Thị trường tiêu thu “bánh tráng mè xát” làng Tân An

Một phần của tài liệu Tìm hiểu tình hình sản xuất và tiêu thụ bánh tráng mè xát của làng nghề tân an tại xã quảng thanh, huyện quảng trạch, tỉnh quảng bình (Trang 35 - 39)

PHẦN IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.5. Thị trường tiêu thu “bánh tráng mè xát” làng Tân An

Thị trường tiêu thụ chính của “bánh tráng mè xát” làng Tân An chủ yếu là nội trong tỉnh Quảng Bình. Trong đó tập trung phần lớn ở thị xã Ba Đồn và thành phố Đồng Hới. Ngoài ra bánh còn được tiêu thụ rộng rãi qua các nước bạn Lào, Campuchia và các tỉnh lân cận như: Quảng Trị, Huế, Hà Tĩnh, Nghệ An và một số tỉnh phía bắc nước ta như: Hà Nội, Hải Phòng… thông qua các tiểu thương tại địa phương.

4.5.1. Hình thức tiêu thụ

“Bánh tráng mè xát” làng Tân An được tiêu thụ qua 3 hình thức như: Bán sĩ, bán lẻ và cũng có thể là vừa bán sỹ vừa bán lẻ. Sự tham gia của các hộ có sự khác nhau như sau:

Bảng 8: Các hình thức bán của các loại hộ

Loại hộ

Hình thức bán của các loại hộ

Bán sĩ Bán lẻ Sỉ và lẻ

Số lượng

Tỷ lệ

%

Số

lượng Tỷ lệ % Số

lượng Tỷ lệ %

Hộ Khá 11 64,7 3 50,0 9 52,9

Hộ Trung bình 6 35,3 3 50,0 8 47,1

Tổng 17 100 6 100 17 100

Nguồn: Điều tra nông hộ, 2016 Dựa vào bảng trên ta có nhận xét: Hộ khá và hộ trung bình đều tiêu thụ bánh với ba hình thức bán lẻ, bán sỉ và vừa lẻ vừa sỉ. Trong đó, hộ khá với số lượng hộ tham gia bán sỉ nhiều nhất, chiếm tỷ lệ nhiều hơn hai hình thức còn lại (chiếm 64,7%). Hộ trung bình có số lượng hộ tiêu thụ bánh bằng hình thức vừa sỉ vừa lẻ nhiều hơn hai hình thức còn lại, chiếm 47,1%. Xét về nguồn nhân lực của hộ khá cao có số lượng hộ tham gia vào ba hình thức tiêu thụ nhiều hơn số lượng hộ trung bình. Điều này có thể giải thích như sau:

Đặc điểm của nghề truyền thống là mỗi người có một bí quyết sản xuất riêng mà không ai có thể học hỏi hết được các kinh nghiệm này. Những hộ làm nghề lâu năm là những hộ có kinh nghiệm tay nghề lâu năm từ 20 năm trở lên.

Điều này tạo được uy tín của mình với khách hàng tiêu dùng của vùng, đây chính là cơ hội để các hộ này chiếm lĩnh hình thức tiêu thụ chủ yếu là nhập sỉ ngay tại gia đình, hoặc ký gửi các hợp đồng dài hạn với các cửa hàng, đại lý lớn ở thành phố Đồng Hới, thị xã Ba Đồn và các tỉnh lân cận.

Các hộ khá tiêu thụ bánh thông qua các mối quan hệ của HTX làng nghề, còn đối với các hộ trung bình nhờ có kinh nghiệm làm nghề lâu năm nên giữ

được uy tín và mối bán.

4.5.2. Kênh tiêu thụ

“ Bánh tráng mè xát” làng Tân An được tiêu thụ thông qua nhiều hình thức khác nhau có thể là chợ địa phương, chợ ngoài địa phương, nhà hàng siêu thị thông qua các đầu mối thu mua như: Người thu gom địa phương, thu gom ngoài địa phương, Hợp tác xã làng nghề “bánh mè xát” Tân An, thông qua người buôn bán lẻ hoặc thông qua bán trực tiếp tận người tiêu dùng cuối cùng (sơ đồ 2).

