Chương 3: VẺ ĐẸP NGƯỜI PHỤ NỮ TRIỀU TIÊN QUA HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT XUÂN HƯƠNG TRONG TRUYỆN XUÂN HƯƠNG
3.3. So sánh nhân vật Thúy Kiều với nhân vật Xuân Hương
Là nhân vật trung tâm của hai kiệt tác, Thúy Kiều và Xuân Hương có những nét tương đồng và khác biệt. Điều này có thể được lí giải bởi truyền thống văn hóa của mỗi dân tộc và cảm hứng sáng tác của mỗi nhà văn.
Xét trên đại thể, Thúy Kiều và Xuân Hương đều là những nhân vật được sáng tạo trong thời kỳ văn học trung đại. Cả hai nhân vật đều có nét giống nhau bởi cùng chịu sự ảnh hưởng của hệ hình tư duy Nho giáo. Việt
67
Nam, Hàn Quốc đều là những vùng văn hóa vệ tinh và chịu ảnh hưởng của Nho giáo vốn được coi là trung tâm ở Trung Quốc. Chính vì vậy những đức tính làm nên vẻ đẹp của người phụ nữ đều được quy chuẩn bởi những tri thức của nhà nho. Thúy Kiều mặc dù sắc nước hương trời, đến tuổi búi tóc cài trâm nhưng “tường đông ong bướm đi về mặc ai”, Xuân Hương dù chết cũng quyết giữ phẩm hạnh trong sạch. Bên cạnh đức tính “lấy hiếu làm đầu” thì Thúy Kiều và Xuân Hương còn được đề cao ở tài năng làm thơ và sự am hiểu kinh sách của Nho giáo.
Bên cạnh đó, Thúy Kiều và Xuân Hương cũng có sự gặp gỡ trong câu chuyện tình yêu. Cả hai nhân vật bước vào câu chuyện tình yêu đều là những người còn khá trẻ trung, là đại diện cho tuổi trẻ và sự khát khao một tình yêu tự do, vượt ra mọi khuôn khổ lễ giáo phong kiến ngặt nghèo. Thúy Kiều và Kim Trọng của Nguyễn Du sẵn sàng vượt mọi ngăn trở để tìm đến với nhau, cùng thề nguyền hẹn ước. Xuân Hương sẵn sàng trao cả thể xác và tam hồn mình cho Lý Mộng Long. Điều đó cho thấy sức mạnh của tình yêu sẽ chiến thắng những luật lệ hà khắc của xã hội phong kiến. Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào thì con người dù ở quốc gia nào, thuộc tầng lớp xã hội nào cũng luôn có nhu cầu được yêu và yêu hết mình, được là chính mình. Đây chính là giá trị nhân văn to lớn mà cả hai tác phẩm đã cố kết lại đằng sau bề mặt câu chữ của văn bản mà hậu thế có thể cảm nhận được.
Xét về kết cấu cốt truyện, Truyện Kiều và Truyện Xuân Hương đều trải qua những mốc sự kiện lớn, có tính bước ngoặt là: gặp gỡ - tai biến – đoàn tụ thể hiện rõ tư tưởng tác giả muốn thể hiện trong dòng văn học diễm tình. Cặp đôi tài tử và giai nhân gặp nhau là do định mệnh, là do duyên trời định.
Những sự kiện tai biến là đại diện cho những thế lực hắc ám trong xã hội mà đại biểu là tuyến nhân vật phản diện gây ra với mục đích cản trở và phá hoại tình yêu của cặp đôi nam nữ đang yêu nhau. Và sau những khó khăn, họ lại được gặp gỡ nhau trong một kết thúc có hậu thể hiện ước mơ tốt đẹp về cuộc
68
sống của người nghệ sĩ đương thời. Như thế, Nguyễn Du và tác giả Truyện Xuân Hương ở đất nước Triều Tiên xa xôi không hẹn mà gặp gỡ nhau ở giá trị nhân văn mà họ ký thác vào tác phẩm của mình. Điều đó đã thu hẹp khoảng cách đại lý giữa hai quốc gia để hướng đến một nền văn học thế giới như tiêu chí của khoa Văn học so sánh ngày nay đang đặt ra.
