Vẻ đẹp của nhân vật Thúy Kiều

Một phần của tài liệu So sánh vẻ đẹp của người phụ nữ việt nam qua thúy kiều (truyện kiều của nguyễn du) và vẻ đẹp người phụ nữ triều tiên qua sung chun hyang (truyện xuân hương) (Trang 38 - 54)

Chương 2: VẺ ĐẸP NGƯỜI PHỤ NỮ VIỆT NAM QUA HÌNH TƯỢNG THÚY KIỀU TRONG TRUYỆN KIỀU CỦA NGUYỄN DU

2.2. Vẻ đẹp của nhân vật Thúy Kiều

2.2.1. Những phương diện vẻ đẹp hình thức

Văn hóa mỗi thời kỳ có những quan điểm thẩm mĩ khác nhau về con người. Trong văn hóa Việt Nam thời trung đại con người được đặt vào mối quan hệ vũ trụ, tự nhiên. Con người là một trong ba yếu tố của thuyết tam tài:

Thiên – Địa – Nhân. Trong đó, ba yếu tố này hợp nhất và không thể tách khỏi nhau. Quan niệm này bắt nguồn từ văn hóa phương Đông khi cho rằng con người ta sinh ra là khí thiêng của sông núi, là cái đức của quỷ thần tụ lại.

Quan điểm này được bổ sung với quan điểm truyền thống của văn hóa dân gian Việt Nam. Trong quá trình sản xuất nông nghiệp, người Viêt hòa mình vào thiên nhiên, mang những nét đẹp của thiên nhiên thành đối tượng để miêu tả vẻ đẹp của con người. Người phương Đông cho rằng con người và thiên nhiên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Trong tư tưởng của người Việt Nam, tình yêu nước luôn gắn với tình yêu thiên nhiên, cảnh đẹp của đất nước. Quan niệm con người vũ trụ, thiên nhiên đó đã ảnh hưởng lớn đến nghệ thuật miêu tả con người trong văn học. Hay nói cách khác, con người trong văn học trung đại mang đầy đủ quan niệm về con người trong văn hóa truyền thống Việt Nam.

Gắn với truyền thống ấy, nhân vật Thúy Kiều trong Truyện Kiều cũng được xây dựng theo mô hình “con người vũ trụ”. Trong miêu tả ngoại hình nhân vật quan niệm này thể hiện khá rõ. Kiều được miêu tả, được hình dung qua các hiện tượng của thiên nhiên tươi đẹp như trăng, hoa, mây tuyết, núi, sông... Vẻ đẹp của thiên nhiên là chuẩn mực, là thước đo vẻ đẹp ngoại hình của Kiều và nhiều nhân vật khác.

36

Trong Truyện Kiều, vẻ đẹp của Thúy Kiều được nhà văn khắc họa trong miêu tả song song cùng với em gái cô là Thúy Vân. Dáng vẻ của hai chị em Kiều được Nguyễn Du miêu tả trong bốn câu thơ: “Mai cốt cách tuyết tinh thần/ Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười” và:“Bóng hồng nhác thấy nẻo xa/ Xuân lan thu cúc mặn mà cả hai”. Nhà văn chủ yếu dùng hình ảnh của thiên nhiên tạo vật để ngầm phản ánh dáng vẻ của hai chị em nàng Kiều.

“Mai cốt cách” là ý nói cái dáng người thanh mảnh như cây mai, còn “tuyết tinh thần” là cái dáng vẻ trắng trong như màu tuyết. Mai và tuyết được người Việt xưa quan niệm là những phẩm vật thanh cao của đất trời cũng giống như hình ảnh cây tùng, cây trúc là đại diện cho khí chất ngay thẳng, cứng cỏi của người quân tử trong thơ Nguyễn Trãi vậy. Dùng hai hình ảnh mai, tuyết để miêu tả chị em Kiều, Nguyễn Du đã ngầm ca ngợi dáng vẻ thanh tao, cao quý của hai cô gái nhà họ Vương.

Khi miêu tả chân dung của từng người, Nguyễn Du đã đi vào miêu tả vẻ đẹp của cô em trước cô chị. Có vẻ hơi ngược với quy luật trong gia đình người Việt nhưng đó là dụng ý nghệ thuật của họ Nguyễn. Ông đã để gương mặt Thúy Kiều xuất hiện sau em gái mình là để nhấn mạnh vẻ đẹp của nàng. Vẻ đẹp của Vân được tác giả miêu tả khá chi tiết:“Vân xem trang trọng khác vời/

Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang/ Hoa cười ngọc thốt đoan trang/ Mây thua nước tóc tuyết nường àu da”. Vẻ đep của Vân được diễn đạt bằng những yếu tố khách thể thiên nhiên vừa tươi đẹp vừa cao quý, không gợi chút trần tục, xác thịt.

