Chương 3. TRIỂN VỌNG, PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP VỀ ĐẦU TƯ, THƯƠNG MẠI CỦA TRUNG QUỐC VÀO TỈNH HẢI DƯƠNG
3.3. Giải pháp quan hệ thương mại hiệu quả
Để các doanh nghiệp của Hải Dương có thể đẩy mạnh xuất khẩu sang Trung Quốc hiệu quả. Th o ông Nguyễn Trọng Tuệ, Giám đốc Sở Công thương Hải Dương cho biết: “Năm 2014, đoàn công tác của Sở Công thương đã thực hiện chuyến đi khảo sát thực tế tại thị trường Trung Quốc. Qua khảo sát cho thấy, tiềm năng tiêu thụ các sản phẩm của Hải Dương tại thị trường này rất lớn. Để tăng cường nguồn lực xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, các doanh nghiệp tỉnh Hải Dương cần phải làm tốt việc lựa chọn nguồn nguyên liệu, bảo đảm các chỉ tiêu kiểm dịch cho hàng hóa xuất khẩu. Bên cạnh đó, cần nâng cao vai trò của các hiệp hội ngành nghề để tìm tiếng nói chung trong sản xuất và kinh doanh”.
- Sở Công thương Hải Dương cần thiết lập kênh thông tin kết nối với thương vụ Việt Nam tại Trung Quốc bảo đảm cung cấp những thông tin thị trường kịp thời cho các doanh nghiệp trong tỉnh chủ động nguồn hàng xuất khẩu... Đối với sản phẩm bánh đậu xanh, do đã có ưu thế cạnh tranh, chiếm thị phần lớn và ổn định từ Trung Quốc nên cần tìm hướng xuất khẩu th o con đường chính ngạch để tránh bị ép giá, gây thiệt thòi và giảm doanh thu của
70
các doanh nghiệp xuất khẩu. Về lâu dài, các doanh nghiệp cần tích cực tham gia các khóa học về xúc tiến thương mại với các đối tác nước ngoài, nâng cao nghiệp vụ thương mại để đáp ứng yêu cầu của thị trường Trung Quốc.
Về tình trạng nhập siêu cao từ Trung Quốc: Cần đầy mạnh thu hút đầu tư vào các ngành công nghiệp phụ trợ để giảm dần nhập khẩu nguyên vật liệu, phát triển sản xuất các mặt hàng thay thế nhập khẩu; thu hút các doanh nghiệp lớn có thực lực vào đầu tư tại Hải Dương trong các lĩnh vực như: nguyên liệu dệt may, năng lượng, phân bón… Đồng thời, có thể hợp tác với các doanh nghiệp Trung Quốc trong lĩnh vực chế biến nông sản nhiệt đới, đồ uống thực phẩm sau đó xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc và các nước khác [22]
- Tăng cường đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động xuất khẩu sang Trung Quốc
- Tập trung vào các mặt hàng là ưu thế của Hải Dương như sản phẩm nông sản, đồ mỹ nghệ.. thông qua các hội chợ, chương trình quảng bá, xúc tiến thương mại từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh các mặt hàng này xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, các nước và khu vực khác như: Mỹ, Nhật Bản, EU…
- Tăng cường quản lý giữa Sở Công thương, Hải quan, Quản lý thị trường và các cơ quan chức năng đối với hàng hóa nhập lậu để gia tăng xuất nhập khẩu chính ngạch, giảm, hạn chế việc buôn bán qua con đường tiểu ngạch.
- Sở Lao động, thương binh, xã hội tỉnh Hải Dương cần tăng cường quản lý người lao động, nhất là lao động nhập cư từ Trung Quốc trong các khu, cụm công nghiệp, nhất là trong các vấn đề về đảm bảo an ninh, trật tự xã hội.
71
Tiểu kết chương 3
Chương 3 đã nêu ra những dự báo, xu hướng và triển vọng đầu tư của Trung Quốc ở tỉnh Hải Dương; thương mại của Trung Quốc với tỉnh Hải Dương.
Xu hướng chủ yếu giai đoạn tới trong quan hệ giữa hai nước Việt Nam – Trung Quốc sẽ vẫn là “Vừa hợp tác, vừa đấu tranh”. Đầu tư của các doanh nghiệp Trung Quốc tại Hải Dương sẽ tiếp tục tăng, trong đó, đặc biệt trong lĩnh vực hàng dệt may, may mặc dự báo sẽ có nhiều doanh nghiệp DI nước ngoài (Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan) tập trung khai thác th o xu hướng đón đầu TPP; các doanh nghiệp Trung Quốc tiếp tục tập trung vào lĩnh vực khai thác tài nguyên, tận dụng lợi thế lao động giá rẻ, chuyển giao công nghệ cũ, lạc hậu sang Việt Nam; cũng như tận dụng lợi thế thuận lợi về địa lý, phương tiện vận chuyển dễ dàng… Xuất, nhập khẩu của Trung Quốc với tỉnh Hải Dương sẽ th o hướng xuất siêu từ Hải Dương sang Trung Quốc vẫn chiếm tỷ lệ cao.
Từ những dự báo, triển vọng đó học viên mạnh dạn đề xuất một số giải pháp cả về đầu tư và thương mại của Trung Quốc tại Hải Dương. Theo hướng, chính quyền tỉnh Hải Dương sẽ quan tâm nhiều hơn đến khâu chọn lọc kỹ càng các dự án chọn lọc có chất lượng, đảm bảo vệ sinh môi trường, hiệu quả cao từ các nhà đầu tư Trung Quốc; tăng cường đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động xuất khẩu sang Trung Quốc; tập trung vào các mặt hàng là ưu thế của Hải Dương như sản phẩm nông sản, đồ mỹ nghệ..
thông qua các hội chợ, chương trình quảng bá, xúc tiến thương mại từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh các mặt hàng này xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, các nước và khu vực khác như: Mỹ, Nhật Bản, EU…; tăng cường quản lý giữa Sở Công thương, Hải quan, Quản lý thị trường và các cơ quan chức năng đối với hàng hóa nhập lậu để gia tăng xuất nhập khẩu chính
72
ngạch, giảm, hạn chế việc buôn bán qua con đường tiểu ngạch; tăng cường quản lý nhập khẩu hàng hóa từ phía Trung Quốc và nâng cao giá trị kim ngạch xuất khẩu những hàng hóa như: nông sản, hàng tiêu dung, đồ gỗ…vốn là mặt mạnh của Hải Dương sang nhiều thị trường hơn nhằm giảm bị cạnh tranh thiếu lành mạnh từ thương lái Trung Quốc. Tuy nhiên, tất cả những đề xuất trên đây cũng chỉ là một số những giải pháp cơ bản. Để thực sự đẩy mạnh quan hệ thương mại mang tính cân đối, hài hòa với Trung Quốc, các cấp ủy, chính quyền và doanh nghiệp của tỉnh Hải Dương cần phải tiếp tục nghiên cứu tìm tòi đề ra các giải pháp thúc đẩy đầu tư, thương mại của Trung Quốc vào Hải Dương mang tính lâu dài, nhiều dự án lớn, có chiều sâu, yêu cầu phát triển bền vững nhằm đạt hiệu quả và chất lượng ngày một cao hơn.