Chương 2: VẺ ĐẸP NGƯỜI PHỤ NỮ VIỆT NAM QUA HÌNH TƯỢNG THÚY KIỀU TRONG TRUYỆN KIỀU CỦA NGUYỄN DU
2.1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm
Nguyễn Du sinh ra trong một thời đại đầy biến động lịch sử. Đó là sự thoắt còn, thoắt mất của những ngai vàng, bệ ngọc, sự suy sụp của ý thức hệ phong kiến. Khoảng 30 năm cuối thế kỷ XVIII đắt nước ta hết sức rối ren:
triều đình Lê – Trịnh có nguy cơ sụp đổ nên Lê Chiêu Thống cử người sang cầu cứu nhà Thanh. Nhân cơ hội ấy, năm 1788 nhà Thanh đem quân sang xâm lược Việt Nam. Hơn một năm sau Nguyễn Huệ kéo quân từ Nam ra Bắc đại phá quân Thanh lập nên triều đại Tây Sơn.
Triều đại này phát triển cực thịnh, được lòng dân. Năm 1792 Quang Trung mất, chúa Nguyễn cầm quân đánh Tây Sơn lập ra nhà Nguyễn. Tuy nhiên, vào những năm 1811-1819 nhiều công thần của nhà Nguyễn như Lê Chất, Lê Văn Duyệt... bị giết hại báo hiệu sự sụp đổ của nhà nước này. Những cuộc nội chiến thế kỷ trước để lại nhiều hậu quả nặng nề, loạn lạc cộng thêm lụt lội, đói kém, mất mùa, nhiều tệ nạn cướp giật, trộm cắp… đặc biệt là dịch bệnh hoành hành khiến hơn 206.835 người chết trong năm 1820. Chính đại thi hào Nguyễn Du cũng mất trong nạn dịch này.
Bão táp của phong trào khởi nghĩa nông dân được tích tụ, khơi ngòi trong hoàn cảnh ấy. Nó giải thích tại sao các cuộc nổi dậy liên tiếp nổ ra, ngày càng nhiều với qui mô lớn hơn. Đó là cuộc khởi binh của Nguyễn Tuyển, Nguyễn Cừ (Hải Dương), Hoàng Công Chất (Sơn Nam), Nguyễn Danh Phương – Quận Hẻo, nhà sư Nguyễn Dương Hưng (Sơn Tây), Lê Duy Mật (Thanh Hóa)… đặc biệt là khởi nghĩa Tây Sơn. Phong trào khởi nghĩa Tây Sơn nhanh chóng trở thành biểu tượng của cuộc chiến tranh giữ nước, sự
29
nghiệp thống nhất đất nước của tầng lớp bình dân ở Việt Nam lúc bấy giờ. Đó là sự nghiệp đầy tính dân tộc và nhân văn. Trong lịch sử trung đại Việt Nam, sau thời đại hoàng kim, không có một hiện tượng lớn lao tương tự. Sự kiện này ảnh hưởng mạnh đến tư tưởng, tình cảm của người nghệ sĩ đương thời, nhất là Nguyễn Du. Và phải chăng nhân vật Từ Hải của ông là bóng dáng của người anh hùng Nguyễn Huệ?
Nguyễn Du chứng kiến tất cả những điều đó, có thể nói ông chính là nhân chứng của một thời đại. Thế giới quan của nhà nghệ sĩ vốn có tư tưởng chính thống này đã có sự thay đổi.