Qua hình tượng Thúy Kiều và Xuân Hương, những biểu hiện khác nhau về vẻ đẹp văn hóa được nhìn từ hai nhân vật này chủ yếu là do những dị biệt về truyền thống, tập tục của mỗi quốc gia mà chúng tôi đã phân tích ở trên. Ở đây chúng tôi đi vào cắt nghĩa cho sự khác nhau giữa hai tác phẩm trên cơ sở khuynh ướng và mục đích sáng tác của riêng cá nhân mỗi nhà văn trong hoàn cảnh xã hội mà tác phẩm ra đời.
Với Truyện Kiều, Nguyễn Du đã dùng con mắt hiện thực chủ nghĩa để cắt nghĩa cuộc đời Kiều. Mặc dù mở đầu tác phẩm ông đã giới thiệu “Rằng năm Gia Tĩnh triều Minh/ Bốn phương phẳng lặng hai kinh vững vàng” là thời điểu kể chuyện nhưng trong tác phẩm lại ngổn ngang hiện thực đầy bất trắc của đất nước Việt Nam hồi thế kỉ XVIII. Cuộc đời Kiều bỗng nhiên bị ném vào guồng quay của những ngẫu nhiên. Bỗng nhiên bị thằng bán tơ vu oan, bỗng nhiên bị bán vào lầu xanh, bị quăng quật trong sự bất ổn của xã hội suốt mười lăm năm. Trong trừng ấy năm Kiều lưu lạc, Nguyễn Du đã cho thấy sự bất ổn của xã hội thương nghiệp, hệ thống nhà buôn mọc ở khắp nơi, những ông quan tham nhũng, những xác người chết ở sông mà không ai để ý.
Những cuộc khởi nghĩa nông dân mà tiêu biểu là ngọn cờ khảng khái của Từ Hải mọc lên khắp nơi nhưng cũng nhanh chóng bị dập tắt. Ngoài giá trị hiện thực lịch sử, Nguyễn Du còn mở rộng phạm vi khám phá của văn học. Đó là sự cảm thương của họ Nguyễn đến những cô gái lầu xanh. Mặc dù bị ép, bị dồn đuổi vào chốn buôn phấn bán hương bởi những thế lực hung hãn như Tú Bà, Mã Giám Sinh, Bạc Hạnh, Bạc Bà... Chúng đã đẩy con người vào và buộc họ phải đầu hàng trước trùng trùng cạm bẫy mà chúng đang bủa vây. Tính
69
chất lãng mạn chỉ được Nguyễn Du thể hiện ở những câu thơ trong sự kiện gặp gỡ giữa Kim Trọng và Thúy Kiều và một phần ở sự kiện Kiều gặp Từ Hải. Ngược lại, trong toàn bộ tác phẩm là ngổn ngang nước mắt và nỗi buồn của Kiều. Chính bằng thể xác và tinh thần của Kiều và thông qua Kiều, Nguyễn Du đã ghi lại một cách sống động những lo âu của một xã hội mà ẩn chứa trong đó những cơn sóng ngầm đầy dữ dội. Ngược lại, tác giả Truyện Xuân Hương lại mượn câu chuyện tình yêu giữa Xuân Hương và Lý Mộng Long để thể hiện một khát khao vươn lên sống bình đẳng của những người thuộc đẳng cấp tiện dân. Họ muốn từ bỏ kiếp sống phụ thuộc của tầng lớp kỹ nữ để có một cuộc sống ấm no, tự do. Cho nên, trong hành trình đến với tình yêu, Xuân Hương luôn gặp được sự giúp đỡ của các thế lực siêu nhiên thuộc về cõi tâm linh như Tiên, Phật và những người xung quanh. Còn Kiều dường như bị những yếu tố vô hình thôi miên và dường như chỉ xoa dịu phần nào nỗi đau để nàng tiếp tục dấn thân vào cuộc đời gió bụi chốn giang hồ của mình.
