Dự báo về triển vọng, xu hướng đầu tư, thương mại của Trung Quốc tại tỉnh Hải Dương

Một phần của tài liệu Đầu tư, thương mại của Trung Quốc vào tỉnh Hải Dương (Việt Nam) Thực trạng và triển vọng (Trang 64 - 70)

Chương 3. TRIỂN VỌNG, PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP VỀ ĐẦU TƯ, THƯƠNG MẠI CỦA TRUNG QUỐC VÀO TỈNH HẢI DƯƠNG

3.1. Dự báo về triển vọng, xu hướng đầu tư, thương mại của Trung Quốc tại tỉnh Hải Dương

Cùng với việc bình thường hóa quan hệ giữa hai nước từ năm 1991, đặc biệt trong hơn 10 năm qua quan hệ Việt – Trung đã bước vào thời kỳ phát triển với phương châm 16 chữ, tinh thần tốt và đã nâng quan hệ song phương thành “Quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện” vào năm 200 . Tuy nhiên kể từ năm 201 sau sự kiện giàn khoan Hải dương 9 1 đến nay, quan hệ Việt – Trung đã bước sang một giai đoạn mới như lời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nói là “Vừa hợp tác, vừa đấu tranh” (Nguồn: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trả lời chất vấn Quốc hội khóa XIII). Trong đó quan hệ kinh tế, thương mại vẫn có xu thế hợp tác. Trung Quốc vẫn là đối tác kinh tế, thương mại lớn của Hải Dương như trong Chương 2 đã nêu. Để dự báo về triển vọng, xu hướng đầu tư, thương mại của Trung Quốc tại tỉnh Hải Dương, trước hết xin trình bày về định hướng phát triển của tỉnh Hải Dương giai đoạn 2015 – 2020 như sau:

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hải Dương lần thứ XVI đã đánh giá, tổng kết kết quả của phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hải Dương giai đoạn qua như sau:

Nhiệm kỳ qua, trong bối cảnh có những thuận lợi cơ bản nhưng cũng gặp nhiều khó khăn, thách thức đã tác động trực tiếp đến sự phát triển về mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội của tỉnh. Song, với quyết tâm và nỗ lực phấn đấu, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Hải Dương đã vượt qua khó khăn giành được những kết quả quan trọng trên hầu hết các lĩnh vực:

60

Kinh tế tăng trưởng khá, tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2011-2015 tăng bình quân 7,7% năm (giá cố định 199 ); quy mô kinh tế của tỉnh năm 2015 gấp 1, 3 lần năm 2010; tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh bình quân đầu người đạt 2.000 USD; cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng hướng. Công tác xây dựng và phát triển đô thị, xây dựng nông thôn mới đạt nhiều kết quả tích cực, diện mạo đô thị, nông thôn có nhiều khởi sắc.

Lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, xã hội, thông tin truyền thông... phát triển toàn diện, quy mô được mở rộng và từng bước nâng cao chất lượng. An sinh xã hội được đảm bảo, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt và ngày một nâng lên, thu nhập bình quân đầu người năm 2015 đạt 31 triệu đồng; tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 10,99% năm 2010 xuống còn 3,27%

năm 2015.

Hoạt động khoa học, công nghệ được chú trọng đầu tư th o hướng hiệu quả, thiết thực, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn. Công tác quản lý, khai thác, sử dụng đất đai, tài nguyên khoáng sản được tăng cường và có chuyển biến tích cực. công tác bảo vệ môi trường được quan tâm chỉ đạo.

Tình hình an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội được giữ vững; quốc phòng - quân sự địa phương được củng cố và tăng cường. Thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân và khu vực phòng thủ tỉnh được xây dựng vững mạnh. Đã giải quyết dứt điểm và duy trì ổn định tình hình nhân dân tại các điểm có khiếu kiện phức tạp đông người kéo dài trên địa bàn tỉnh.

Công tác xây dựng hệ thống chính trị đạt nhiều kết quả tích cực: năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của của các cấp ủy, tổ chức Đảng được nâng lên; công tác quản lý, điều hành của chính quyền các cấp ngày càng có hiệu lực, hiệu quả; khối đại đoàn kết toàn dân ngày càng được củng cố vững chắc.

