Giới thiệu tác phẩm

Một phần của tài liệu So sánh vẻ đẹp của người phụ nữ việt nam qua thúy kiều (truyện kiều của nguyễn du) và vẻ đẹp người phụ nữ triều tiên qua sung chun hyang (truyện xuân hương) (Trang 54 - 57)

Chương 3: VẺ ĐẸP NGƯỜI PHỤ NỮ TRIỀU TIÊN QUA HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT XUÂN HƯƠNG TRONG TRUYỆN XUÂN HƯƠNG

3.1. Giới thiệu tác phẩm

3.1.1. Về văn bản Truyện Xuân Hương

Truyện Xuân Hương (Tiếng Hàn Quốc: 춘향전/ tiếng Hán 春香傳 (Xuân Hương Truyện) - Chun Hyang Jeon) là tiểu thuyết khuyết danh, niềm tự hào của nhân dân Triều Tiên, ra đời khoảng thế kỷ 18 thời vua Lee Yeongjo (Tiếng Triều Tiên: 영조/ 英祖/ Yeongjo, 1724-1776).

Nội dung của Xuân Hương truyện rất có thể đã lưu truyền qua nhiều thế hệ trong dân gian và được các nghệ nhân kể lại bằng loại hình diễn xướng sân khấu “pansori” hay còn gọi là Xuân Hương ca, một dạng văn xuôi có nhịp điệu. Dựa trên Xuân Hương ca, một số tác giả thuộc tầng lớp trí thức Triều Tiên đã sáng tạo nên Truyện thơ Xuân Hương bằng chữ Hán vào khoảng những năm 1754. Sau đó nhiều tác giả khác đã sáng tác Xuân Hương truyện viết bằng hệ chữ quốc văn Hangeul có nhịp điệu.

Tác phẩm còn nhiều dị bản hiện được lưu giữ: 30 bản chép tay, 7 bản gỗ, 60 bản in kẽm. Bản do Lee Sang Bo, giáo sư khoa Ngữ văn trường Đại học Kukmin chú giải, in lần đầu tiên năm 1984 và đã tái bản lần thứ 8, là văn bản được phổ biến rộng rãi ngày nay.

3.1.2. Về nguồn gốc cốt truyện Truyện Xuân Hương

Có thể nói vấn đề tiếp nhận Truyện Xuân Hương ở Hàn Quốc khá phức tạp và có phần phức tạp hơn cả Truyện Kiều ở Việt Nam. Sở dĩ như vậy bởi một tác phẩm cỡ lớn của Việt Nam như Truyện Kiều đã thể hiện sự phức tạp nhưng dù sao thì vẫn còn xác định được tác giả. Còn Truyện Xuân Hương của Hàn Quốc lại rơi vào tình trạng “Khuyết Danh” như nhiều Truyện Nôm khuyết

52

danh khác ở Việt Nam. Chính vì vậy những phán đoán về phong cách tác giả, về giá trị tư tưởng chỉ dựa vào phong cách thời đại. Còn dấu vết cá nhân tác giả thì thuộc về cả một quá trình sáng tạo tập thể. Có lẽ vì vậy mà đến những niên đại cuối cùng của thế kỷ XX vẫn còn những phát hiện mới liên quan đến nguồn gốc cốt truyện Truyện Xuân Hương.

Trên cơ sở một số vấn đề liên quan đến nguồn gốc cốt truyện của truyện Xuân Hương, chúng tôi đưa ra một số nhận xét sau đây:

Trước hết, Truyện Xuân Hương có nguồn gốc cốt truyện từ văn học dân gian. Nó có mối quan hệ chặt chẽ với văn học dân gian Triều Tiên. Câu chuyện về nàng Xuân Hương, về “tình sử Xuân Hương” gắn bó với địa danh Nam Won, một huyện thuộc tỉnh Jeolla. Mối quan hệ này rất giống với một số tác phẩm văn học Việt Nam thời trung đại như truyện Nôm Tống Trân Cúc Hoa gắn với đền thờ Trạng Gàu Tống Trân ở Hưng Yên, truyện Người con gái Nam Xương trong Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ có đền thờ Vũ Thị Thiết ở Hà Nam... Hiện nay ở Nam Won vẫn còn địa danh mộ Xuân Hương và vào mùa Xuân còn có lễ hội ca múa Xuân Hương. Nhà nghiên cứu Yang Soo Bae đã cho rằng: “Những phong tục Korea trong Truyện Xuân Hương cũng gợi ra so sánh liên tưởng đến những Hội Thổi cơm thi và các sinh hoạt khác trong một số lễ hội ở Việt Nam” [4; tr. 58]. Đầu tiên câu chuyện Xuân Hương được nghệ nhân dân gian kể lại dưới hình thức văn xuôi có nhịp điệu gọi là Xuân hương ca. Những tác phẩm thuộc loại ca khúc này được gọi là Phansori xuất hiện vào khoảng đầu thế kỉ XVIII.

