Vẻ đẹp hình tượng nhân vật Xuân Hương

Một phần của tài liệu So sánh vẻ đẹp của người phụ nữ việt nam qua thúy kiều (truyện kiều của nguyễn du) và vẻ đẹp người phụ nữ triều tiên qua sung chun hyang (truyện xuân hương) (Trang 57 - 69)

Chương 3: VẺ ĐẸP NGƯỜI PHỤ NỮ TRIỀU TIÊN QUA HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT XUÂN HƯƠNG TRONG TRUYỆN XUÂN HƯƠNG

3.2. Vẻ đẹp hình tượng nhân vật Xuân Hương

Hình tượngXuân Hương có một ý nghĩa lớn lao. Qua những thử thách lâu dài của thời gian, những người nghệ sĩ dân gian và văn nhân trí thức đã xây dựng Xuân Hương thành một nhân vật tiêu biểu cho cả một truyền thống văn hóa Triều Tiên. Trong phần này chúng tôi cũng đi vào khảo sát một số biểu hiện văn hóa tạo nên vẻ đẹp của nhân vật Xuân Hương.

3.2.1. Những phương diện vẻ đẹp hình thức

“Một nửa thế giới là phụ nữ”. Khi nhắc đến nửa thế giới này, điều đầu tiên mọi người hay nói tới đó là vẻ đẹp ngoại hình. Tuy nhiên, mỗi thời đại khác nhau quan niệm về vẻ đẹp cũng không đồng nhất. Ngày xưa người Triều Tiên quan niệm vẻ đẹp của con người trước hết thể hiện qua gương mặt: “떠오르는 달 같다” (Gương mặt đẹp như trăng mọc).

Người phụ nữ đẹp trong quan niệm phong kiến các nước vùng Đông Á nói chung và Triều Tiên nói riêng phải có khuôn mặt tròn trịa như mặt trăng.

Khác với quan niệm về vẻ đẹp của người phụ nữ Hàn Quốc hiện đại có trán cao, cằm nhỏ, gương mặt thanh tú, tươi trẻ mới là đẹp. Điều này lí giải vì sao về vẻ đẹp của người phụ nữ ở các nước phong kiến khá giống nhau. Ở Việt Nam, ví dụ như trong Truyện Kiều, khi miêu tả vẻ đẹp của Thúy Vân, Nguyễn Du viết “khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang”. Ông quan niệm, người con gái đẹp là người có khuôn mặt tròn, đầy đặn như chúng tôi đã trình bày.

55

Quan niệm về vẻ đẹp mang tính truyền thống phong kiến của người phụ nữ Triều Tiên cũng được vận dụng trong cách khắc họa dung mạo của nàng Xuân Hương. Xuân Hương được hình dung: “da trắng như tuyết, mặt đẹp như hoa” [2; tr. 27]. Có khi vẻ đẹp của làn da Xuân Hương lại được Lý Mộng Long ví von rất dân dã: “trắng như ruột bầu”. Khuôn mặt thanh tú của Xuân Hương thể hiện sự phúc hậu, nhân từ. Người Triều Tiên xưa quan niệm người phụ nữ đẹp phải có dung nhan tươi tỉnh, khuôn mặt biết cười. Ấn tượng về một người bao giời cũng là ở gương mặt nên người phụ nữ sở hữu một khuôn mặt tròn đầy, tươi như hoa và lung linh, huyền ảo như ánh trăng phía trời đông thì ít nhiều sẽ để lại ấn tượng tốt trong mắt người khác. Và người phụ nữ như thế hiển nhiên là người phụ nữ đẹp. Đối với người Triều Tiên xưa, làn da trắng và mịn màng như tuyết, như ngọc là một làn da đẹp. Và đương nhiên, người phụ nữ không chỉ đẹp ở khuôn mặt mà còn đẹp bởi màu da. Vì làn da trắng làm tôn thêm vẻ tinh khiết của người con gái.

Có rất nhiều điểm, người Việt Nam và Hàn Quốc suy nghĩ giống nhau.

