Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI BỀN VỮNG TẠI CÙ LAO CHÀM
3.2. Giải pháp phát triển du lịch sinh thái bền vững tại Cù Lao Chàm
65
Trước tiên, cần tiến hành nghiên cứu môi trường sinh thái và tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học quanh vùng đệm Cù Lao Chàm tiến tới xây dựng thí điểm các mô hình khai thác hợp lý, kết hợp bảo tồn tài nguyên biển theo hướng bền vững cho cộng đồng cư dân quanh vùng đệm. Từ đó, xây dựng các quy định bảo vệ môi trường sinh thái dành riêng cho các cộng đồng cư dân địa phương sinh sống quanh vùng đệm, khách du lịch, các công ty du lịch, chính quyền địa phương. Thành lập được các tổ, đội khai thác nguồn lợi thủy sản gắn với cam kết và tuân thủ đầy đủ những quy tắc trong việc khai thác nguồn lợi biển xung quanh vùng đệm. Tiến hành tham vấn cộng đồng địa phương về vị trí khoanh vùng đệm và những cam kết của cộng đồng địa phương trong khai thác hợp lý và bảo vệ tài nguyên biển, đa dạng sinh học quanh vùng đệm, trên cơ sở tham vấn của chính quyền địa phương và ý kiến của các chuyên gia cùng thực hiện.
Truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng thông qua phát tài liệu, panô, poster, bưu thiếp, tờ rơi về bảo vệ đa dạng sinh học biển Cù Lao Chàm, bảo vệ tài nguyên biển, bảo vệ môi trường, cảnh quan vùng đệm trong và ngoài KBTB. Xây dựng các phòng trưng bày, tổ chức các sự kiện truyền thông, chương trình truyền thông, tổ chức các lớp tập huấn tuyên truyền đến người dân sinh sống trong khu vục nhằm nâng cao nhận thức, ý thức khai thác hợp lý và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường xung quanh vùng đệm Cù Lao Chàm.
Nghiên cứu sinh kế cộng đồng cho cư dân quanh vùng đệm bằng việc tiến hành khảo sát các đối tượng người dân sống bằng nghề khai thác tài nguyên quanh vùng đệm Cù Lao Chàm. Đào tạo k năng làm việc với cộng đồng, đào tạo hướng dẫn viên du lịch địa phương, dạy tiếng Anh cho cư dân địa phương. Liên kết với các trường dạy nghề để đào tạo nghề du lịch và nghề nấu ăn cho cư dân sống quanh vùng đệm nhằm phục vụ cho khách du lịch. Phối
66
hợp với cộng đồng cư dân địa phương với các công ty du lịch để triển khai, xây dựng các hoạt động dịch vụ du lịch như: tham quan, câu cá, homestay, chở khách. Tổ chức các lớp dạy nghề để khai thác nguồn lực bản địa như, làm nước mắm, trồng rau sạch trên đảo, làm quà lưu niệm bán cho du khách, xây dựng các đội văn nghệ phát triển các loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống của địa phương nhằm phục vụ du lịch. Đồng thời, có chính sách cho người dân địa phương quanh vùng đệm vay vốn với lãi suất thấp để chuyển đổi sinh kế. Việc giải quyết sinh kế đã tạo được thu nhập đa dạng, giảm những tổn thương cho cộng đồng. Việc lôi cuốn cộng đồng địa phương là yếu tố cực kỳ quan trọng để có được những thay đổi lâu dài trong cách quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên trong vùng đệm và khu bảo tồn. Họ là "những người quyết định" cuối cùng, và cần phải tham gia vào các quá trình lập kế hoạch và thực hiện trong quá trình khai thác và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên biển ở Cù Lao Chàm.
Kêu gọi sự tham gia của cộng đồng địa phương vào các đội tuần tra giám sát và quan trắc xung quanh vùng đệm. Xây dựng chương trình tuần tra có sự tham gia phối hợp của cộng đồng, thành lập các đội tuần tra (10 người là người địa phương), tập huấn chuyên môn nghiệp vụ về tuần tra, giám sát, quan trắc cho các đội và đảm bảo hoạt động thường xuyên hàng ngày trong khu vực xung quanh vùng đệm, có cơ chế chính sách hỗ trợ chi phí tiền công lao động cho các đội tuần tra này một cách thỏa đáng. Xây dựng câu lạc bộ bảo tồn biển, cộng đồng tham gia xác định khoanh vùng và xây dựng quy chế trong KBTB.
