Tình hình kinh tế- xã hội của xã

Một phần của tài liệu Tìm hiểu tình hình sản xuất và tiêu thụ bánh tráng mè xát của làng nghề tân an tại xã quảng thanh, huyện quảng trạch, tỉnh quảng bình (Trang 25 - 28)

PHẦN IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.2. Tình hình kinh tế- xã hội của xã

4.2.1. Tình hình cơ bản về giao thông và thủy lợi

Về giao thông: Có trục đường quốc lộ 12A đi qua từ Đông sang Tây dài 12km gần như được bê tông hóa trên 96%. Cho đến 100% chiều dài đường trục xã, liên xã được bê tông hóa đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ giao thông vận tải; 70% đường ngõ xóm được cứng hóa, 100% không lầy lội vào mùa mưa;

70% trục chính nội đồng cứng hóa, xe cơ giới đi lại thuận tiện. Nói chung giao thông rất thuận lợi cho việc đi lại của người dân, là điều kiện tốt để phát triển các ngành nghề dịch vụ.

Về thủy lợi: Hệ thống thủy lợi cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất và dân sinh; tỷ lệ kênh mương do xã quản lý được kiên cố hóa 86,4%. Hệ thống kênh mương nội đồng đảm bảo tưới tiêu 100% diện tích đất trồng lúa.

Với tình hình như vậy là điều kiện tốt đảm bảo cho việc sản xuất nông nghiệp nhất là trồng lúa đem lại nguồn nguyên liệu cho làm nghề bánh tráng.

4.2.2. Về giáo dục, y tế

Về giáo dục: Xã có đủ trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở với cơ sở vật chất kỹ thuật và các điều kiện cần thiết khác đảm bảo cho công tác dạy và học theo quy định, tạo điều kiện cho con em địa phương học tập. Đây là cơ sở, điều kiện thuận lợi cho việc tiếp thu các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong thời kỳ hội nhập như hiện nay.

Về y tế: Mạng lưới y tế ngày càng được cũng cố, cơ sở vật chất trang thiết bị dụng cụ về y tế cùng đội ngũ cán bộ được tăng cường. Ngoài ra mỗi thôn còn có 1 y tế thôn chịu trách nhiệm những trường hợp sơ cứu đơn giản đáp ứng nhu cầu cấp thiết cho người dân, đây là cơ sở quan trọng đảm bảo sức khỏe cho bà con.

4.2.3. Tình hình dân số và lao động

Vấn đề sân số và lao động là tài sản quyết định đến phát triển kinh tế của địa phương. Một mặt nó tạo tiềm lực phát triển, mặt khác nó tạo ra sự cản trở khi vấn đề việc làm, đời sống nhân dân không được đảm bảo.

Toàn xã có 972 hộ gia đình với 4224 khẩu, trong đó nữ 2059 người, nam 2165 người. Lao động trong độ tuổi 2434 người, đây là nguồn lao động dồi dào trong đó lao động đã qua đào tạo nghề 846 lao động, chiếm 35,5% còn lại là lao động trong lĩnh vực dịch vụ, thương mại, tiểu thủ công nghiệp và lao động trong lĩnh vực hành chính sự nghiệp. Nguồn nhân lực này đã đóng góp nhiều thành quả trong công cuộc phát triển kinh tế- xã hội, củng cố quốc phòng- an ninh của địa phương.

4.2.4. Tình hình sản xuất nông nghiệp

Quảng Thanh là một xã nông nghiệp, trồng trọt đóng vai trò hết sức quan trọng trong cơ cấu thu nhập của người dân trong xã. Các loại cây trồng cũng như sự biến đổi về cơ cấu cây trồng của xã được thể hiện ở bảng 1.

Bảng 1: Diện tích các loại cây trồng chính của xã qua các năm

(ĐVT: ha) Loại cây

Năm Lúa Ngô Khoai lang Rau các loại

2012 280 5 3 3

2013 280 5 3 3

2014 280 5 3 3

2015 265.5 2 1 1

(Nguồn: Báo cáo của xã năm 2012, 2013, 2014 2015) Qua bảng số liệu trên ta thấy trong các cây trồng chính của xã thì lúa là cây trồng có diện tích trồng lớn nhất đến 280 ha. Qua các năm từ 2012- 2015 diện tích các loại cây trồng hay nói cách khác cơ cấu cây trồng có sự thay đổi không lớn lắm. Lúa, ngô, khoai và rau các loại chỉ thay đổi từ năm 2014- 2015 và giữ diện tích trong các năm 2012- 2014, do năm 2015 thời tiết diễn biến phức tạp nắng nóng kéo dài gây hạn, thiếu nước ảnh hưởng bất lợi đến mọi hoạt động sản

xuất, nhất là nông nghiệp.

Năng suất cây trồng cũng tương đối cao so với các xã trong huyện cũng như trong tỉnh. Số liệu về năng suất các loại cây trồng ở xã qua các năm từ

2012- 2015 được thể hiện trong bảng 2. Nhìn chung hầu hết các loại cây trồng có năng suất tăng dần từ năm 2012- 2014, đặc biệt là cây lúa, ngô, khoai và có năng suất giảm xuống ở năm 2015 do diện tích trồng giảm và do thời tiết, sâu bệnh làm giảm năng suất của các loại cây.

Bảng 2: Năng suất một số cây trồng chính của xã qua các năm 2012- 2015 (ĐVT: Tạ/ha) Loại cây

Năm

Lúa cả năm

Ngô Khoai lang Rau các loại Đông xuân Hè thu

2012 59,6 30 15 50,2 70,4

2013 60,3 30,8 16,2 52,25 71,25

2014 62 31,5 17,5 55,37 73,5

2015 57 29,5 14 48,3 65,9

Nguồn: Báo cáo của xã năm 2012, 2013, 2014, 2015 Về vật nuôi, đàn gia súc của xã chủ yếu là bò, trâu và lợn. Bảng 3 dưới đây mô tả cơ cấu vật nuôi của xã qua các năm 2012- 2015. Nhìn chung vật nuôi ở xã qua các năm có sự tăng dần đối với gia súc bởi nhiều hộ nuôi theo hướng gia trại bước đầu thu được hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập, góp phần cải tạo đàn gia súc trên địa bàn xã.

Bảng 3: Các loại vật nuôi chính của địa phương qua các năm Vật nuôi

Năm Trâu Lợn Gia cầm

2012 95 75 1321 10325

2013 107 90 1415 9640

2014 115 125 1024 8532

2015 133 133 934 7752

Đối với gia cầm qua các năm có sự biến động mạnh do trong những năm gần đây dịch cúm xảy ra liên tục với phạm vi rộng đặc biệt xuất hiện dịch cúm H5N1. Điều này làm cho số lượng gia cầm giảm mạnh từ 10325 con năm 2012 xuống còn 7752 con năm 2015.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu tình hình sản xuất và tiêu thụ bánh tráng mè xát của làng nghề tân an tại xã quảng thanh, huyện quảng trạch, tỉnh quảng bình (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(55 trang)
w