Những nhân tố tác động đến đầu tư, thương mại của Trung Quốc vào tỉnh Hải Dương

Một phần của tài liệu Đầu tư, thương mại của Trung Quốc vào tỉnh Hải Dương (Việt Nam) Thực trạng và triển vọng (Trang 20 - 28)

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ, THƯƠNG MẠI VÀ NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN ĐẦU TƯ, THƯƠNG MẠI CỦA TRUNG QUỐC VÀO TỈNH HẢI DƯƠNG

1.2. Những nhân tố tác động đến đầu tư, thương mại của Trung Quốc vào tỉnh Hải Dương

1.2.1. Nhân tố thuận lợi

* Về điều kiện địa lý:

Hải Dương có những điều kiện thuận lợi trong quan hệ giao thương với các tỉnh của Trung Quốc, đặc biệt là khả năng thu hút đầu tư, thương mại từ Trung Quốc. Như đã nói ở phần mở đầu, Hải Dương nằm ở trung tâm các tỉnh đồng bằng sông Hồng, tam giác phát triển kinh tế Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh; vị trí trung tâm “Hai hành lang, một vành đai kinh tế” (Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội – Hải Phòng; Côn Minh - Lào Cai – Hà Nội - Hải Phòng).

16

* Về chính sách phát triển kinh tế, thu hút đầu tư:

Trong những năm qua, cấp ủy Đảng và chính quyền tỉnh Hải Dương đã nỗ lực trong việc đẩy mạnh cải cách hành chính, minh bạch thông tin, đồng hành cùng doanh nghiệp, các nhà đầu tư trong quá trình triển khai dự án và sản xuất, kinh doanh đã được cộng đồng doanh nghiệp, các nhà đầu tư ghi nhận. Điều này thể hiện qua việc chỉ số PCI của Hải Dương năm 201 đã tăng 10 bậc so với năm 2013. Từ vị trí 1 lên 31 và xếp thứ 6 11 địa phương vùng Đồng bằng sông Hồng.

Đây cũng là thứ hạng tốt nhất của Hải Dương trong vòng 5 năm trở lại đây. Th o đó, chất lượng điều hành đã chuyển từ nhóm trung bình năm 2013 lên nhóm khá trên bản đồ PCI của cả nước. Trong đó, một số chỉ số thành phần đã có những sự thay đổi đáng kể, như tính minh bạch tăng từ ,6 điểm lên 5, 3 điểm, đào tạo lao động tăng từ 5,61 điểm lên 6,1 điểm, gia nhập thị trường và hỗ trợ doanh nghiệp đã có dấu hiệu chuyển biến tốt, đạt mức khá - lần lượt là ,35 điểm và 5,7 điểm.

Hải Dương đã biết phát huy tốt lợi thế của tỉnh với vị trí nằm ở trung tâm của vùng đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, đồng thời là vệ tinh trong không gian phát triển vùng Thủ đô, có hạ tầng giao thông phát triển. Huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực; từng bước chuyển đổi mô hình tăng trưởng th o hướng phát triển nhanh các ngành có lợi thế, có giá trị gia tăng cao; chú trọng nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh và cải thiện môi trường đầu tư. Phát triển kinh tế nhanh đi đôi với phát triển văn hóa;

cải thiện, nâng cao đời sống nhân dân và gìn giữ, bảo vệ môi trường. Nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế. Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, xây dựng, củng cố quốc phòng, quân sự địa phương; giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

17

* Về công nghiệp, thương mại, dịch vụ:

Hải Dương đang tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; tái cơ cấu các ngành trong sản xuất nông nghiệp đi đôi với đổi mới phương thức tổ chức sản xuất th o hướng sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn, thực phẩm sạch, chất lượng cao. Bên cạnh đó, tỉnh còn chú trọng phát triển sản xuất th o quy mô công nghiệp, hình thành các vùng sản xuất tập trung có hạ tầng đồng bộ, sản xuất th o mô hình sản xuất sản phẩm sạch; hình thành vùng “nông nghiệp đô thị” gắn sản xuất với cung ứng sản phẩm cho các đô thị lớn. Quy hoạch và xây dựng các khu chăn nuôi tập trung, xa khu dân cư.