Nhưng ngoại hình của Thúy Kiều lại được miêu tả trong hai câu thơ:

“Làn thu thủy, nét xuân sơn/ Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh”. Đây là vẻ đẹp của một mĩ nhân tuyệt thế. Nguyễn Du không miêu tả chi tiết mà chỉ tập trung đặc tả vẻ đẹp của đôi mắt Thúy Kiều. Để khắc họa cái đẹp sắc sảo của đôi mắt Nguyễn Du đã lấy hai hình ảnh thiên nhiên là nước mùa thu và núi mùa xuân để so sánh. Nước màu thu thường trong hơn, êm dịu hơn là sự

37

dữ dội, bão tố của nước mùa hè, không lạnh lẽo như nước mùa đông. Đôi mắt Kiều vì thế được hình dung là rất trong sáng, long lanh. Còn nét xuân sơn ý là tả vẻ đẹp của đôi lông mày. Sắc núi màu xuân là màu xanh tràn đầy sức sống, là sự bừng tỉnh sau mùa đông tàn úa. Đôi mắt ấy vừa đẹp vừa có hồn. Nụ cười của Kiều cũng đẹp và đắm say bao người. Dưới cái nhìn của kẻ buôn người như Tú Bà và Mã Giám sinh cũng phải thốt lên: “Đã nên quốc sắc thiên hương/ Một cười này hẳn nghìn vàng chẳng ngoa”. Dung mạo của Kiều như vượt khỏi chuẩn mực của thiên nhiên, làm thiên nhiên phải hờn ghen. Thiên nhiên không thể chấp nhận vẻ đẹp ấy. Điều đó gây nên dự cảm không bình yên, bất ổn mang tính dự báo cho cuộc đời Kiều.

Trong tác phẩm hình thành hai tuyến nhân vật được miêu tả, theo cách gọi của bà Đặng Thanh Lê là nhân vật chính diện và nhân vật phản diện [14].

Kiều nằm trong tuyến nhân vật chính diện. So sánh ngoại hình giũa hai tuyến cho thấy quan điểm thẩm mĩ của Nguyễn Du cũng như của người Việt ảnh hưởng rất lớn đến cái nhìn nghệ thuật về con người. Những người tốt thường mang một diện mạo đẹp và được miêu tả ước lệ, lịch lãm. Còn những nhân vật phản diện là những người xấu, thường có một ngoại hình được miêu tả thô, gần với thực tế. Chẳng hạn Tú Bà được miêu tả: “Nhác trông nhờn nhợt màu da/ Ăn gì to lớn đẫy đà làm sao”. Đây là bộ mặt của một kẻ thức đêm, ở trong bóng tối và làm những điều độc ác nên sắc tố da không được khỏe mạnh, hồng hào như người ngay thẳng.

Nói về ngoại hình của Kiều thật là thiếu sót khi không bàn đến vẻ đẹp hình thể. Mặc dù được miêu tả qua hai câu thơ nhưng đó thực sự là tuyệt bút của họ Nguyễn. Hai câu lục bát hàm chứa cả tính mới mẻ lẫn sự quen thuộc trong quan niệm về vẻ đẹp của người phụ nữ trong truyền thống văn hóa.

Rõ màu trong ngọc trắng ngà Dày dày sẵn đúc một tòa thiên nhiên.

38

Rõ ràng, cảnh Kiều khỏa thân hoàn toàn (nuy) sau tấm màn gió phảng phất buông, làm ra vẻ mờ ảo, nhưng vẫn hiện ra rất rõ một cách cố ý khêu gợi. Ở đây, bức tranh nuy (có lẽ đầu tiên trong văn thơ trung đại Việt Nam) được vẽ thoáng, bằng những nét bút thật mềm mại nhưng cũng thật bạo, vừa thật vừa ảo. Tấm màn gió chỉ là chút cứu vãn những phép tắc phong kiến của Nguyễn Du. Đằng sau đó, tấm màn không hoàn thành nhiệm vụ khi không che nổi màu trắng mát mịn như tỏa hương của da thịt con gái đương độ xuân thì nõn nường được ẩn dụ trong hình ảnh quen thuộc “trong ngọc trắng ngà”

(trong như ngọc, trắng như ngà).