Phansori là loại kịch diễn xướng theo kiểu nghệ thuật Chèo của Việt Nam. Cho đến nay vẫn chưa xác định được thời điểm xuất hiện Truyện Xuân Hương một cách cụ thể và chính xác. Nhưng cơ sở để xác định được khoảng thời gian xuất hiện trên là sách Vãn Hoa Tập của You Jin Han sáng tác vào năm 1754. Trong sách này có truyện thơ Xuân Hương Ca viết bằng chữ Hán.

Trong khi đó, chắc chắn tác giả Xuân Hương Ca phải được nghe Phansori

53

Xuân Hương Ca được lưu truyền trước đó trong dân gian sau đó mới được You Jin Han tiếp nhận và “viết lại” vào sách của mình.

Truyện Xuân Hương có nguồn gốc từ văn hóa dân gian. Tác giả Truyện Xuân Hương đã dựa trên thành phần ngôn từ - “thành phần cơ sở của tác phẩm văn học dân gian” – để tái tạo nên tiểu thuyết tình yêu” Xuân Hương. Có thể nói quá trình hình thành Truyện Xuân Hương là một bằng chứng về quy luật “mối quan hệ giữ văn học dân gian với văn học viết như là hai loại khác nhau của nghệ thuật ngôn từ và hai bộ phận hợp thành của văn học dân tộc, là mối quan hệ tự nhiên đồng thời là mối quan hệ sáng tạo và có tính quy luật” [4; tr. 5] Do quá trình tiếp nhận trong dân gian (dưới phương thức kể, hát, biểu diễn...) đã làm cho truyện được lan tỏa rộng rãi trong đời sống công chúng.

Bên cạnh nguồn gốc văn hóa dân gian tích truyện Xuân Hương còn được tầng lớp trí thức nho sĩ Korea tiếp thu và và sáng tạo để viết thành Xuân Hương ca bằng chữ Hán. Dựa trên một số tài liệu do giáo sư Seol Seong Kyung công bố đã cho phép kết luận Truyện Xuân Hương có nguồn gốc “bác học”. Ở khía cạnh này, có thể nhận thấy nguồn gốc đề tài cốt truyện Truyện Xuân Hương dựa trên thực tiễn xã hội kiểu như thể loại Truyện Nôm bác học của Việt Nam như truyện Sơ Kính tân trang của Phạm Thái mà nhiều nhà nghiên cứu đã đề cập. Ở trường hợp cốt truyện Truyện Xuân Hương, các tư liệu mới phát hiện cho phép kết luận về nguyên mẫu hai nhân vật chính trong tác phẩm với những chi tiết tiểu sử có giá trị chân xác. Những chi tiết cụ thể, xác định đó lại được ghi chép bởi những trang nhật ký hoặc cũng có thể gọi là ký sự của chính nhân vật đã trở thành “nguyên mẫu” của nhân vật trong tiểu thuyết. Về vấn đền này cũng không loại trừ khả năng Truyện Xuân Hương có mối quan hệ với văn hóa Trung Hoa. Biểu hiện của vấn đề này chính là việc người sáng tác đã sử dụng những điển tích, điển cố của văn hóa Trung Họa.

54

Như vậy nguồn gốc cốt truyện, đề tài của Truyện Xuân Hương là rất phong phú. Từ một phạm vi hiện thực xã hội Korea ở thế kỉ XVI – XVII, cuộc đời của nhân vật lịch sử Seong Y Seong đã được phản ánh qua những tư liệu của dòng họ, đồng thời được “truyền khẩu” qua người dân vùng Nam Won, từ đó Truyện Xuân Hương đã song hành và tương tác với văn học dân gian và văn học viết Korea để trở thành một tác phẩm hoàn chỉnh.

Một phần của tài liệu So sánh vẻ đẹp của người phụ nữ việt nam qua thúy kiều (truyện kiều của nguyễn du) và vẻ đẹp người phụ nữ triều tiên qua sung chun hyang (truyện xuân hương) (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)