao dịch tại đảo, tạo điều kiện thuận lợi cho bà con ngư dân vay và gửi tiền. Với các nguồn vốn vay, người dân tập trung vào đầu tư các trang thiết bị để khai thác nguồn lợi từ biển như ghe, tàu, lưới đánh cá.

Khi hoạt động du lịch được nở rộ tại khu vực đảo, bà con còn tập trung đầu tư mở rộng homestay, nhà hàng, tàu chuyên chở khách du lịch ... Tại CLC nhiều gia đình đã chuyển đổi từ thuyền đi biển thành thuyền chuyên chở khách, mua

55

sắm thêm áo phao, kính lặn biển phục vụ nhu cầu của khách du lịch. Những ngư dân đi biển bây giờ trở thành những người hướng dẫn viên thực thụ. Họ vừa điều khiển, vừa nói chuyện cho khách nghe về CLC với những câu chuyện huyền thoại, những điều kỳ thú của hòn đảo nguyên sơ này.

Hơn thế nữa, khi cộng đồng dân cư tham gia làm du lịch họ hiểu rõ hơn về lợi ích và trách nhiệm của việc bảo tồn. Cộng đồng ở đây được hướng dẫn tăng cường công tác quản lý các hoạt động du lịch tại địa phương. Người dân đã tham gia phong trào "nói không với túi ni lông" và phân loại rác hữu cơ – vô cơ một cách tự giác. Những hành động này không chỉ dừng lại ở vấn đề môi trường mà nó đã trở thành một sản phẩm du lịch, góp phần nâng cao thu nhập cho cộng đồng Cù Lao Chàm.

Đặc biệt, từ năm 2011 đến nay, các nỗ lực của cộng đồng đã trở thành hiện thực với sự ra đời của tổ cua đá, tiểu khu bảo tồn biển bãi Hương, một lần nữa đã chứng tỏ sự lớn mạnh và khả năng chia sẻ trách nhiệm và lợi ích của từng nhóm cộng đồng với hoạt động bảo tồn hỗ trợ cho phát triển du lịch sinh thái tại Cù Lao Chàm.

2.3.3. Ảnh hưởng của phát triển du lịch sinh thái với xã hội - nhân văn Hoạt động du lịch đã đưa những làn gió mới về xã đảo CLC. Việc chuyển đổi sinh kế từ làm biển sang làm du lịch đã đem lại lợi ích không chỉ về mặt kinh tế mà còn thay đổi diện mạo của môi trường văn hóa xã hội tại cụm đảo này. Trước đây, khi cả nghìn hộ dân không có lấy ngôi nhà lợp ngói khang trang. Thấy người lạ dân cứ đứng trong nhà nhìn ra lom lom trẻ con thì cứ chạy theo, tò mò nhìn. Đời sống dân cư hồn nhiên”, thậm chí không buồn làm cả nhà vệ sinh. Nếu không kể tàu thuyền sử dụng máy đẩy thì trên hòn đảo này hoàn toàn không sử dụng vật dụng cơ khí, cơ giới, dù là chiếc xe đạp. Dân cư chưa đầy 3.000 người, tập trung ở bãi Hương, bãi Làng, chủ yếu làm nghề chài lưới trẻ con đi học đến hết lớp 9 là nghỉ về phụ cha mẹ kiếm con tôm con cá

56

gần bờ đổi gạo. Đời sống vật chất chừng đó con người tuy chưa đủ đầy, nhưng giàu lòng hiếu khách.

Theo sự phát triển của loại hình du lịch sinh thái, đời sống người dân ở đây bây giờ đã khá lên rất nhiều. Hệ thống cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất k thuật trên đảo cũng được đâu tư phát triển. Hòn đảo trở thành một vùng du lịch hiện đại, tiện nghi thu hút du khách bốn phương. Du khách có thể tham quan quanh đảo bằng xe máy, trên con đường nhựa mới mở phẳng lỳ. Người dân tại chỗ bắt đầu biết biến ngôi nhà của mình thành những homestay, nhà nghỉ… mở nhà hàng, dịch vụ đón khách.

Hệ thống điện lưới quốc gia đã về tới đảo vào tháng 4 năm 201 , từ nay người dân không còn sống trong cảnh thiếu điện. Nhiều hộ gia đình đã mua thêm tivi, loa đài, tủ lạnh, máy quạt, … phục vụ cho sinh hoạt hằng ngày và phục vụ khách du lịch. Hệ thống nước cũng đang được lắp đặt để đảm bảo nước sạch sinh hoạt cho mọi nhà và hạn chế sự thiếu nước vào mùa khô cạn.

Trên đảo đã có trường mẫu giáo, tiểu học và trung học cơ sở, học lên cấp 3 con em trên đảo phải vào Hội An. Nhiều gia đình con em theo học các trường cao đẳng, đại học chuyên ngành du lịch.

Cù Lao Chàm có vị trí xa xôi với đất liền nhưng là vùng đất mang đậm văn hóa tín ngưỡng truyền thống Việt Nam. Sự an lành trong cuộc sống luôn thường trực và được biểu lộ rõ nét bằng hệ thống di tích được phân bố dày đặc, đầy đủ về loại hình trên một địa bàn có số dân cư thưa thớt. Những giá trị vốn có này của địa phương được gìn giữ, phục hồi và phát triển thông qua các hoạt động du lịch. Các tour du lịch tham quan các điểm văn hóa tâm linh, các hoạt động thiết thực như khôi phục các lễ hội văn hóa dân gian, biểu diễn các loại hình nghệ thuật cổ truyền, các món ăn truyền thống đến xây dựng các sản phẩm du lịch mới như đêm hội Cù Lao Chàm, có không gian trải rộng suốt trục giao thông chính ở bãi Làng với nhiều hoạt động văn hóa, giải trí đa dạng như trình

Một phần của tài liệu Du lịch sinh thái trong vấn đề phát triển kinh tế xã hội từ thực tiễn cù lao chàm, tỉnh quảng nam (Trang 54 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)