Như vẻ đẹp của người phụ nữ: phải phúc hậu qua gương mặt tròn, phải tinh khiết qua làn da trắng. Tuy nhiên, không phải tất cả suy nghĩ đều có thể đồng nhất. Mỗi đất nước có một quan điểm, tư duy, điều đó làm nên bản sắc của dân tộc. Trong khi người Việt Nam coi phụ nữ có đôi lông mày dày và rậm (nét ngài nở nang) là hàng lông mày đẹp, thì người phụ nữ đẹp thời xưa của Triều Tiên lại phải có đôi lông mày lá liễu, nhỏ nhắn, thanh mảnh. Dường như trong mọi cử chỉ, hành động của Xuân Hương đều biểu hiện và là chuẩn mực cho vẻ đẹp người phụ nữ Triều Tiên. Đó là cái nhíu mày đáng yêu đến đôi môi đỏ và tiếng nói thì “trong như ngọc” [2; tr. 32].

Vẻ đẹp của Xuân Hương cũng hiện diện trên mái tóc: “tóc nàng đẹp như cỏ lan, búi sau gáy, cài bằng chiếc trâm vàng” [2; tr. 24]. Trong tục ngữ cổ của người Việt Nam cũng có câu “cái răng cái tóc là góc con người” như một kinh nghiệm của người xưa. Như vậy, một người nếu chỉ đẹp ở khuôn

56

mặt, ở vóc dáng làn da thôi thì chưa đủ. Là người phụ nữ thì càng phải coi trọng đến mái tóc, và cần phải có một mái tóc đẹp. Hơn thế, mái tóc của người phụ nữ Triều Tiên còn hàm chứa cả đời sống tinh thần trong đó. Mái tóc diễn đạt những thông tin về tình trạng hôn nhân của người phụ nữ. Chẳng hạn khi chua có chồng thì người phụ nữ tết tóc và thả dài, con khi đã kết hôn thì người phụ nữ búi tóc lên và cài trâm. Hoặc chỉ cần nhìn vào mái tóc là người ta có thể biết người này thuộc tầng lớp nào, làm nghề gì và đã có nơi có chốn hay chưa. Đó là lý do tại sao trong phim Hàn cổ trang, vật dụng dùng để trang trí tóc như trâm cài, mũ hay ruy băng rất đa dạng.

Người Hàn Quốc rất coi trọng mái tóc. Có một câu như thế này trong tiếng Hàn cổ: “Thà cắt đầu chứ không cắt tóc” (오두가 단 차반불가단) để nói lên tầm quan trọng của mái tóc đối với người Hàn. Nếu như ở phần “gặp gỡ”, hình ảnh mái tóc thể hiện vẻ đẹp duyên dáng của Xuân Hương thì lần thứ hai, hình ảnh mái tóc lại gợi ra sự tàn bạo của bọn sai nha và sự áp bức trong xã hội Triều Tiên thời phong kiến (giữa tầng lớp thượng lưu – quan huyện với tầng lớp kỹ nữ - Xuân Hương). Cảnh “làm ra khốc hại chẳng qua vì tiền”

trong Truyện Kiều của Nguyễn Du thì Thúy Kiều chỉ là người chứng kiến còn nạn nhân trực tiếp trong cảnh đó là Vương ông (cha của Kiều) và Vương quan (em trai Kiều). Trong Truyện Xuân Hương lại là cảnh “làm cho khốc hại chẳng qua vì tình” và nạn nhân không ai khác là nàng Xuân Hương. Mái tóc chính là thể hiện sự phũ phàng của đám sai nha trong phủ đường của quan huyện Nam Won là Biện Học Đồ. Trước khi xúc phạm thân thể, đánh đập, chúng đã thể hiện quyền kiểm soát đối với mái tóc của nàng. Đây là đoạn văn miêu tả cảnh mái tóc của Xuân Hương bị hành hạ:

“Quan huyện tức tối đập tay xuống bàn... Tiếng nghẹt ngang cổ không thoát được:

- Hãy bắt con này đem đi.

57 Vâng

Bọn lính hầu đáp rồi xông vào túm tóc Xuân Hương. Nàng gạt tay chúng....

Bọn chúng lôi nàng xuống sân, xúm vào nàng như đàn ong; lôi tóc nàng như kéo dây vó, như trẻ con cuộn dây diều, rồi quật ngã nàng xuống” [2; tr.

97 – 98].