Nguyễn Du (1765-1820) tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên, quê làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh nhưng ông ra đời ở Thăng Long. Ông sinh ra trong một gia đình phong kiến đại quý tộc trí thức và tài hoa. Theo “Gia phả” để lại Nguyễn Du thuộc “dòng dõi một nhà thế phiệt trâm anh đệ nhất trong nước lúc bấy giờ”, “cả nhà, cha con, chú bác, anh em đều là người khoa giáp, làm quan to đời nhà Lê”. Cha là Nguyễn Nhiễm (1707- 1775), đỗ tiến sĩ làm tới chức Đại tư đồ binh nam tả tướng, tước Xuân quận công, đứng đầu các hàng quan ở triều đình nhà Lê. Mẹ là Trần Thị Tần (1740-1778) đẹp nổi tiếng đất Kinh Bắc, vợ lẽ yêu thứ ba của cha ông. Các anh Nguyễn Du đều làm quan to. Đặc biệt là Nguyễn Khản, một người anh khác mẹ, đỗ tiến sĩ, làm tới chức Thượng thư bộ lại, tước Toản quận công, được chúa Trịnh Sâm tin dùng.
Cuộc đời Nguyễn Du đầy thăng trầm, được chia làm nhiều chặng khác nhau. Nguyễn Du là con thứ bảy gọi là cậu Chiêu Bảy, sống những năm tháng ấu thơ sung sướng trong khoảng thời gian ngắn (1765-1786). Tuy nhiên cuộc sống nhung lụa chỉ để lại cảm xúc xa mờ trong một vài bài thơ chữ Hán của ông. Những năm tháng tiếp đó (1775-1786) là quãng đời nhà thơ gặp đầy bất trắc, rủi ro. Mẹ mất vào năm 1778, sau đó người em và cha cũng ra đi.
Nguyễn Du mồ côi cả cha lẫn mẹ đến sống cùng anh là Nguyễn Khản. Đó là
30
người sống phong lưu, được chúa yêu mến nhưng sau dính đến vụ án lớn bị bắt giam phải chạy trốn rồi ốm chết. Nguyễn Du bơ vơ không nơi nương tựa.
Nhà thơ lang thang, chân trời góc bể, phiêu dạt muôn nơi. Ấy là mười năm gió bụi (1786-1795) sống nghèo khổ, ốm yếu, bênh tật và cô đơn. Từ một chàng thanh niên quý tộc, hoàn cảnh cuộc đời đã ném Nguyễn Du về với cuộc sống nhân dân đầy gian khổ. Chính chặng đời này đã đưa chàng quý tộc trở thành người bạn của nhân dân. Và mười năm ấy đã quết định thế giới quan, tâm hồn, tình cảm, hình thành hồn thơ Nguyễn Du.
Ông trở về quê hương sau bao năm xa cách, về với vùng quê Tiên Điền – Nghi Xuân, sống dưới chân núi Hồng Lĩnh (1796 – 1802). Nhưng sống giữa quê hương mà nhà thơ vẫn cô đơn, luôn buồn bã, bi ai. Có tâm trạng đó bởi trong Nguyễn Du luôn ấp ủ một niềm tâm sự, một nỗi đau đời xuất phát từ niềm thương cảm sâu sắc với số phận con người. Đau đời nhưng có cứu được đời đâu? Nguyễn Du thao thức, thương cảm nhưng bất lực, đó là bi kịch cuộc đời ông. Tâm trạng này chi phối Nguyễn Du trong suốt 18 năm làm quan dưới triều Nguyễn (1802- 1820). Vốn học giỏi, thông minh ông được vua tin dùng và giữ nhiều chức khác nhau trong đó có hai lần được cử đi sứ Trung Quốc.
Lần thứ hai chưa kịp đi thì bệnh qua đời. Nguyễn Du làm quan nhưng sống thanh bạch như học trò nghèo. Ông còn tỏ ra bất đắc trí, 5 lần xin về nhà giữa chừng, luôn lầm lũi, lặng lẽ, ẩn chứa đầy tâm sự .
Cuộc đời Nguyễn Du – cuộc đời của những thăng trầm. Có thể nói ông đã tiếp xúc, đã trải nghiệm bằng chính những năm tháng của đời mình với những sóng gió cuộc đời, những biến thiên thay đổi của thời đại. Điều này đã để lại nhiều dấu ấn trong tác phẩm của ông.