Thứ hai, sự khác nhau trong khuynh hướng thẩm mĩ giữa hai kiệt tác còn nằm ở chủ đề về người kỹ nữ và tầng lớp dưới của xã hội của hai tác phẩm. Xuân Hương là con của một kỹ nữ, một phần nàng đã đoạn tuyệt với tầng lớp này và việc yêu chàng Lý góp một phần nữa để hoàn tất cho sự hiện thực hóa ước mơ của mình. Ngược lại, Thúy Kiều là con nhà thường dân nhưng ngẫu nhiên bị đẩy xuống tầng lớp kỹ nữ. Sự phản kháng cả về thể xác và tinh thần của nàng dường như là bất thành. Nàng từ chỗ là một cô gái nhà lành đã phải tiếp khách mà Nguyễn Du đã phải đau đớn thốt lên: “Tiếc thay một đóa trà mi/ Con ong đã tỏ đường đi lối về”
Về phần kết thúc truyện, Truyện Xuân Hương khép lại bằng lối kết thúc có hậu. Điều đó cho thấy tác phẩm ảnh hưởng đậm nét của tư duy dân gian.
Người bình dân thường mơ tới một kết thúc giống với lối kết thúc trong truyện cổ tích. Người hiền thì được hưởng hạnh phúc còn kẻ ác thì bị trừng trị. Ngược lại, Truyện Kiều mặc dù có sự kết thúc tưởng như là có hậu khi
70
Kim Trọng và Thúy Kiều tái hợp nhưng sự có hậu ấy lại mang không khí rất bình thường, êm dịu. Dường như Nguyễn Du không mấy thỏa mãn với cái kết này nếu không muốn nói ông thích một cái kết bi kịch cho nhân vật của mình hơn. Bởi vì, dưới thời đại ông, giá trị của một người phụ nữ, nhất là người phụ nữ làm nghề kĩ viện thì bị coi khinh. Họ chỉ là một thứ đồ bỏ đi trong con mắt người đời, là phương tiện mua vui cho khách làng chơi. Viết về cuộc đời của một gái điếm, điều đó càng chứng tỏ họ Nguyễn trân trọng trước vẻ đẹp của người phụ nữ. Đó cũng là thái độ nguyên thủy của con người Việt Nam.
Một dân tộc giàu tình cảm nhân đạo. Hiện thực phũ phàng đó là khi người kỹ nữ thoát cảnh lầu xanh để trở về với cuộc sống thường nhật nhưng xem ra họ khó có thể có được một cuộc sống hòa hợp như ý. Điều đó chỉ tồn tại trong khát vọng mà thôi. Bởi lẽ khi Kiều trở về thì Kim Trong và Thúy Vân đã có cả “một sân quế hòe”. Tình yêu của Kim Trọng và Thúy Kiều xưa kia đẹp đẽ, lãng mạn là thế nhưng giờ lại đổi sang tình bạn. Để xoa dịu sự hụt hẫng đó cho độc giả, Nguyễn Du đành phải mượn thuyết tài mệnh tương đố để giải thích cho đoạn kết của tấn bi kịch đọan trường.
Chỉ ra những nét tương đồng và dị biệt trong cách xây dượng hình tượng Thúy Kiều và Xuân Hương không phải là sự so sánh hơn kém về mặt chất lượng nghệ thuật. Hao tác này được chúng tôi quan niệm như một sự đối sánh để thấy được nét độc đáo trong văn hóa cuũng như truyền thống thẩm mĩ của mỗi quốc gia. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng thấy được sự tiến bộ trong thế giới quan nghệ thuật của Nguyễn Du trong việc mở rộng và chiếm lĩnh những mảnh hện thực đời sống vốn bị khuất lấp trong xã hội Việt Nam thời trung đại để giú hậu thế cũng như bạn bè thế giới hôm nay hiểu thêm về lịch sử văn hóa Việt Nam.
Trong chương này, chúng tôi đã trình bày một số thông tin về tác phẩm Truyện Xuân Hương như nguồn gốc cốt truyện, quá trình truyền nhập và lưu
71
hành tác phẩm để đi đến nhận định đó là một tác phẩm văn học viết hình thành từ sự văn bản hóa của câu chuyện được lưu hành trong dân gian.
Trên cơ sở phân tích hình tượng nhân vật Xuân Hương, chúng tôi đã chỉ ra những vẻ đẹp về hình thức cũng như về tinh thần của nhân vật trong vai trò của một chủ thể văn hóa Triều Tiên thời trung đại.
Sự khác nhau giữa Truyện Kiều của Nguyễn Du và Truyện Xuân Hương của Hàn Quốc được lý giải qua khuynh hướng sáng tác và sự đặc trưng trong truyền thống thẩm mĩ của mỗi quốc gia.