Trên lĩnh vực thương mại, dịch vụ, tỉnh Hải Dương phấn đấu giá trị tăng thêm các ngành dịch vụ tăng bình quân 7% – 7,2% năm [3, tr.3]. Tăng cường và nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến thương mại; phát triển đồng bộ các loại thị trường có tổ chức, kết hợp chặt chẽ giữa xây dựng, phát triển với quản lý thị trường dịch vụ bảo đảm cạnh tranh lành mạnh, chống độc quyền; phát triển thị trường lao động, thị trường khoa học và công nghệ, thị trường tài chính, thị trường bất động sản; tỉnh còn tập trung phát huy các lợi thế do Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU sau khi được ký kết mang lại, nhằm thúc đẩy xuất khẩu.

* Về du lịch:

Hải Dương nằm trong Trung tâm du lịch Bắc Bộ (Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh), các tỉnh này đều có những điểm du lịch hấp dẫn, hàng năm thu hút một lượng lớn khách du lịch trong nước và nước ngoài, sự giao lưu giữa 3 địa danh này tạo nên hoạt động du lịch sôi động và đều có sự lưu thông qua Hải Dương. Hệ thống giao thông đường bộ và đường thuỷ thuận lợi tạo điều

18

kiện cho Hải Dương dễ dàng liên kết với các tỉnh trong vùng du lịch Bắc Bộ, nối tour, tuyến du lịch, mở rộng khai thác thị trường.

Hải Dương vừa có đồng bằng, vừa có trung du và rừng núi với cảnh quan và hệ sinh thái, đặc biệt là vùng núi phía bắc (Chí Linh, vùng núi An Phụ, Kinh Môn), nổi tiếng là khu Côn Sơn, núi An Phụ, dãy núi đá vôi Dương Nham và động Kính Chủ cùng quần thể các hang động, khu đa dạng sinh học thuộc các xã Duy Tân, Minh Tân, Tân Dân đã tạo nên một sức mạnh tổng hợp khi khai thác phát triển du lịch.

Về tài nguyên du lịch nhân văn, thế mạnh của Hải Dương là nền văn hoá lúa nước lâu đời gắn với những lễ hội dân gian, nghề truyền thống, nếp sống yên bình, nét văn minh cộng đồng. Đồng thời, Hải Dương còn là nơi có nhiều danh lam thắng cảnh, có truyền thống hiếu học và còn lưu giữ nhiều di tích lịch sử có giá trị của dân tộc. Các di tích lịch sử văn hoá có kiến trúc độc đáo, có sự giao thoa giữa kiến trúc phương Đông và phương Tây là điều kiện thuận lợi để phát triển loại hình du lịch văn hoá - lịch sử.

Nguồn tài nguyên du lịch phân bố tương đối đồng đều trên toàn tỉnh tạo thuận lợi cho đầu tư phát triển du lịch, tổ chức các cụm du lịch, các chương trình du lịch.

1.2.2. Nhân tố khó khăn, hạn chế

Bên cạnh những điều kiện thuận lợi, tỉnh Hải Dương vẫn còn không ít những khó khăn trong việc thu hút đầu tư, thương mại từ các nước, đặc biệt là từ Trung Quốc.

* Khó khăn chung:

Mặc dù có nhiều điều kiện, tiềm lực phát triển kinh tế, song Hải Dương chưa phát huy hết lợi thế của mình. Đến nay, nông nghiệp vẫn là ngành chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu kinh tế của tỉnh (16,5%) (3, tr4). Một số chỉ tiêu kinh tế chưa đạt mục tiêu đề ra, kinh tế tăng trưởng chưa bền vững, khả năng cạnh

19

tranh và hội nhập kinh tế quốc tế thấp. Một số hạn chế trên lĩnh vực giáo dục - đào tạo, văn hoá, y tế chưa được khắc phục triệt để. Kết quả giảm nghèo chưa bền vững, đời sống vật chất và tinh thần của một bộ phận nhân dân còn khó khăn. Công tác quản lý tài nguyên môi trường còn chưa thật tốt.

* Hạn chế trong thu hút đầu tư, thương mại:

Đặt trong bối cảnh các địa phương lân cận như Hải Phòng, Quảng Ninh đang được hưởng lợi từ những dự án hạ tầng giao thông lớn, quy mô quốc gia và đồng bộ từ đường bộ đến đường biển, cảng biển, đường sắt, thì Hải Dương đã mất dần lợi thế vốn có này. Ngoài ra, Hải Phòng và Quảng Ninh còn có các khu kinh tế, nên các chính sách ưu đãi mà nhà đầu tư được hưởng cũng hơn hẳn so với các khu công nghiệp.