Dày dày sẵn đúc một tòa thiên nhiên!

Tòa thiên nhiên là hình ảnh ẩn dụ - tượng trưng cơ thể lồ lộ đầy sức sống, bản năng của nàng tiên Thúy Kiều như một tòa lâu đài tráng lệ mà thiên nhiên Tạo Hóa ban tặng. Tòa thiên nhiên ấy không hề xa vời, ảo ảnh, mà hiện thực, hiện hữu gang tấc. Cho nên, hai chữ dày dày rất đỗi nôm na, cụ thể ghép với hai từ sẵn đúc nó làm cho bức tranh khỏa thân Kiều tắm vốn nương dòng ước lệ - tượng trưng trừu tượng bỗng hóa có hình, có khối, hiển lộ trong không gian. Đây là sự mới mẻ và phóng khoáng trong ngòi bút tài tử Nguyễn Du nếu đặt trong tiến trình lịch sử văn học trung đại. Ngược lại, nếu đặt trong mối tương quan với văn hóa dân gian có thể lí giải Nguyễn Du đã chịu ảnh hưởng từ truyền thống dân gian mà trực tiếp là tín ngưỡng phồn thực của cư dân nông nghiệp lúa nước. Bởi vì từ trước Nguyễn Du khoảng một thế kỉ, nghệ thuật điêu khắc đã chú ý tới sự thể hiện hình thể người phụ nữ. Trong một số ngôi đình làng ở miền Bắc Việt Nam được xây dựng vào khoảng thế kỉ XVII đã xuất hiện những bức chạm nhấn mạnh đến những bộ phận nhạy cảm của người phụ nữ và cảnh trai gái giao hoan. Trong không gian thiêng như đình làng của người Việt lại xuất hiện những cảnh phàm tục đã mang thông điệp của con người muốn gửi đến thần linh về sự sinh nở trong đời sống. Sự hòa hợp giữa thiêng và tục đã trở thành nguyên tắc nghệ thuật mà chúng tôi

39

tin rằng Nguyễn Du cũng học tập được khi mang nó vào đời sống văn học phong kiến.

2.2.2. Những phương diện vẻ đẹp nội tâm

Không chỉ xây dựng một nàng Kiều xinh xắn, duyên dáng, Nguyễn Du còn cấp cho nàng một đời sống tinh thần phong phú. Tâm hồn Kiều mang đầy đủ sự phong phú của tâm hồn dân tộc Việt Nam. Trái tim của nàng có thể xúc động bất cứ lúc nào giống như “sợi dây đàn lúc nào cũng căng lên chỉ một làn gió cực nhẹ thoảng qua cũng làm rung lên thành tiếng” [26; tr. 137].

Tình cảm của Kiều gắn với tài năng của nàng: tài làm thơ và tài chơi đàn. Hai thú chơi này đã cấp cho Kiều “một cốt cách đa tình” (Trần Đình Sử).

Mười một người, từ Kim Trọng, Thúc Sinh, Hoạn Thư, quan sử kiện, Hồ Tôn Hiến... ai ai cũng thừa nhận cái tài của Kiều. Nàng làm thơ, Kim Trọng khen là “tài nhả ngọc phun châu”, Thúc Sinh ngợi ca: “Lời lời châu ngọc, hàng hàng gấm thêu”, Đạm Tiên thì cho rằng: “Nếu đem vào tập đoạn trường/ Thì treo giải nhất chi nhường cho ai”. Viên quan sử kiện nói: “Tài này, sắc ấy nghìn vàng chưa cân”. Hoạn Thư rất ghen nhưng lại có 5 lần khen Kiều:

Rằng hoa nô đủ mọi tài”, “Rằng tài nên trọng mà tình nên thương”... Với tài thơ của Kiều cũng được Nguyễn Du chú ý và ông đã nhấn mạnh đến cảm xúc của nàng khi làm thơ. Gặp một ngôi mộ vô chủ cũng khiến nàng xúc động,

“lòng thơ lai lán bồi hồi” mà “vạch da cây vịnh bốn câu ba vần”. Đạm tiên đưa ra đề tài thì kiều trả lời lại ngay: “tay tiên vẫy một đủ mười khúc ngâm”.

