Phương hướng phát triển du lịch tại Cù Lao Chàm

Một phần của tài liệu Du lịch sinh thái trong vấn đề phát triển kinh tế xã hội từ thực tiễn cù lao chàm, tỉnh quảng nam (Trang 66 - 70)

Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI BỀN VỮNG TẠI CÙ LAO CHÀM

3.1. Phương hướng phát triển du lịch tại Cù Lao Chàm

3.1.1. Các quan điểm và định hướng phát triển du lịch sinh thái bền vững

3.1.1.1. Quan điểm về môi trường sinh thái

Thông qua phương thức đồng quản lý, khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm giới thiệu và cộng đồng tiếp nhận một cách tiếp cận mới trong quản lý nguồn lợi trên cơ sở hệ sinh thái một cách kịp thời. Đồng thời khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm đã lồng ghép được các khái niệm về quản lý tổng hợp và quản lý thích ứng vào trong việc quản lý tự nhiên, bảo vệ môi trường tại địa phương.

Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm đã thể hiện được sự đồng thuận cao của cộng đồng trong quy hoạch phân vùng và xây dựng quy chế và kế hoạch quản lý, cũng như sự phê chuẩn của UBND tỉnh Quảng Nam cho các cam kết này của cộng đồng.

Nhằm giảm thiểu sự xâm hại khá thường xuyên, nặng nề do hoạt động khai thác, đánh bắt thuỷ sản của ngư dân địa phương, ban điều hành dự án khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm chia nơi đây thành nhiều khu vực, nhiều vùng với các chức năng riêng, khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm được chia thành nhiều vùng như vùng bảo vệ nghiêm ngặt, vùng phục hồi sinh thái, vùng phát triển du lịch, vùng khai thác hợp lý và vùng phát triển cộng đồng. từng vùng, ban điều hành dự án lựa chọn các giải pháp phù hợp để nâng cao hiệu quả công tác bảo tồn nhưng vẫn không gây xáo trộn sinh hoạt bình thường của cư dân trên đảo.

61

Nhằm khắc phục những tồn tại trong thời gian qua, phương hướng sắp tới với lượng khách du lịch đến CLC, song song với việc khai thác phát triển du lịch cần chú trọng công tác bảo vệ các nguồn tài nguyên tự nhiên và cảnh quan thiên nhiên phục vụ phát triển DLST. Quy hoạch đầu tư phát triển DLST theo hướng bền vững, với môi trường hấp dẫn khách du lịch, đảm bảo chất lượng và giá trị của sản phẩm du lịch. Hạn chế tình trạng khai thác quá tải, vượt sức chứa làm xuống cấp các điểm du lịch – DLST hiện nay.

3.1.1.2. Quan điểm về kinh tế

CLC cần đẩy mạnh các hoạt động thu hút đầu tư phát triển điểm DLST mới, phát triển cơ sở hạ tầng du lịch của các đối tác trong và ngoài nước, đặc biệt cho các bãi cơ sở hạ tầng còn sơ sài.

Có chính sách ưu tiên cho các dự án đầu tư vào l nh vực DLST, các dự án có nội dung tái tạo, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên như trồng rừng tạo cảnh quan, giữ gìn và khôi phục nguồn nước ven biển,... Đồng thời, áp dụng chính sách linh hoạt để hỗ trợ nguồn vốn hoặc hỗ trợ lãi suất từ nguồn vốn ngân sách cho các dự án đầu tư DLST.

Phối hợp với các doanh nghiệp du lịch để tiến hành thường xuyên các chiến dịch quảng cáo về DLST cho CLC. Kết hợp đẩy mạnh quảng bá hình ảnh du lịch của CLC ra thị trường thế giới, đặc biệt chú trọng các thị trường truyền thống của Việt Nam như Nhật, Anh, Pháp, Đức, Đài Loan, Nga và các nước Đông Âu.

Nghiên cứu học hỏi kinh nghiệm từ các mô hình phát triển DLST đã thành công cũng như thất bại tại các nước trong khu vực và ở khu vực khác ở Việt Nam để vận dụng cho xã đảo CLC, tạo điều kiện cho DLST CLC phát triển nhanh và bền vững.

Hỗ trợ cộng đồng tham gia tích cực vào hoạt động bảo tồn và phát triển sinh kế thay thế tại địa phương.

62

3.1.1.3. Quan điểm đẩy mạnh phát triển các sản phẩm DLST

Ưu tiên hàng dầu cho việc tập trung xây dựng hệ thống sản phẩm DLST chất lượng, đặc sắc - độc đáo, đa dạng và có giá trị cao để đáp ứng nhu cầu của du khách, phát triển các sản phẩm DLST có hàm lượng cao về sinh thái môi trường, kết hợp hài hòa các yếu tố tự nhiên và văn hóa các địa phương.

Ngoài DLST biển – đảo, khám phá thiên nhiên, cũng cần đẩy mạnh khai thác kho tàng văn hóa đặc sắc và độc đáo hiện có để tạo ra nhiều sản phẩm DLST đặc thù thu hút khách du lịch.

3.1.1.4. Quan điểm tập trung đẩy mạnh phát triển DLST văn hóa lịch sử Nền tảng của DLST văn hóa dựa vào bản sắc văn hóa địa phương với sự tham gia của cộng đồng nhằm phát huy các giá trị văn hóa truyền thống.