Cùng với tình trạng suy thoái kinh tế mấy năm qua trong cả nước, tình hình thu hút đầu tư tỉnh Hải Dương cũng có xu hướng giảm. Cụ thể: giai đoạn 2006-2010, mỗi năm thu hút được 1 dự án; giai đoạn 2011-2013, mỗi năm thu hút được 69 dự án. Số lượng dự án thu hút giảm là do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu. [3, tr5]

Ngoài ra, có nguyên nhân do tỉnh chọn lọc các dự án trong khâu đầu vào, nên chất lượng dự án cơ bản được nâng lên và số vốn đăng ký bình quân dự án tăng lên đáng kể, đặc biệt là số lượng dự án với số vốn đăng ký bổ sung tăng mạnh. Mặc dù vậy, đến nay, Hải Dương vẫn chưa thu hút được những tập đoàn kinh tế lớn có tầm ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Bên cạnh đó, so với các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới thì Trung Quốc mặc dù có nhiều lợi thế về địa lý, dân đông, tiềm lực kinh tế lớn nhưng DI của Trung Quốc đầu tư tại Hải Dương chưa ở mức cao (đứng thứ 17 55 tỉnh, thành có vốn đầu tư của Trung Quốc), chưa tương xứng với vị thế của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

20

Bên cạnh đó, sau sự kiện Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương – 9 1 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, cùng với hàng loạt những động thái của Trung Quốc nhằm thực hiện ý đồ “trỗi dậy” và

“bành trướng” đã tác động sâu sắc đến quan hệ giao thương với Việt Nam, trong đó có tỉnh Hải Dương.

21

Tiểu kết chương 1

Trong Chương 1, học viên đã trình bày các khái niệm công cụ để thực hiện đề tài bao gồm: khái niệm đầu tư trực tiếp, đầu tư gián tiếp, khái niệm thương mại; các nhân tố tác động tới thu hút đầu tư, thương mại tại tỉnh Hải Dương. Trong đó, nhấn mạnh những nhân tố thuận lợi về điều kiện địa lý, vị trí trung tâm “Hai hành lang, một vành đai kinh tế” (Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội – Hải Phòng; Côn Minh - Lào Cai – Hà Nội - Hải Phòng); thuận lợi về địa lý do nằm ở vị trí trung tâm của tam giác phát triển kinh tế Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh; những thuận lợi về chính sách phát triển kinh tế, thu hút đầu tư, công, thương nghiệp, phát huy các lợi thế do Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU sau khi được ký kết mang lại, nhằm tăng cường thúc đẩy xuất khẩu. Về du lịch, nằm trong Trung tâm du lịch Bắc Bộ (Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh). Hệ thống giao thông đường bộ và đường thuỷ thuận lợi tạo điều kiện cho Hải Dương dễ dàng liên kết với các tỉnh trong vùng đồng bằng sông Hồng và Đông Bắc Bộ để có thể liên kết mở rộng khai thác thị trường, phát triển kinh tế, giao lưu thương mại...

Đồng thời cũng đã khái quát những nhân tố có thể gây ra khó khăn, hạn chế trong thu hút đầu tư, thương mại của Hải Dương. Những nhân tố khách quan và chủ quan như: Lòng tin từ phía chính quyền và người dân với các dự án từ các doanh nghiệp Trung Quốc; khó khăn về điều kiện tài nguyên, tác động từ sự suy thoái kinh tế....

Đây là cơ sở lý luận để triển khai Chương 2 đánh giá thực trạng đầu tư, thương mại của Trung Quốc vào tỉnh Hải Dương. Trong Chương 2, học viên sẽ khái quát những đặc điểm kinh tế, xã hội của tỉnh Hải Dương, thực trạng đầu tư và thương mại của Trung Quốc tại tỉnh Hải Dương, những thành tựu

22

đạt được và các hạn chế, tồn tại của đầu tư, thương mại Trung Quốc tại tỉnh Hải Dương, đồng thời chỉ ra những nguyên nhân, bao gồm nguyên nhân chủ quan, nguyên nhân khách quan của những hạn chế, tồn tại đó.

23 Chương 2

Một phần của tài liệu Đầu tư, thương mại của Trung Quốc vào tỉnh Hải Dương (Việt Nam) Thực trạng và triển vọng (Trang 20 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)