61

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, việc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XV còn một số hạn chế, đó là: Một số chỉ tiêu kinh tế chưa đạt mục tiêu đề ra, kinh tế tăng trưởng chưa bền vững, khả năng cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế thấp. Một số hạn chế trên lĩnh vực giáo dục - đào tạo, văn hoá, y tế chưa được khắc phục triệt để. Kết quả giảm nghèo chưa bền vững, đời sống vật chất và tinh thần của một bộ phận nhân dân còn khó khăn. Công tác quản lý tài nguyên môi trường còn chưa sâu sát. Tình hình an ninh, trật tự ở một số địa bàn trong tỉnh còn tiềm ẩn nguy cơ diễn biến phức tạp. Công tác thanh tra, tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo có lúc chưa kịp thời, thực hiện kết luận sau thanh tra chưa nghiêm túc. Công tác xây dựng hệ thống chính trị có mặt chưa thật sự đáp ứng tốt yêu cầu trong tình hình mới.

Năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của một số tổ chức cơ sở đảng còn yếu.

Kỷ luật, kỷ cương hành chính ở một số nơi chưa nghiêm, cải cách hành chính chuyển biến chậm. Nội dung, hình thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân một số nơi còn hạn chế, vai trò phản biện xã hội chưa được phát huy tốt.

Đại hội đã thông qua Nghị quyết và đề ra phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp 5 năm 2015 – 2020, như sau:

- Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ; xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; phát huy dân chủ và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân; chủ động, sáng tạo đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Khai thác, phát huy tốt lợi thế của tỉnh với vị trí nằm ở trung tâm của Vùng Đồng bằng Sông Hồng, Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, đồng thời là vệ tinh trong không gian phát triển vùng Thủ đô, có hạ tầng giao thông phát triển. Huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực; từng bước chuyển đổi mô hình tăng trưởng th o hướng phát triển nhanh các ngành có lợi thế, có giá trị gia tăng cao; chú trọng nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh và cải thiện môi

62

trường đầu tư. Phát triển kinh tế nhanh đi đôi với phát triển văn hóa; cải thiện, nâng cao đời sống nhân dân và gìn giữ, bảo vệ môi trường. Nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế. Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, xây dựng, củng cố quốc phòng, quân sự địa phương; giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Phấn đấu xây dựng Hải Dương sớm trở thành tỉnh công nghiệp th o hướng hiện đại.

Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ tỉnh đã đề ra một số chỉ tiêu chủ yếu, như sau:

(1). Tổng sản phẩm trên địa bàn tăng bình quân ÷ ,5% năm.

(2). Cơ cấu tổng sản phẩm trên địa bàn đến năm 2020: Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản 11%; Công nghiệp, xây dựng 56%; Dịch vụ 33%.

(3). Năm 2020, tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh bình quân đầu người đạt 3.200 USD trở lên, thu nhập bình quân đầu người đạt 55 triệu đồng.

( ). Tỷ lệ vốn đầu tư phát triển trên địa bàn so với tổng sản phẩm trên địa bàn bình quân đạt 32% năm.

(5). Giá trị sản phẩm thu hoạch trên 1 ha đất trồng trọt và nuôi trồng thủy sản đạt 150 triệu đồng ha vào năm 2020.

(6). Giá trị hàng hóa xuất khẩu tăng bình quân 15% năm.

(7). Thu ngân sách nội địa tăng bình quân 10% năm trở lên.

( ). Cơ cấu lao động đến năm 2020: Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản 27%; công nghiệp, xây dựng 2%; dịch vụ 31%.

(9). Lao động qua đào tạo đến năm 2020 đạt 75%; trong đó có chứng chỉ đạt 30%.

(10). Chỉ số phát triển con người (HDI) đến năm 2020 đạt 0,725.

(11). Tỷ lệ xã được công nhận xã nông thôn mới đến năm 2020 đạt trên 60%.

(12). Tỷ lệ đô thị hoá đến năm 2020 đạt 33÷35%.

63

(13). Năm 2020 đạt 30 giường bệnh 10.000 người dân (tính cả trạm y tế cấp xã đạt 37 giường bệnh 10.000 người dân); 09 bác sĩ 10.000 người dân; tỷ lệ trẻ m dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm còn ,5%.

(1 ). Tỷ lệ hộ nghèo giảm trung bình trên 1,5 % năm.

(15). Năm 2020, tỷ lệ hộ dân được sử dụng nước sạch đạt 100%; trên 90% chất thải nguy hại, trên 95% chất thải y tế, 75% rác thải nông thôn và 95% chất thải rắn đô thị được xử lý. [26, tr1-8]

Với những lợi thế về địa lý, chính sách thu hút đầu tư, những năm qua đầu tư, thương mại của Trung Quốc vào tỉnh Hải Dương đã có vai trò tích cực trong thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế của tỉnh.

Từ những năm 2000 đến nay, đầu tư của Trung Quốc đã liên tục tăng nhanh chóng cả về quy mô, số lượng và lĩnh vực đầu tư.

Thương mại, nhất là xuất khẩu của Trung Quốc vào Hải Dương cũng tăng năm này qua năm khác và có tác động rất lớn đến kinh tế - xã hội của tỉnh.