Cần nghiên cứu và có kế hoạch hợp lý trong việc sử dụng tài nguyên du lịch văn hóa theo một quy trình nghiêm ngặt, khoa học và đồng bộ để DLST văn hóa phát triển một cách bền vững, không gây tổn hại đến môi trường và nền văn hóa bản địa đặc sắc. Kết hợp du lịch văn hóa với các loại hình du lịch khác như gắn loại hình DLST, du lịch về với thiên nhiên, du lịch cộng đồng, du lịch homestay, ...

3.1.1.5. Quan điểm chú trọng đào tạo phát triển nguồn nhân lực cho hoạt động DLST

Đội ngũ nguồn nhân lực cho hoạt động du lịch nói chung và DLST nói riêng khá thiếu và chất lượng chưa đảm bảo. Do đó để hỗ trợ phát triển DLST một cách bền vững cần đẩy mạnh công tác đào tạo, tăng cường về số lượng và chất lượng, chú trọng hệ thống nhân viên quản lý, các hướng dẫn viên, … đảm bảo cân đối ngành nghề, trình độ đào tạo các cấp để đáp ứng yêu cầu phát triển hoạt động DLST tại đảo.

3.1.2. Định hướng phát triển du lịch sinh thái bền vững tại Cù Lao Chàm 3.1.2.1. Tổ chức không gian du lịch sinh thái

63

CLC đang sở hữu những tiềm năng mà không phải nơi nào cũng có được. Đó là không gian du lịch trải dài và rộng khắp từ rừng đến biển khơi.

Bên cạnh tài nguyên tự nhiên được đánh giá là một trong những Khu bảo tồn có hệ sinh thái đa dạng và phong phú bậc nhất ở nước ta, CLC còn chứa một kho tàng tài nguyên văn hóa vật thể và phi vật thể rất đặc sắc.

Đặc sản” của Cù lao là các bãi biển trải dài từ Tây Bắc xuống Đông Nam với bờ cát dài, trắng mịn, nước trong xanh.

+ Bãi Bắc: nhiều hang động tự nhiên, ít người đến.

+ Bãi Ông: gần bãi Làng, kế bên bến tàu, có nhiều nhà hàng tấp nập vào buổi trưa, đây là bãi đông khách nhất, các tour du lịch thường đưa khách đến đây ăn trưa, tắm biển.

+ Bãi Làng: là bến cá với 2 cầu tàu, là nơi đón khách ra đảo, từ đây đi vào khu dân cư xóm Cấm của đảo.

+ Bãi Xếp: chưa khai thác du lịch nên vắng vẻ, yên t nh.

+ Bãi Chồng: bãi biển đẹp, có phòng tắm nước ngọt và thay đồ, hàng dừa thẳng tắp rất mát mẽ. địa điểm tắm biển, lặn ngắm san hô của du khách, đặc biệt là du khách nước ngoài.

+ Bãi Bìm : tắm miễn phí, bãi nước trong xanh có bãi đá cho bạn tạo dáng chụp hình.

+ Bãi Hương: khó tắm vì nhiều thuyền bè neo đậu, nên ăn hải sản ở đây vì rất tươi ngon.

3.1.2.2. Định hướng về phát triển sản phẩm du lịch

- Tiếp tục khai thác các tour hiện hành, chủ yếu là khai thác tài nguyên du lịch tự nhiên sản phẩm du lịch chủ yếu là nghỉ dưỡng, tắm biển và lặn ngắm san hô ngoài ra, có tổ chức tham quan một số địa điểm văn hóa như giếng xóm Cấm và chùa Hải Tạng. Du khách còn có thể thuê thuyền đi dạo vòng quanh

64

đảo, tham quan các bãi thưởng thức ẩm thực trên đảo với chủ yếu là hải sản, ăn rau rừng và uống nước lá Lao.

Đặc biệt tối thứ hàng tuần du khách được thưởng thức chương trình Đêm Cù Lao” với không gian văn hóa đặc sắc.

- Khai thác các tour DLST mới kết hợp du lịch văn hóa, du lịch trải nghiệm.

3.1.2.3. Định hướng về thị trường nguồn khách

Căn cứ vào số liệu những năm qua cho thấy số lượng khách du lịch nội địa đến với CLC cao hơn so với khách quốc tế. Trong khi đó thị trường khách quốc tế truyền thống được xác định đến thời điểm hiện nay là: Pháp, Đức, M , Anh. Ngoài ra lượng khách các nước khác cũng đang gia tăng nhanh gồm: Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, các nước Đông Âu,...

Có thể xác định trong những thời gian tới thị trường nguồn khách DLST ưu tiên của CLC sẽ bao gồm:

- Thị trường châu Âu: Pháp, Đức, các nước Đông Âu - Thị trường Bắc M : M

- Thị trường Đông Bắc Á: Đài Loan, Trung Quốc, Nhật Bản

Đối với nguồn khách nội địa chủ yếu vẫn là khách từ Hà Nội và các tỉnh phía Bắc.

Một phần của tài liệu Du lịch sinh thái trong vấn đề phát triển kinh tế xã hội từ thực tiễn cù lao chàm, tỉnh quảng nam (Trang 66 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)