Ngắm tranh của Kim Trọng vẽ, Thúy Kiều cũng nảy sinh cảm xúc: “tay tiên gió táp mưa xa”.

Có thể nói, tâm hồn nghệ sĩ của Kiều là hệ quả của quan niệm về con người tài tử trong văn hóa trung đại. Người trung đại quan niệm mọi phẩm chất của con người đều được ngoại hiện. Con người đẹp là ngoại hình và tâm hồn đều phải đẹp. Nhưng phẩm chất nghệ sĩ của Kiều còn rất phù hợp với một nền tảng truyền thống của cha ông nàng. Người Việt Nam có một tâm hồn rất

40

lãng mạn và thích làm thơ, ca hát. Truyền thống đó có lẽ đã ngấm vào tâm hồn Nguyễn Du trước khi ông tiếp thu những lí thuyết của văn hóa nho giáo.

Kiều rất thích làm thơ và có điều kiện là giao tiếp bằng thơ. Điều đó khiến chúng tôi liên tưởng đến những giao tiếp đối đáp trong hát Phường Vải ở quê hương Hà Tĩnh của Nguyễn Du và lối hát quan họ giao duyên của quê mẹ ông ở Bắc Ninh. Hoặc đó có thể là những lời đối đáp của người Việt sáng tác trực tiếp và cùng song hành với công việc làm nông nghiệp. Tâm hồn nghệ sĩ của Kiều vì thế vừa có thành tố của văn hóa bình dân, vừa có thành tố của văn hóa Nho giáo mà Nguyễn Du được tiếp nhận.

Bên cạnh tài đàn hát, đời sống tình cảm của Kiều cũng thể hiện được những ứng xử trọng tình của người Việt với phẩm chất nổi bật là hiếu nghĩa và thủy chung. Hành động bán mình chộc cha cứu cả gia đình của Kiều là hành động thể hiện sự hiếu nghĩa của một người con, một người chị trong gia đình. Kiều xem mình là “Hạt mưa xá nghĩ phận hèn/ Liệu đem tấc cỏ quyết đền ba xuân”. Đó là hành động cao thượng và đáng đươc trân trọng.

Trong suốt mười năm lăm lưu lạc, Kiều luôn nghĩ đến cha mẹ, nghĩ về gia đình: “Sân hòe đôi chút thơ ngây/ Trân cam ai kẻ đỡ thay việc mình”.

Đoạn “Kiều ở lầu Ngưng Bích” đã khắc họa rõ nỗi nhớ những người thân của Kiều: “Xót người tựa cửa hôm mai/ Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ/ Sân Lai cách mấy nắng mưa/ Có khi gốc tử đã vừa người ôm”. Với hàng loạt điển tích như “xót người tựa cửa” lấy từ tích mẹ của Vương Tôn Giả thời Chiến Quốc tựa cửa ngóng con. “Quạt nồng ấp lạnh” lấy từ Kinh lễ để chỉ phận làm con phải chăm lo cho cha mẹ, phải quạt cho cha mẹ khi trời nóng và phải ủ chăn cho ấm vào mùa đông. “Sân Lai” lấy từ điển Lão Lai Tử thời nhà Chu đã bảy mươi tuổi nhưng vẫn giả bộ làm con trẻ đùa vui và bị ngã để cha mẹ vui.

Tất cả những điển tích đã cho thấy sự thiêng liêng của tình cảm gia đình trong đời sống người Việt.

41

Bên cạnh nỗi nhớ cha mẹ và gia đình, sự thủy chung với người yêu cũng là một nét đẹp của người phụ nữ Việt Nam. Bằng chứng rõ nhất là trong văn học đã có hàng loạt hình tượng người phụ nữ dù ở trong hoàn cảnh nào cũng luôn hướng đến người mình yêu. Đó là hình ảnh nàng Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ, là những nhân vật trong Chinh phụ ngâm khúc của Đặng Trần Côn và bản diễn Nôm của Đoàn Thị Điểm hay thời hiện đại là những người phụ nữ trong truyên ngắn Nguyễn Minh Châu chờ chồng đi chiến tranh. Trên hành trình mười lăm năm đau khổ, Kiều luôn nhớ đến Kim Trọng. Nhưng trong hoàn cảnh bi đát nhất, Kiều cũng nảy sinh tình cảm, cũng động lòng trước Thúc Sinh, trước Từ Hải. Nói như vậy không phải chúng tôi tự mâu thuẫn với chính mình khi cho rằng Kiều chung thủy nhưng lại yêu nhiều người đàn ông. Vấn đề là do hoàn cảnh buộc Kiều không nghĩ khác được và phải tìm cho mình chỗ dựa. Khi chia tay Thúc Sinh, Kiều buồn bã cô đơn: “Người về chiếc bóng năm canh/ Kẻ đi muôn dặm một mình xa xôi”. Khi Từ Hải chết đứng giữa trận, Kiều đau đớn đến tận cùng trái tim. Điều đó cho thấy Kiều là con người giàu tình cảm, luôn sống thật với nhịp đập trái tim.