Về đầu tư: Hiện nay, Trung Quốc đứng thứ 9 101 nước và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam, với 1.0 2 dự án còn hiệu lực. Ở Hải Dương, đầu tư trực tiếp của Trung Quốc đứng thứ 17 trong tổng số 55 tỉnh, thành có vốn DI của Trung Quốc. Như vậy, so với tiềm năng, điều kiện và sự tăng trưởng thì đều chưa tương xứng. Th o dự báo của các nhà khoa học, các chuyên gia, trong những năm tới mặc dù đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam nói chung, vào tỉnh Hải Dương nói riêng vẫn tiếp tục tăng tuy vậy cũng sẽ ở mức không cao.

Tuy nhiên, một thực tế gần đây, đang được các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng, việc Việt Nam tham gia vào Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và đang chờ Quốc hội phê chuẩn thì hiện đang có một “làn sóng” đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam trong đó có tỉnh Hải Dương, tập trung vào

64

việc xây dựng nhà máy để sản xuất nguyên vật liệu tại Việt Nam nhằm tận dụng cơ hội từ TPP và những hiệp định thương mại tự do mà phía Việt Nam đã ký kết mang lại. Vì Trung Quốc không phải là thành viên của TPP và những lợi ích từ việc trở thành thành viên của TPP. Chẳng hạn như sau này khi TPP đã được phê chuẩn thì mức thuế suất các mặt hàng khi xuất khẩu sang các nước, đặc biệt các thị trường lớn như Mỹ, EU sẽ giảm còn 0%.

Trong đó, đặc biệt trong lĩnh vực hàng dệt may, may mặc dự báo sẽ có nhiều doanh nghiệp DI nước ngoài (Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan) tập trung khai thác vì những lợi ích thấy rõ khi Việt Nam tham gia TPP như: thuế suất bằng 0%; nhu cầu chuyển dịch các công nghệ, máy móc cũ kỹ sang các nước khác ngoài Trung Quốc; quy trình xử lý nước thải, bảo vệ môi trường của Việt Nam cũng dễ dãi hơn.

Thí dụ: Tính từ đầu năm 2013 đến hết năm 2015, Hải Dương đã có hàng loạt dự án về may mặc, dệt may đăng ký tăng vốn đầu tư. Điển hình là Công ty TNHH Dệt acific (Hồng Kông) tăng trên 300 triệu USD; Dự án Tinh Lợi 2 (Công ty TNHH May Tinh Lợi- dự án do Hồng Kông đầu tư) gần 100 triệu USD. Hay như Tập đoàn dệt may TAL của Hồng Kông cũng đã và đang triển khai dự án trên 200 USD tại KCN Đại An. Trong lĩnh vực công nghiệp thì dự án DI lớn nhất từ trước đến nay tại Hải Dương là dự án Nhà máy Nhiệt điện Hải Dương với số vốn tới 1, 7 tỷ USD.

Về thương mại: Mặc dù trong những năm tới nhập khẩu vẫn là hướng chủ đạo của Hải Dương trong thương mại với các tỉnh của Trung Quốc. Tuy nhiên, th o đánh giá của các chuyên gia trong thời gian tới với nhiều hình thức liên kết, tăng cường quảng bá dự báo hàng hóa của Hải Dương sẽ được xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc với quy mô, số lượng cao hơn, bài bản hơn. Gần đây ngày 2 tháng vừa qua UBND tỉnh Hải Dương đã tổ chức Hội nghị xúc tiến thương mại vải thiều và các sản phẩm hàng nông sản với sự

65

tham gia của Ban quản lý cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn); Trung tâm Xúc tiến thương mại Trung - Việt; các Trung tâm Xúc tiến thương mại khu vực phía Bắc và các doanh nghiệp chế biến, xuất nhập khẩu và tiêu thụ nông sản.

Cuối tháng 5 năm 2016, các doanh nghiệp xuất khẩu vải thiều của Hải Dương cùng với các doanh nghiệp các tỉnh Bắc Giang, Hưng Yên tiếp tục tham gia hội nghị xúc tiến thương mại vải thiều do UBND tỉnh Lào Cai phối hợp với chính quyền thành phố Hà Khẩu (Trung Quốc) tổ chức [6]. Việc tổ chức các hội nghị xúc tiến thương mại nói trên nằm trong chủ trương tìm các biện pháp để giảm tình trạng nhập siêu từ Trung Quốc, thông qua cách tăng cường xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu những mặt hàng không thiết yếu.

Một phần của tài liệu Đầu tư, thương mại của Trung Quốc vào tỉnh Hải Dương (Việt Nam) Thực trạng và triển vọng (Trang 64 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)