Người Hàn tin vào quan niệm, “những gì thuộc về thể xác, bao gồm cơ thể và mái tóc, không thuộc quyền sở hữu của bản thân mà là thuộc sở hữu của đấng sinh thành”. Điều này có nghĩa trong truyền thống văn hóa xưa, con cái không được tuỳ ý cắt tóc vì mái tóc của mình là do bố mẹ cho, là sợi dây kết nối, chứ không phải cứ tuỳ tiện cắt hoặc để người khác xâm phạm. Ở Hàn Quốc sau khi bị Nhật Bản tấn công chiếm đóng, để gạt bỏ đi những giá trị về văn hoá, lịch sử và đức tin của người dân thì chuyện cắt tóc là cách thức rõ ràng nhất trong chuyện “thanh lọc văn hoá”. Chính vì chuyện này mà ở phổ thông trung học hay khi đi quân đội ngày nay tại Hàn, học sinh khi bị phạt thì có thể bị giáo viên cắt tóc. Tóc tượng trưng cho ý chí và giá trị tinh thần. Mái tóc vì thế mang trong đó những giá trị đáng quý và trân trọng trong văn hóa Hàn.

Người Triều Tiên xưa có quan niệm khuôn mặt đẹp thôi chưa đủ.

Người phụ nữ được xem là đẹp phải là người có vóc dáng thon thả, mảnh mai giống như chim én trên mặt nước lúc chiều tà. Và có lẽ, cũng do bị chi phối bởi văn hóa Trung Hoa nên Triều Tiên cũng có hai trường phái về vẻ đẹp ngoại hình của người phụ nữ thời phong kiến. Có khi, người Triều Tiên xưa quan niệm: người phụ nữ đẹp phải có thân hình đầy đặn, cân đối như vầng trăng: “꽃 같은 얼굴에 같은 몸매다” (khuôn mặt đẹp như hoa, thân hình đẹp như trăng). Cũng đôi lúc, có quan niệm cho rằng, người phụ nữ đẹp còn là người có vóc dáng thon thả, mảnh mai giống như chim én trên mặt nước lúc chiều tà: “석양에 물찬 제비”.

58

Vóc dáng yêu kiều của Xuân Hương được miêu tả trên nền khung cảnh thiên nhiên Triều Tiên trong ngày tết Đoan ngọ. Thiên nhiên trở thành nền làm nổi bật vẻ đẹp của Xuân Hương. Nếu chị em Thúy Kiều, Thúy Vân “sắm sửa bộ hành chơi xuân” thì nàng Xuân Hương cũng khoác lên mình bộ trang phục đặc trưng của Triều Tiên: “Nàng mặc váy lụa mềm mại buông xuống chân, khoan thai bước vào rừng Dang Lim... Bàn tay búp măng của nàng nắm chặt lấy dây đu tết bằng một loại dây gai. Đôi bàn chân đi tất trắng nhẹ nhàng đạp trên bàn đạp” [2; tr. 24 – 25]. Ngoại hình của Xuân Hương còn được người nghệ sĩ say mê miêu tả như một niềm tự hào về nét duyên dáng của người phụ nữ Triều Tiên thời trung đại. Đó là bối cảnh Lý Mông Long gặp gỡ Xuân Hương tại nhà riêng của nàng. Từng cử chỉ, bước đi, nụ cười của Xuân Hương như làm mê mẩn tâm thần của chàng Lý:

“Bước chân của nàng như con hồ yến đi vào trong tổ, con gà mái tơ đi trong vườn; con rùa đi trên cát trắng; dáng vẻ đẹp đẽ, chậm rãi khác nào thiên nga tập đi bộ... Mặt nàng mang màu trắng của con hạc giữa dòng sông xanh được ánh trăng phản chiếu trên nền tuyết trắng. Môi nàng đỏ hồng, khi hé miệng cười để lộ ra hàm răng trắng muốt như ngọc, như sao. Nhìn lướt qua thấy nàng là vầng sắc màu lấp loá như mặt trời rọi trong sương mù. Chiếc váy màu xanh như làn sóng của Ngân Hà. Nàng bước uyển chuyển lên lầu và thẹn thùng dừng lại...

Người nàng không trang sức gì đặc biệt mà rất tuyệt vời. Đôi mắt như vầng trăng giữa đám mây; miệng đỏ thắm như sen nở trong đầm” [2; tr. 30 – 31].