Xây dựng các chương trình giáo dục bảo vệ môi trường trong trường học, thông qua các chương trình nghiên cứu để nâng cao năng lực cho cán bộ và cộng đồng cư dân vùng đệm Cù Lao Chàm. Thảo luận cộng đồng, phát động các chiến dịch vận động bảo vệ môi trường, chương trình làm sạch bãi biển, tài nguyên thiên nhiên cho học sinh, thanh niên, phụ nữ ở Hòn Lao và cư dân sinh sống quanh vùng đệm Cù Lao Chàm, xây dựng các mô hình xử lý nước thải
67
sinh hoạt cho cư dân quanh vùng đệm, nhất là cư dân sống trên các Hòn Lao của Cù Lao Chàm.
Vùng đệm Cù Lao Chàm có vai trò to lớn đối với Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm. Vùng đệm được xác định ranh giới rõ ràng, vì vậy cần được quản lý, tổ chức khoa học để nâng cao việc bảo tồn KBTB Cù Lao Chàm và chính vùng đệm, đồng thời, mang lại lợi ích cho nhân dân sống quanh khu vực này. Điều này đã và đang được thực hiện bằng cách áp dụng các hoạt động phát triển đặc biệt góp phần vào việc nâng cao đời sống kinh tế - xã hội của các cư dân sống trong vùng đệm Cù Lao Chàm. Vấn đề bảo vệ tài nguyên thiên nhiên ở vùng đệm cũng cần được quan tâm thỏa đáng hơn nữa. Hiện nay, nên có sự thống nhất để phát triển cộng đồng bền vững và bảo tồn đa dạng sinh học. Đây không phải là một nhiệm vụ dễ dàng, đặc biệt là ở Cù Lao Chàm khi cư dân vẫn còn gặp nhiều khó khăn và nghèo đói. Như vậy, bảo tồn bền vững tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học ở vùng đệm Cù Lao Chàm đòi hỏi một cách tiếp cận tổng thể liên quan đến nhiều ngành, nhiều bên tham gia.
3.2.1. Giải pháp bảo vệ môi trường sinh thái
- Tăng cường công tác qui hoạch, phân vùng bảo tồn, khai thác rừng, biển công bố danh mục động thực vật cấm/ hạn chế được khai thác. Qua đó giúp cho người dân khai thác thủy sản, lá Lao, rau rừng, ngô đồng,… phù hợp, đúng quy định, hạn chế tình trạng khai thác tràn lan, gây cạn kiệt nguồn nguyên liệu.
- Đồng thời tạo ra một số cơ chế mở để người dân có thể khai thác có giới hạn, trong sự kiểm soát một số loại cây để phục vụ bảo tồn, phát huy di sản văn hóa phi vật thể như: khôi phục ngôi nhà truyền thống bằng tranh mây phục vụ khách tham quan quy hoạch khu vực rừng tự trồng với những cây dân cư có thể khai thác để tạo sản phẩm phục vụ khách du lịch như cây ngô đồng, rừng cây lá Lao, rau rừng…
68
- Cần khôi phục, duy trì canh tác nông nghiệp với hệ thống thủy lợi của một số thửa ruộng (ruộng bậc thang bãi Ông, ruộng đồng chùa bãi Làng) để phục vụ tham quan bằng hình thức nông dân kết hợp với doanh nghiệp du lịch hoạch hoặc doanh nghiệp đầu tư. Từ đó giữ lại được nét văn hóa độc đáo trong văn hóa nghề nghiệp của dân vùng đảo.
3.2.2. Giải pháp phát triển sản phẩm du lịch sinh thái
- Đưa một số di tích vào điểm tham quan thay vì 2 điểm như hiện nay (giếng xóm Cấm và chùa Hải Tạng). Các di tích có thể đưa vào tuyến để kéo dài thời gian tham quan như lăng Cô Hồn (bãi Ông), đình Tiền Hiền, lăng Ông Ngư, lăng Bà Bạch (bãi Làng), miếu Tổ nghề Yến, miếu Ngũ Hành (bãi Hương),… Tạo một số sản phẩm du lịch đặc thù như các sản phẩm từ cây ngô đồng, lá Lao, đồ m nghệ từ vỏ ốc, sò, các loại san hô khô, các sản vật như gắm, hạt ngô đồng, tràm, ươi… Tổ chức phục hồi trình diễn về hát bả trạo, đánh lú,, chơi bài chòi,… Sáng tạo hơn trong các đêm Cù Lao với sự kết hợp, phát huy các giá trị văn hóa biển đảo Cù Lao để phục vụ khách du lịch.
