Chương 3. TRIỂN VỌNG, PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP VỀ ĐẦU TƯ, THƯƠNG MẠI CỦA TRUNG QUỐC VÀO TỈNH HẢI DƯƠNG
3.2. Giải pháp tăng cường thu hút, nâng cao hiệu quả đầu tư
Với vị trí vai trò trung tâm cấp vùng nằm giữa các đô thị lớn là Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh - trung tâm phát triển về kinh tế, công nghiệp, dịch vụ, Hải Dương có những lợi thế nhất định, đồng thời cũng sẽ phải chịu áp lực không nhỏ từ trục phát triển kinh tế nói trên đ m lại. Cấp ủy, chính quyền tỉnh Hải Dương đã lựa chọn hướng phát triển công nghiệp nhẹ, kỹ thuật cao và hỗ trợ phát triển các loại công nghiệp chế biến của vùng đồng bằng phía Nam, Đông Nam đồng bằng sông Hồng.
Trong những năm qua Hải Dương đã thu hút được nhiều dự án lớn, làm thay đổi đáng kể vị trí của tỉnh so với các địa phương trong cả nước về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Trong quan hệ kinh tế với Trung Quốc, với lợi thế và tiềm năng của trung tâm “Hai hành lang, một vành đai kinh tế“, những năm qua các nhà đầu tư Trung Quốc bằng nhiều hình thức trực tiếp hay gián tiếp đã tăng cường khai thác và đầu tư vào thị trường Hải Dương, đ m lại nguồn lợi lớn về ngân sách, giải quyết hàng nghìn công ăn, việc làm cho người lao động, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Tuy nhiên, như đã phân tích trong chương II và dự báo triển vọng ở phần trên, cần có
66
một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút đầu tư, đặc biệt là tính hiệu quả cao từ các dự án đầu tư của Trung Quốc, như sau:
- Cần thực hiện tốt hơn nữa cơ chế phối hợp đồng bộ giữa trung ương và địa phương trong việc thực hiện nội dung quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài (trong đó có đầu tư của các doanh nghiệp Trung Quốc) từ việc thẩm tra cấp giấy chứng nhận đầu tư đến việc tháo gỡ các khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, nhằm đưa hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp Trung Quốc tại Hải Dương nói riêng và hoạt động đầu tư nước ngoài trên địa bản tỉnh nói chung ngày càng đi vào nền nếp, đồng thời tìm các biện pháp hỗ trợ, chia sẻ những dự án gặp khó khăn trong việc triển khai hoạt động sản xuất kinh doanh để tăng thêm lượng vốn đầu tư thực hiện của các doanh nghiệp Trung Quốc, nhất lầ đối với một số dự án đang tạm dừng, hoặc mới triển khai
- Thực hiện tốt chương trình xúc tiến đầu tư với các nhà đầu tư nước ngoài nói chung trên địa bàn tỉnh Hải Dương, trong đó có các nhà đầu tư Trung Quốc nhằm thu hút nhiều hơn nữa các dự án sử dụng công nghệ cao, công nghệ thông tin, cơ khí chế tạo; sản xuất vật liệu mới và năng lượng mới;
công nghiệp phụ trợ; công nghệ sinh học đặc biệt trong khâu sản xuất giống mới, chất lượng cao (cây, con giống), nuôi trồng, chế biến, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm nông, lâm, ngư nghiệp; các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng (điện, nước, đường giao thông, cảng...) góp phần đẩy mạnh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh Hải Dương
- Phát huy lợi thế về địa lý gần, nhiều thuận lợi về giao thông, giá cả nguyên vật liệu, nhân công lao động giá rẻ để thu hút những dự án đầu tư lớn;
phân loại, chọn lọc những dự án có chất lượng, đảm bảo vệ sinh môi trường, hiệu quả cao từ các nhà đầu tư Trung Quốc. Đặc biệt, chú ý giảm thiểu những
67
dự án th o kiểu chuyển giao công nghệ, máy móc cũ, lạc hậu; ô nhiễm môi trường...
- Tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa tỉnh Hải Dương với một số tỉnh, đặc biệt những địa phương có mối quan hệ khăng khít nhiều mặt với Hải Dương về chính trị, trao đổi hợp tác kinh tế, thương mại, giao lưu văn hóa, thế hệ trẻ giữa tỉnh Hải Dương với các tỉnh như Vân Nam, Quảng Tây, Quảng Đông để qua đó tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp từ các doanh nghiệp của các tỉnh này.
- Cấp ủy, chính quyền, các sở, ban, ngành của Hải Dương cần phối hợp hoàn thiện luật pháp, chính sách về lao động, tiền lương phù hợp trong tình hình mới; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật về lao động đối với người sử dụng lao động nhằm đảm bảo điều kiện làm việc và đời sống cho người lao động.