Hay như khi chàng Lý được gặp lại Xuân Hương ở nhà riêng cũng vẫn ngạc nhiên đến sững sờ bởi vẻ đẹp của nàng:

“Xuân Hương mở cửa ra ngoài theo lệnh của mẹ. Thật khó miêu tả vẻ đẹp của nàng lúc này. Nàng khác nào vầng trăng

59

đêm rằm đang lên cao giữa chín tầng mây. Nét mặt và cử chỉ của nàng không giấu được sự e thẹn; điều này làm cho bất cứ ai trông thấy nàng cũng thêm xốn xang” [2; tr. 45].

Vẻ đẹp ngoại hình của Xuân Hương được hình dung như một tiên nữ bước ra từ chốn Đào Nguyên. Dung mạo nàng cũng mang đến những hệ lụy giống Thúy Kiều của Nguyễn Du. Xuân Hương đã bị quan huyện bắt và hành hạ khi nàng không tuân theo mong muốn ngang ngược của hắn.

Như vậy, chúng ta có thể thấy trong một trừng mực nào đó, vẻ đẹp ngoại hình của Xuân Hương và Thúy Kiều có sự giống nhau. Cả hai nhân vật đều được hình dung trong quan niệm thẩm mĩ của nho giáo và âm hưởng lãnh mạn của dòng tự sự kể về cặp đôi tài tử và giai nhân. Tuy nhiên Thúy Kiều được nguyễn Du miêu tả thiên về ước lệ tượng trưng của thi pháp văn học phong kiến. Với Xuân Hương, biểu hiện của thi pháp này chỉ được thể hiện qua tài làm thơ. Vẻ đẹp của Xuân Hương nghiêng về quan niệm thẩm mĩ của tầng lớp bình dân với sự mạnh mẽ và tràn đầy sức sống. Điều này có thể giải thích từ nguồn gốc và phương thức sáng tác của hai tác phẩm.

3.2.2. Những phương diện vẻ đẹp nội tâm

Vẻ đẹp nội tâm của nhân vật cũng mang chứa những đặc trưng văn hóa của mỗi dân tộc. Bởi trong đó hàm chứa những cách cảm, cách nghĩ vốn ăn sâu vào đời sống của con người. Quan sát đời sống nội tâm của Xuân Hương cũng dễ nhận thấy những đức tính tốt đẹp của nàng.

Trước hết, chúng ta thấy ở Xuân Hương một ý thức rất cao về phẩm giá của người phụ nữ. Mặc dù Xuân Hương xuất thân trong một gia đình có mẹ là kĩ nữ nhưng nàng chưa bao giờ cảm thấy thiếu tự tin về điều đó. Trong cảnh gặp gỡ với Lý Mộng Long, Phòng Tử đến để truyền đạt nhã ý của Mộng Long nhưng Xuân Hương vẫn thẳng thắn từ chối mà không đến gặp ngay. Với văn hóa kĩ nữ Triều Tiên thời phong kiến thì tầng lớp kĩ nữ được xếp vào đẳng cấp dưới. Họ là những phụ nữ đẹp và có tài ca hát được tập hợp lại để phục vụ

60

tầng lớp thượng lưu của xã hội. Thậm chí con cái họ cũng không thể thoát khỏi lí lịch “con hát” của thế hệ trước mà xã hội mặc định cho như trường hợp của Xuân Hương là một ví dụ điển hình. Tuy nhiên, Xuân Hương lại khẳng khái cho rằng mình không có tên trong danh sách kĩ nữ của địa phương nên mình không xếp vào tầng lớp kĩ nữ. Chính vì vậy nàng đã tự tin đối đáp lại Phòng Tử: “tôi dù có đi chơi thế này nhưng hiện thời không có tên trong danh sách kỹ nữ nên người khác không có quyền gọi tôi một cách thiếu lịch sự, mà có gọi tôi cũng không phải đi” [2; tr. 29]. Sự cương trực của Xuân Hương còn được Lý Mộng Long nhận xét khi đến thăm không gian gia đình sinh sống: “Trong một khu sạch sẽ, có nhiều thông và tre như thế thì con người ở đây hẳn phải trinh tiết, chung thủy [2; tr. 34]. Nhận xét của chàng Mộng Long không phải là võ đoán mà được bắt nguồn từ quạn niệm của Nho giáo Trung Quốc ảnh hưởng đến chàng cũng như các nhà nho thời phong kiến. Bởi họ quan niệm tứ quý (tùng, cúc, trúc, mai) là những loài cây đặc trưng cho khí tiết của nhà nho. Và ở đây, Mộng Long cũng dùng quan điểm đó để nhận xét về lòng chung thủy của Xuân Hương.