Bão tố thời đại tác động sâu sắc đối tới tư tưởng và sự nghiệp sáng tác Nguyễn Du. Ông sinh trưởng trong một gia đình đại quý tộc nhưng lại mang tư tưởng mâu thuẫn: là tôi nhà Lê, vì nhà Lê chống Tây Sơn nhưng không mạt sát Tây Sơn, cuối cùng lại ra làm quan dưới triều Nguyễn. Đồng thời ông
31
mang trong mình tư tưởng tiến bộ đó là trân trọng tài hoa, trí tuệ con người, thái độ ngưỡng mộ với những kỳ tích đẹp đẽ, sự đồng cảm với những số phần, những con người bị chà đạp, áp bức. Đó là tư tưởng nhân đạo chủ nghĩa.
Những nét tư tưởng này được thể hiện trong các sáng tác chữ Hán: “Thanh Hiên thi tập”, “Nam trung tạp ngâm”, “Bắc hành tạp lúc” và sáng tác chữ Nôm như: “Văn chiêu hồn”, “Văn tế sống hai cô gái Trường Lưu”, “Thác lời trai phường nón”, “Truyện Kiều”…
Từ vốn sống, những trải nghiệm cuộc đời đã giúp Nguyễn Du có những chiêm nghiệm và thực tiễn để sáng tác, sáng tạo một thế giới nhân vật phong phú mang đặc trưng của văn hóa Việt Nam mặc dù Truyện Kiều là cốt truyện vay mượn.
2.1.2. Tác phẩm
Đoạn trường tân thanh mà chúng ta quen gọi là Truyện Kiều đã trở thành tác phẩm bất hủ của Nguyễn Du. Có nhiều ý kiến khác nhau giải thích nghĩa của tên tác phẩm. Người cho rằng đó là “tiếng kêu về nỗi đau đứt ruột”, người nói “Tiếng mới của khúc đoạn trường”… Nhưng chúng tôi đồng tình với ý kiến của giáo sư Nguyễn Đăng Na nhận định: với “Đoạn trường tân thanh” thì “tân thanh” là thể loại, “đoạn trường” là nội dung. Tác giả còn đưa ra hai tích “Đoạn trường viên” và “Đoạn trường hoa” để giải thích nội dung đó [25. Tr. 57 ].
Truyện Kiều được phỏng tác dựa theo cốt truyện một tiểu thuyết chương hồi bằng văn xuôi của Trung Quốc có tên là Kim Vân Kiều truyện. Tác giả của tiểu thuyết này là Thanh Tâm Tài Nhân – một nhà văn đời Thanh. Trong văn học quá khứ, nhất là thời đại Nguyễn Du, các nhà văn, nhà thơ sáng tác dựa vào tác phẩm có sẵn của văn học Trung Quốc là điều thường thấy, là đặc điểm chung của văn học trung đại.
Tác phẩm Kim Vân Kiều truyện vốn bắt đầu từ câu chuyện lịch sử, do Mao Khôn, một người trong quân đội Hồ Tôn Hiến ghi lại trong sách
32
“Ký tiễu trừ Từ Hải bản mạt”. Các nhân vật như: Thúy Kiều, Từ Hải, Hồ Tôn Hiến đều có thật trong lịch sử Trung Quốc triều Minh. Câu chuyện này được nhiều người viết lại dưới dạng ký, tuyến chính là mối quan hệ giữa Từ Hải và Thúy Kiều.
Từ câu chuyện lịch sử đã biến thành tác phẩm văn học. Dưới ngòi bút của Thanh Tâm tài nhân câu chuyện có phần bề thế hơn trở thành tiểu thuyết gồm 20 hồi với nhiều tình tiết phức tạp, nhiều sự kiện, nhân vật. Trong Kim Vân Kiều truyện tuyến tính đã trở thành cuộc đời mười lăm năm chìm nổi của Thúy Kiều. Tác phẩm kết thúc không phải ở chỗ Kiều tự tử trên sông Tiền Đường mà còn có đoạn nàng được vớt lên, được cứu sống và tái hồi cùng Kim Trọng.