- Đối với một số dự án mới hoặc đang triển khai còn gặp khó khăn từ khâu giải phóng mặt bằng, như dự án Nhà máy Nhiệt điện Hải Dương. Tỉnh ủy, UBND tỉnh cần chỉ đạo cấp ủy, chính quyền địa phương phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể có các chương trình tiếp xúc, thông tin, tuyên truyền kịp thời tới nhân dân về những lợi ích về tăng trưởng, phát triển kinh tế cho người dân hiểu, đồng thời đảm bảo về mức giá đền bù đùng quy định pháp luật hợp lý, hợp tình cho từng hộ dân. Bên cạnh đó, cũng cần cam kết với nhà đầu tư về việc sử dụng hợp lý lao động trên địa bàn, đảm bảo đúng quy trình xử lý chất thải, có kiểm tra, đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường thường xuyên...
- Nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ, công chức nhằm đảm bảo thực hiện nhiệm vụ th o quy định tại Luật Đầu tư sửa đổi; Đơn giản hóa và công khai quy trình, thủ tục hành chính đối với đầu tư nước ngoài, thực hiện tốt cơ chế 'một cửa' trong việc giải quyết thủ tục đầu tư. Đảm bảo sự thống nhất, các quy trình, thủ tục tại các địa phương, đồng thời, phù hợp với điều kiện cụ
68
thể. Tăng cường quản lý đối với các dự án đầu tư nước ngoài, quản lý đối với đội ngũ cán bộ, công chức trong bộ máy quản lý nhất là ở các lĩnh vực liên quan đến cấp phép giấy chứng nhận, Ban quản lý các Khu công nghiệp
- Cần có một giải pháp cụ thể, đồng bộ cho công tác thu hút đầu tư, nâng cao năng lực xúc tiến đầu tư, cấp ủy, chính quyền cùng với các cơ quan chức năng phối hợp để cùng giải quyết, tháo gỡ các vướng mắc, khó khăn cho các doanh nghiệp.
- Để tăng lợi thế cạnh tranh thu hút các dòng vốn đầu tư, bên cạnh nỗ lực cải thiện chỉ số PCI, tỉnh Hải Dương cần tập trung thực hiện yếu tố chính, như sau:
+ Thứ nhất, cần tăng cường cung cấp nguồn lao động chất lượng cao cho doanh nghiệp. Hải Dương đã luôn rất chú trọng đến việc thu hút những dự án có hàm lượng công nghệ cao, vì thế việc tạo lập nguồn nhân lực chất lượng tốt, đáp ứng được yêu cầu của nhà đầu tư là việc làm cấp bách. Tăng cường xây dựng mối liên kết giữa các cơ sở đào tạo và các doanh nghiệp để người lao động sau đào tạo có thể tham gia ngay vào sản xuất. Điều đó đòi hỏi Hải Dương phải có những chính sách kịp thời trong đào tạo, bồi dưỡng nhân lực. Tạo ra các chính sách khuyến khích các nhà đầu tư, các cơ sở đào tạo trong việc mở các khóa đào tạo về chuyên ngành công nghiệp, công nghệ, ngoại ngữ…
Chủ động trong việc tìm kiếm nhà đầu tư phù hợp với quy hoạch, định hướng phát triển của tỉnh thông qua những chương trình xúc tiến đầu tư. Các nhà đầu tư đã thành công tại tỉnh sẽ là thành viên, là cầu nối hữu hiệu trong các hoạt động xúc tiến này.
Bên cạnh đó, việc đa dạng các kênh vận động, xúc tiến thông qua các diễn đàn kinh tế thế giới, các định chế tài chính quốc tế, các tập đoàn xuyên quốc gia cũng là một giải pháp rất quan trọng. Việc đồng hành cùng nhà đầu
69
tư thông qua việc giữ ổn định môi trường đầu tư kinh doanh, tháo gỡ kịp thời các khó khăn, vướng mắc, để các nhà đầu tư đã và đang đầu tư yên tâm tiếp tục mở rộng đầu tư và sản xuất - kinh doanh vẫn phải được tiếp tục duy trì tốt.
Cuối cùng, đó là Hải Dương phải tạo được đột phá trong cải cách thủ tục hành chính. Th o đó, việc rà soát, loại bỏ các thủ tục hành chính không còn phù hợp, đơn giản hóa thủ tục và quy trình giải quyết liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh vẫn phải được duy trì. Thực hiện mô hình một cửa, một đầu mối giải quyết các thủ tục đầu tư; xây dựng chính quyền điện tử, trung tâm dịch vụ hành chính công hỗ trợ doanh nghiệp..., nhằm tạo môi trường đầu tư thông thoáng, minh bạch và ổn định.