Sơ đồ 2: Các kênh tiêu thụ của “ bánh tráng mè xát” làng Tân An

Đối với người thu gom tại địa phương có đặc điểm là họ sinh sống tại địa phương nên quen biết nhiều và thông thuộc địa hình… Do vậy, việc mua bán bánh diễn ra khá thuận lợi, vì thế hình thức này chiếm tỷ lệ khá cao 45%. Một trong những người này họ chỉ thu mua và bán lại cho những n

gười ngoài địa phương chiếm 15%. Số còn lại họ đi nhập sỉ tại các điểm lớn như các đại lý, nhà hàng, chợ lớn thị xã Ba Đồn chiếm 25%. Hoạt động buôn bán giữa hai bên rất đơn giản không cần một hợp đồng giấy tờ chính thức nào nhưng mọi việc vẫn diễn ra rất thuận lợi, vui vẻ. Đúng hẹn giao hàng là phải là có nếu không đáp ứng kịp thời vì có việc đột xuất không thể làm theo như hẹn thì phải báo trước từ 1 đến 2 ngày để bên kia thu xếp đặt hàng ở hộ khác. Ngược lại với bên thu mua cũng vậy nếu có thay đổi phải báo để các hộ nay bán cho hộ khác để thuận lợi trong sản xuất.

Người sản xuất

Hợp tác xã 5%

Người thu gom ngoài địa phương Người thu gom

địa phương

45

%

Người buôn bán lẻ

Người bán buôn,

bán lẻ Ký gửi nhà hàng,

khách sạn 5%

3%

Người tiêu dùng 15

%

25

%

Người bán buôn bán lẻ có thể nhập từ các hộ thu gom địa phương hoặc ngoài địa phương cũng có thể là hộ sản xuất đưa tới. Người buôn bán lẻ chỉ nhập trực tiếp từ người sản xuất khoảng 15% còn đa số là nhập từ các tư thương trong và ngoài địa phương. Hình thức nhập từ tư thương người ngoài địa phương địa phương là chủ yếu 25%, còn lại là nhập từ tư thương địa phương 35%. Đối với hộ bán buôn, bán lẻ thường phải giá cao hơn các mức giá mà các hộ thu gom bởi phải chịu cả chi phí vận chuyển, chi phí ship, thuê ki- ốt bán hàng. Giá cả thường là hai bên thỏa thuận nhưng do giá cả được phân theo loại bánh dày mỏng mà giá khác nhau.

Hình thức từ người sản xuất đến ký gửi nhà hàng, khách sạn đang còn chiếm tỷ lệ khá khiêm tốn chỉ mới dừng lại ở 3%. Đây là điều mà trong quá trình mở rộng và phát triển quy mô sản xuất của hộ cũng như của làng nghề cần phải quan tâm nhiều hơn vì đây là một kênh tiêu thụ với số lượng nhiều và mang tính ổn định cũng như giá thành cao.

Các tác nhân tham gia vào quá trình tiêu thụ “bánh mè xát” bao gồm:

Người thu gom, người bán buôn, người bán lẻ. Tùy vào hình thức mua, bán và tùy vào từng loại bánh mà giá mua của các tác nhân cũng khác nhau do vậy chi phí, doanh thu, lợi nhuận từ việc kinh doanh buôn bán “bánh mè xát” của các tác nhân cũng khác nhau.

Bảng 9: Chi phí, doanh thu và lợi nhuận từ việc kinh doanh buôn bán “bánh mè xát” của các tác nhân (đồng/năm)

Hộ thu gom Hộ bán buôn Hộ bán lẻ I. Chi phí

• Chi phí cố định

• Chi phí biến đổi

• Tổng chi phí

4598625 10491250 15089875

8755000 3814875 12569875

5400000 103636250 109036250

I. Doanh Thu 156392500 125587500 240750000

II. Thu nhập 141302625 113017625 131713750

III. Lợi nhuận 105415125 78517625 91213750

Nguồn: Điều tra nông hộ 2016 Qua bảng trên ta thấy được lợi từ việc buôn bán “bánh mè xát” của các tác nhân tham gia có sự khác nhau. Chi phí biến đổi bao gồm chi phí vận chuyển, chi phí cố định gồm khấu hao các tài sản phục vụ cho việc kinh doanh buôn bán

“bánh mè xát”. Lợi nhuận từ việc buôn bán bánh của các hộ thu gom là nhiều nhất 105415125đ/năm, trong khi đó các hộ bán buôn lợi nhuận chỉ 78517625đ/năm, các hộ bán lẻ 91213750đ/năm. Có sự khác nhau đó là vì chi

Một phần của tài liệu Tìm hiểu tình hình sản xuất và tiêu thụ bánh tráng mè xát của làng nghề tân an tại xã quảng thanh, huyện quảng trạch, tỉnh quảng bình (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(55 trang)
w