Nguyễn Du mượn hoàn toàn cốt truyện đó để viết tác phẩm thơ chữ Nôm Đoạn trường tân thanh. Nhưng cần khẳng định ngay rằng Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm tài nhân không phải là tác phẩm xuất sắc trong văn học Trung Quốc còn Truyện Kiều của Nguyễn Du lại là một kiệt tác. Điều này có thể nói dù dựa khá sát vào câu chuyện Trung Quốc nhưng Nguyễn Du không chỉ đơn thuần dịch lại mà sáng tạo trên nhiều phương diện, đặc biệt là thế giới nhân vật phong phú độc đáo. Giá trị của tác phẩm đạt được ở cả hai lĩnh vực nội dung và nghệ thuật.
Về nội dung, thứ nhất Truyện Kiều đề cập đến vận mệnh (quyền sống) của con người mang tính bi kịch trong xã hội đương thời. Điều này thể hiện rõ qua hình tượng nhân vật trung tâm Vương Thúy Kiều – người con gái tài sắc, đức hạnh nhưng là điển hình của vận mệnh, bi kịch. Đó là bi kịch tài sắc bị chà đạp. Nguyễn Du từng thốt lên trước sắc đẹp, tài năng của nàng Kiều:
“Một hai nghiêng nước, nghiêng thành/ Sắc đành đòi một, taì đành họa hai”
Tài sắc ấy đã bị coi như món hàng mang ra cân đong đo đếm, rồi định giá “vàng ngoài bốn trăm” trong cảnh mua – bán. Nàng Kiều phải cam chịu
33
thân phận lẽ mọn, để một người như Mã Giám Sinh cướp mất sự trong trắng.
Và cuộc đời chìm nổi với “Thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần”.
Đó là bi kịch tình yêu tan vỡ, yêu Kim Trọng bằng mối tình đầu trong trắng, sâu nặng nhưng “Giữa đường đứt gánh tương tư” Kiều phải trao duyên cho em trong cay đắng, bẽ bang. Nàng coi mình là kẻ phụ bạc người yêu.
Tiếng gọi Kim Trọng trong đêm trao duyên thống thiết, ám ảnh người đọc:
“Ôi Kim Lang! Hỡi Kim Lang/ Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây”.
Đó cũng là bi kịch nhân phẩm bị chà đạp. Cuộc sống lầu xanh với
“Cuộc vui đấy tháng, trận cười suốt đêm”, với những “Sớm đưa Tống Ngọc, tối tìm Trường Khanh”, với “Bướm chán ong chường” khi Kiều phải lấy thân mình tiếp khách làng chơi. Đằng sau tiếng cười, đằng sau những cuộc rượu đầy vơi là một Thúy Kiều cô đơn, bẽ bàng. Nàng bàng hoàng trước nhân phẩm bị chà đạp: “Giật mình mình lại thương mình xót xa”.
Đó còn là bi kịch hạnh phúc gia đình tan vỡ. Khi tái hợp cùng Kim Trọng, người yêu là đây, tình cũ đong đầy nhưng thời gian đã qua, bao sự việc đã qua, Kiều nhận thức được mình “Ong qua bướm lại đã thừa xấu xa”. Làm sao nàng có thể tái hợp với chàng Kim khi: “Người yêu ta xấu với người/ Yêu nhau há chẳng bằng mười phụ nhau”. Từ tình yêu, tình vợ chồng chấp nhận đổi thành tình bạn bè, để rồi: “Khi chén rượu, khi cuộc cờ/ Khi xem hoa nở, khi chờ trăng lên”.