Một đức tính nữa của con người Việt Nam mà chúng tôi muốn đề cập đến là lòng thương người. Tục ngữ Việt Nam có câu “thương người như thể thương thân”. Phẩm chất này được biểu hiện qua việc Kiều khóc thương Đạm Tiên. Nếu xét theo mối quan hệ xã hội thì Đạm Tiên không có liên hệ gì đến Kiều nhưng đó là sự đồng cảm giữa hai người phụ nữ.

2.2.3. Vẻ đẹp trong thế giới tâm linh

Tâm linh là lòng tin của con người vào một đấng vô hình, một thế giới bí ẩn nào đó mang trong mình sức mạnh siêu nhiên. Những hiện tượng hay thế lực đó có thể đe dọa hay giúp đỡ con người. Điều này bất cứ một dân tộc hay một quốc gia nào trên thế giới đều có. Nguyễn Du là một người Việt,

42

được nuôi dưỡng bằng nền văn hóa Việt. Chính vì vậy những trang viết của ông đều thấm đẫm những tín ngưỡng truyền thống trong nền văn hóa này.

Từ cuộc sống của Kiều, bạn đọc có thể thấy được một cách đầy đủ đời sống văn hóa tín ngưỡng và sự thực hành nó của người Việt Nam. Những tín ngưỡng đó hiện nay vẫn được lưu truyền trong đời sống của con người Việt Nam hiện đại. Xoay quanh sự phát triển của con đường đời nhân vật Thúy Kiều là không khí của lễ hội, của thế giới vô hình, của Trời, Phật, Thần thánh, ma quỷ, chiêm bao, bói toán, mộng mị. Chúng tôi nhận thấy vấn đề này gợi rất nhiều hào hứng khi nghiên cứu đề tài. Chính vì vậy chúng tôi sẽ đi vào tìm hiểu khá kĩ vấn đề này với mong muốn hiểu thêm về đời sống tinh thần của con người Việt Nam.

2.2.3.1. Lễ hội

Ngay ở phần đầu Truyện Kiều, Nguyễn Du đã miêu tả cảnh chị em Thúy Kiều đi chơi xuân. Không khí lễ hội náo nức trong bức tranh rất đáng yêu: “Thanh minh trong tiết tháng ba/ Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh”

Tết thanh minh vốn là ngày lễ kỉ niệm Giới Tử Thôi – một bề tôi nước Tấn thời Xuân Thu đã lấy thịt của mình cứu vua. Nhưng với người Việt, ngày tết thanh minh lại trở thành ngày hội tưởng niệm người thân đã mất và tổ chức những hoạt động vui chơi. Khoảng thời gian này rất phù hợp với đặc điểm canh tác của người trồng lúa nước. Mùa Xuân là thời gian nông nhàn, đầu năm mới nên con người sẽ tổ chức lễ hội để cầu cúng mong cho một năm mới những điều tốt lành.

Tảo mộ là hoạt động ra nghĩa địa để sửa lại phần mộ của tổ tiên và cúng lễ. Công việc này thể hiện đạo hiếu giữa người sống và người quá cố để biết ơn sự sinh thành. Người Việt quan niệm tình cảm mặc dù là vô hình nhưng lại gắn kết chặt chẽ các thành viên trong gia đình, giữa các thế hệ gần huyết thống với nhau. Người Việt rất coi trọng mồ mả tổ tiên với câu tục ngữ

“Sống vì mồ mả chứ không sống vì cả bát cơm”. Bởi lẽ, việc tu sửa lại phần

Một phần của tài liệu So sánh vẻ đẹp của người phụ nữ việt nam qua thúy kiều (truyện kiều của nguyễn du) và vẻ đẹp người phụ nữ triều tiên qua sung chun hyang (truyện xuân hương) (Trang 38 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)