- Cần quan tâm du lịch sinh thái trải nghiệm không chỉ ở khía cạnh rừng, biển, suối mà còn là các nghề đặc trưng chỉ có tại đảo như nghề hái lá Lao, nghề hái rau rừng, nghề đánh bắt hải sản, nghề làm bánh ít, nghề đan võng ngô đồng, … để có thể phát huy đầy đủ, hiệu quả di sản văn hóa phi vật thể và cảnh quan. Mở rộng tour tuyến tham quan theo hướng du lịch sinh thái:
kết hợp giữa du lịch văn hóa với du lịch biển, du lịch rừng theo hướng trải nghiệm, homestay với sự tham gia của cộng đồng và nới dài ngày tham quan.
Trong thời gian tới cần chú ý hơn đối tượng khách cao cấp, trung lưu đến du lịch tại Cù Lao, đặt giá vé tham quan cho các điểm, nâng cao chất lượng dịch vụ nghỉ dưỡng, nâng cao chất lượng dịch vụ, đón tiếp của điểm đến. Cần tạo một sản phẩm du lịch nhằm giới thiệu về các sản phẩm văn hóa của cư dân biển đảo CLC.
69
3.2.3. Giải pháp đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch sinh thái từ cộng đồng dân cư địa phương
- Mục tiêu phát triển nguồn nhân lực du lịch sinh thái từ cộng đồng địa phương là đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực hiện có, chuẩn bị một lực lượng lao động có trình độ tri thức cao ngang tầm với nhiệm vụ và phù hợp với nền kinh tế tri thức, làm nòng cốt cho hoạt động phát triển ngành du lịch và DLST của CLC trong thời gian tới.
- Xây dựng các chương trình đào tạo nhân lực bao gồm đào tạo mới và đào tạo lại cho nguồn nhân lực hiện có. Coi trọng việc đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý trực tiếp tham gia hoạt động DLST tại đảo, khu bảo tồn biển, các nhà doanh nghiệp, đội ngũ nhân viên làm các dịch vụ để có thể phối hợp hoạt động DLST có hiệu quả, đảm bảo đạt tỷ lệ 0 - 5% lao động được đào tạo chuyên sâu về du lịch. Song song với đào tạo cần xác lập hệ thống các tiêu chuẩn, trình độ tối thiểu về chuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ, những người lao động khác trong l nh vực du lịch, đặc biệt DLST. Kêu gọi, tạo điều kiện cho con em thuộc dân cư trên đảo học nghề du lịch có cơ hội làm DLST trên đất đảo quê hương.
- Cần xây dựng chương trình đào tạo một cách bài bản hơn, chú trọng bổ sung kiến thức sinh thái bền vững trong du lịch cho hướng dẫn viên, đặc biệt là hướng dẫn viên địa phương.
- Bốn nghề hiện nay đang khai thác gắn với tri thức dân gian ở CLC (nghề trồng lúa, nghề đốn lá Lao, nghề hái rau rừng và nghề đan võng ngô đồng) đang có số người tham gia hoạt động thấp, và có nguy cơ bị mai một.
Vì vậy, cần có chính sách ổn định dân cư, đào tạo nhân lực để duy trì, phát triển các nghề mang tính đặc trưng này.
- Bên cạnh đó, đào tạo nguồn nhân lực mới, trẻ nhằm phục hồi và trình diễn một số sinh hoạt văn hóa diễn xướng dân gian phục vụ khách tham quan.
70
- Thường xuyên mở các cuộc tập huấn, các lớp hướng dẫn để nâng cao khả năng cộng đồng về giao tiếp, trình độ ngoại ngữ, khả năng nắm bắt và giới thiệu, hướng dẫn sản phẩm thiên nhiên và sản phẩm văn hóa địa phương cho du khách.
3.2.4. Giải pháp tăng cường tổ chức quản lý
- Quy hoạch đầu tư phát triển DLST hợp lý hướng đến mục tiêu hàng đầu nhằm khai thác tối ưu nguồn lực về tài nguyên DLST: các giá trị tài nguyên du lịch rừng, biển cảnh quan thiên nhiên, đa dạng sinh học các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể đặc biệt là văn hóa truyền thống cho phát triển DLST.
- Ưu tiên xem xét chọn các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, nâng cấp phục hồi, trùng tu các di tích lịch sử, các di sản văn hóa và các tài nguyên nhân văn có giá trị khác.
- Trong quản lý xây dựng, để hạn chế các tác động tiêu cực đến môi trường khu vực cần xây dựng và ban hành hệ thống các tiêu chuẩn về mật độ, chiều cao xây dựng, tiêu chuẩn bảo vệ môi trường dành cho các dự án đầu tư trong quá trình cấp phép cũng như quá trình xây dựng và hoạt động của dự án.
Đặc biệt chú trọng đến các dự án ở các vùng sinh thái nhạy cảm.