Giá trị nội dung thứ hai là Truyện Kiều phản ánh những ước mơ, khát vọng của con người trong xã hội phong kiến. Đó là nhu cầu giải phóng tình cảm của con người qua mối tình Kim – Kiều. Vượt ra ngoài lễ giáo phong kiến, nàng Kiều “Xăm xăm băng lối vườn khuya một mình” chủ động tìm đến người yêu. Dù chưa được sự đồng ý của cha mẹ hai người đã tự nguyện thề nguyện, gắn kết: “Vầng trăng vằng vặc giữa trời/ Đinh ninh hai mặt một lời song song”. Ước mơ, khát vọng tự do, tháo cũi sổ lồng được Nguyễn Du gửi gắm qua nhân vật anh hùng Từ Hải: “Triều đình riêng một góc trời/ Gồm hai
34
văn võ rạch đôi sơn hà”. Hay đó còn là ước mơ công lý “ở hiền gặp lành”,
“gieo gió ắt gặt bão” của ông cha ta từ ngàn xưa qua cảnh báo ân, báo oán của Thúy Kiều. Điều này Nguyễn Du từng chiêm nghiệm: “Cho hay muôn sự tại trời/ Phụ người chẳng bõ khi người phụ ta”.
Như vật Truyện Kiều vừa là bản tố cáo đanh thép đối với xã hội, vừa là tiếng nói yêu thương, bênh vực quyền sống con người. Tác phẩm vừa mang giá trị hiện thực, vừa mang giá trị nhân đạo cao cả của Nguyễn Du.
Cùng với những đặc sắc ở giá trị nội dung, thi phẩm còn thành công bởi giá trị nghệ thuật do bàn tay nghệ sĩ bậc thầy Nguyễn Du sáng tạo nên.
Nói đến thành công trong nghệ thuật Truyện Kiều trước hết người ta nói đến thành công của nhà thơ trong việc vận dụng tiếng Việt vào thể thơ lục bát của dân tộc. Trong Truyện Kiều có sự kết hợp hết sức nhuần nhuyễn giữa ngôn ngữ bác học và ngôn ngữ bình dân với nhiều lời ăn, tiếng nói hàng ngày, ca dao tục ngữ. Tất cả đều được nhà thơ sử dụng chọn lọc khéo léo, kết hợp hài hòa với ngôn ngữ bác học. Thể thơ lục bát trong Truyện Kiều được tác giả khai thác triệt để khả năng biểu hiện của nó, tinh tế, giản dị mà còn âm vang, có thể diễn đạt được khá nhiều sắc thái cuộc sống và những nét tinh vi, tế nhị trong tình cảm con người. Có thể nói với tác phẩm này Nguyễn Du xứng đáng là bậc thầy ngôn ngữ văn chương tiếng Việt.
Một thành công nữa cũng hết sức quan trọng trong Truyện Kiều của Nguyễn Du là nghệ thuật dẫn truyện và nghệ thuật miêu tả, bao gồm miêu tả con người, miêu tả thiên nhiên, cảnh vật. Nhà thơ thường miêu tả rất tiết kiệm. Chỉ cần một vài câu thơ ông đã có thể khắc họa rõ nét ngoại hình nhân vật hay dựng lên môt bức tranh phong cảnh. Thời gian, không gian nghệ thuật được xây dựng khá thành công. Nhưng điều làm nên sự hấp dẫn trong Truyện Kiều là miêu tả nội tâm nhân vật. Nguyễn Du đã thành công khi sáng tạo từ cuốn tiểu thuyết tài tử giai nhân thành tiểu thuyết tâm lý khám phá thế giới nội tâm con người. Có thể nói trong văn học cổ không có một nghệ sĩ thứ hai
35
nào thành công tròn việc xây dựng nhân vật điển hình như Nguyễn Du. Bên cạnh nhân vật trung tâm Thúy Kiều cùng tuyến nhân vật chính diện là một hệ thống nhân vật phản diện, Nguyễn Du đã khắc họa thành công những con người đó trong tác phẩm của mình.