Một điều đặc biệt nữa cũng cho thấy Xuân Hương là người phụ nữ có đời sống tinh thần phong phú đó là nàng được học hành rất nghiêm chỉnh. Khi mới “Bảy, tám tuổi Xuân hương đã thích đọc sách. Cô luôn giữ lễ độ cẩn thận nên không một ai không khen ngợi cô có hiếu với bố mẹ” [2; tr. 17]. Chính vì vậy, hễ có dịp là Xuân Hương đều thi triển tài học hành. Mỗi lời nàng trao đáp cùng Mộng Long đều viện dẫn kinh điển Nho gia. Trong phần “Tình yêu”

Xuân Hương đã thể hiện sở học của mình bằng cách bình luận thơ văn của một số nhà thơ Đường nổi tiếng với chàng Lý, cắt nghĩa tên riêng của mẹ, luận bàn về Xích Bích phú, về Thiên tự kinh... Việc nỗ lực học tập và sự am hiểu nho giáo của Xuân Hương không chỉ cho thấy nàng là một phụ nữ khuôn mình trong “tam tòng tứ đức” của người phụ nữ truyền thống mà đằng sau đó còn ẩn chứa một ý nghĩa khác. Nó khác hẳn với truyền thống kỹ nữ mà ta

61

thường hiểu. Bởi lẽ thế hệ những người kỹ nữ như bà Nguyệt Mai được học hành nhưng là những kỹ năng để mua vui, giải trí cho tầng lớp trên. Nó thuộc về sự học hỏi nghề nghiệp chứ không phải như Xuân Hương. Với nàng, học đồng nghĩa với quyết tâm từ bỏ đẳng cấp hạ đẳng để tiến lên một đẳng cấp cao hơn thông qua việc chiếm lĩnh tri thức Nho học nhưng không phải bằng con đường học hành, đi thi rồi đỗ đạt làm quan mà bằng tình yêu. Đây cũng là một ước mơ hướng đến xã hội bình đẳng, có một cuộc sống bình thường như bao người khác của những người đẳng cấp dưới trong xã hội Hàn quốc thời phong kiến.

Trên cơ sở diễn biến cốt truyện Gặp gỡ - Tai biến – Đoàn tụ, tác giả Truyện Xuân Hương đã say mê kể về mối tình mãnh liệt giữa Xuân Hương và Lý Mộng Long. Xuân Hương đi theo tiếng gọi của nhịp đập con tim, nàng tìm đến tình yêu với sự hứng khởi nồng nàn của tuổi trẻ. Tấm lòng thủy chung như nhất trong tình yêu của Xuân Hương trở thành nét đặc trưng trong tính cách nàng. Đó cũng là một phẩm chất đáng trân trọng của người phụ nữ Triều Tiên xưa và phụ nữ Hàn Quốc ngày nay.

Tấm lòng thủy chung trong tình yêu đã trở thành nét thẩm mĩ đặc trưng trong tính cách Xuân Hương. Phẩm chất thẩm mĩ này dường như là cố định và không hề thay đổi trong suốt diễn tiến cốt truyện. Từ cuộc gặp gỡ mà theo giải thích của bà Nguyệt Mai thì đó là định mệnh, Xuân Hương đã hoàn toàn tin tưởng ở tình cảm của Mộng Long và trao thân cho chàng. Đây không phải là sự dễ dãi, lả lơi mà cần phải hiểu đó là sựu gặp gỡ của tài tử và giai nhân cũng giống như sự gặp gỡ của Kiều và Kim Trọng trong buổi chiều mùa xuân.

Họ gặp nhau là “mê mẩn tâm thần”. Bởi lẽ họ sinh ra là để cho nhau và thuộc về nhau. Trọng tình là một phẩm chất tiêu biểu cho cặp đôi tài tử - giai nhân trong chủ đề diễm tình. Môtíp này xuất hiện nhiều trong truyện Nôm Việt Nam như Hoa Tiên, Phan Trần, Phạm Công Cúc Hoa, Ngọc Kiều Lê.... Vì

Một phần của tài liệu So sánh vẻ đẹp của người phụ nữ việt nam qua thúy kiều (truyện kiều của nguyễn du) và vẻ đẹp người phụ nữ triều tiên qua sung chun hyang (truyện xuân hương) (Trang 57 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)