- Hiện đại hóa hệ thống thông tin phục vụ cho việc quản lý du lịch.
Khuyến khích đầu tư trang thiết bị k thuật hiện đại để tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao dịch nhanh chóng qua mạng, trao đổi thư từ, xử lý thông tin và tăng cường nguồn tri thức. Nâng cao vai trò, chức năng của các trung tâm thông tin du lịch để cung cấp những thông tin cần thiết và kịp thời về du lịch - DLST cho du khách và cho ngay cả người dân tại địa phương.
3.2.5. Giải pháp nâng cao nhận thức và thu hút sự tham gia của công đồng địa phương trong phát triển du lịch sinh thái bền vững
- Thực hiện xã hội hóa du lịch và DLST, nâng cao hơn nữa nhận thức của người dân về ý ngh a của phát triển DLST đối với phát triển bền vững tự
71
nhiên và môi trường, thông qua những chương trình giáo dục truyền thông đại chúng, tổ chức các sự kiện kết hợp quảng bá và tuyên truyền các nội dung DLST cho người dân và du khách.
- Khuyến khích cộng đồng địa phương tham gia trùng tu và bảo tồn các di sản văn hóa lịch sử tại địa phương, phát triển các làng nghề, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống như các lễ hội, các trò chơi dân gian. Bên cạnh đó cần khuyến khích, tận dụng các kinh nghiệm thực tiễn và các nguồn tri thức quý báu của cư dân địa phương trong việc đề ra những giải pháp bảo vệ các nguồn tài nguyên DLST, các giải pháp quy hoạch phát triển hoạt động DLST nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững và các lợi ích của cộng đồng.
- Kết hợp các chương trình phát triển DLST bền vững với các chương trình chuyển đổi sinh kế, để gắn trách nhiệm và quyền lợi của cộng đồng trong phát triển DLST.
- Liên kết với các tổ chức quốc tế, các trường trung cấp, cao đẳng, đại học các công ty du lịch lữ hành tổ chức các khóa huấn luyện cho người dân địa phương về kiến thức DLST, về thực hành DLST, diễn giải thuyết minh DLST.
Đặc biệt chú trọng nội dung chuyển giao kinh nghiệm thực tiễn từ các mô hình đã áp dụng thành công ở trong và ngoài nước về du lịch sinh thái bền vững.
- Cần có cơ chế để mọi người dân có thể hưởng lợi từ du lịch và các hoạt động liên quan đến du lịch, tạo điều kiện để cư dân địa phương trở thành những chủ thể, chủ nhân trực tiếp, có trách nhiệm của di sản văn hóa.
- Tổ chức các cuộc thảo luận, trao đổi để nâng cao nhận thức cộng đồng của các bên liên quan bao gồm các nhà quản lý, nhà chuyên môn, các doanh nghiệp du lịch, các đối tượng khách tham quan du lịch, cộng đồng dân cư,… về vai trò, vị trí, giá trị của di sản văn hóa phi vật thể ở CLC để mọi người cùng tham gia góp sức giữ gìn, bảo tồn và phát huy.
72 3.2.6. Một số giải pháp khác
- Các hình thức/ loại hình văn hóa phi vật thể ở CLC mới chỉ được khảo sát, nhận diện bước đầu nên còn thiếu nhiều thông tin, cơ sở để lập hồ sơ và định hướng phát huy phù hợp. Cần tổ chức nghiên cứu khảo sát đầy đủ về điều kiện và tiềm năng của địa phương để thảo luận và hỗ trợ xây dựng các làng nghề, tạo các sản phẩm du lịch truyền thống đặc thù của địa phương nhằm làm phong phú hơn các sản phẩm du lịch hiện có để đáp ứng yêu cầu của du khách.
- Nghiên cứu khả năng tham gia và những yêu cầu về đào tạo của người dân địa phương, thông qua các điều kiện hoạt động hiện có như: các nguồn tài nguyên DL, đặc điểm sản xuất nông nghiệp, các làng nghề truyền thống, các cơ sở vật chất hạ tầng phục vụ tại chỗ có thể khai thác cho hoạt động DLST. Trên cơ sở phát huy các lợi thế về nguồn lực này cùng với sự tham gia trực tiếp của người dân địa phương để lập kế hoạch đào tạo k năng tham gia khai thác dịch vụ phát triển DLST bền vững.
- Có cơ chế chính sách hỗ trợ người dân phát triển sản xuất các nghề truyền thống, xây dựng và quảng bá thương hiệu một số sản phẩm đặc thù của địa phương như võng ngô đồng, lá Lao, bánh ít, các hải sản khô, đồ m nghệ tại chỗ, …