PHẦN IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.7 Hiệu quả sản xuất “bánh tráng mè xát” của làng Tân An
4.7.1 Hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất “bánh tráng mè xát” trong nghiên cứu này được phân tích qua một số chỉ tiêu đó là: Chi phí, doanh thu, lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận.
4.7.1.1 Chi phí, doanh thu, lợi nhuận của hoạt động sản xuất “bánh tráng mè xát” làng Tân An
Chi phí: Chi phí sản xuất “bánh mè xát” cho mỗi mẻ bao gồm các loại chi phí như: gạo, bột lọc, mè, củi, tiền công lao động thuê, tiền nước. Các loại chi phí cũng như mức chi phí của sản xuất “bánh mè xát” có sự biến động giữa các loại hộ( bảng10).
Bảng 10: Chi phí bình quân cho 1 mẻ (thông thường) của các loại hộ
Loại hộ
Gạo Mè Bột lọc
Điện (1000)
Tiền thuê lao động (1000)
Củi (1000)
Nước (1000đ)
Tổng chi (1000đ) Số
lượng (kg)
Đơn giá (1000)
Thành tiền (1000)
Số lượng
(kg)
Đơn giá (1000)
Thành tiền (1000)
Số lượng
(kg)
Đơn giá (1000)
Thành tiền (1000)
Khá
(n= 23) 29 10,417 313,043 6 70,000 429,130 23 7,348 166,587 34,811 166,087 74,870 497,059 1744,587
Trung bình (n= 17)
24 10,652 248,941 6 70,000 391,176 17 7,618 128,265 9,644 73,125 68,882 550,000 975,033
Nguồn: Điều tra nông hộ 2016
Dựa vào bảnh trên ta thấy lượng gạo làm của mỗi đợt của mỗi hộ khá lớn hơn hộ trung bình. Điều này sẽ dẫn tới sự khác nhau trong thu nhập và lợi nhuận của mỗi mẻ giữa hai loại hộ khác nhau. Có sự khác nhau về giá thành của các loại nguyên liệu là vì:
Về giá gạo: Những hộ làm nghề “bánh mè xát” đều mua gạo tại các thôn lân cận trên địa bàn xã Quảng Thanh hoặc có các mối quen từ trước ở các xã lân cận. Trung bình hộ khá mua gạo với giá 10565,22đ/kg trong khi đó hộ trung bình mua gạo với giá 10588,24đ/kg. Nhìn chung giá gạo mua của hai loại hộ không chênh lệch nhau nhiều cho lắm, vì đa phần các hộ cũng nắm rõ về giá gạo và mua ở nguồn quen biết.
Về nhiên liệu (củi) và điện có chênh lệch nhau khá nhiều: hộ khá làm nhiều nên chi phí điện, củi tốn nhiều hơn hộ trung bình là do hộ khá có 3/23 hộ tráng bánh bằng máy nên chi phí điện tốn nhiều. Hộ trung bình tốn tiền điện lúc xay bột còn hộ khá thì phải tính đến tất cả các chi phí nguyên liệu và điện sử dụng trong các khâu sản xuất. Đây là điểm mà các hộ cần phải chú ý học hỏi để đầu tư cho sản xuất giúp cho quá trình sản xuất giảm chi phí có thể khắc phục được.
Tuy nhiên, dựa vào bảng trên ta cũng thấy khá rõ chi phí tính theo tỷ lệ lượng gạo làm của các hộ thì hộ khá lại chi phí cao hơn cả điều này do mức độ đầu tư của hộ khá khác với hộ trung bình trong việc lựa chọn nguyên liệu bột lọc. Đối với nguyên liệu mè thì trong quá trình nghiên cứu tại địa phương phần lớn các hộ đều chọn loại mè trắng, hạt chắc để sản xuất ra được những chiếc bánh ngon đặc trưng cho thương hiệu bánh của quê nhà nên giá nguyên liệu mè giữa các hộ không có sự khác nhau, chỉ khác nhau ở nguồn mua và cách thức mua của mỗi loại hộ.
Doanh thu, lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận:
Tổng doanh thu trung bình từ một mẻ bánh được tính bằng công thức sau:
Tổng doanh thu = Số lượng bánh/mẻ x Giá bán/bánh
Số lượng bánh bánh/mẻ được tính bình quân cho tất cả các mẻ trong 1 năm vì số lượng bánh được sản xuất ra từ 1 mẻ có biến động giữa các tháng trong năm cũng như giữa các hộ trong làng. Chỉ tiêu này được tính cho các loại hộ khác nhau do sản lượng bánh từ mỗi loại hộ khác nhau khá lớn ( bảng 10). Giá bán bánh được tính bình quân giá bán trong năm 2015 của từng loại hộ.
Lợi nhuận được tính bằng cách lấy tổng doanh thu trừ đi tổng chi phí:
Lợi nhuận = ∑ Doanh thu - ∑ Chi phí
Tỷ suất Doanh thu/Chi phí = ∑ Doanh thu/∑ Chi phí x 100%
Tỷ suất Lợi nhuận/Doanh thu = Lợi nhuận/Doanh thu x 100%
Tỷ suất Lợi nhuận/Chi phí: Được tính bằng tỷ lệ % lợi nhuận thu được và tổng chi phí sản xuất kinh doanh.
Các chỉ tiêu này được thể hiện qua bảng tính sau:
Tiêu chí Doanh thu Chi phí Lợi nhuận
Tỷ suất Doanh thu/Chi
phí
Tỷ suất Lợi nhuận/
Chi phí
Tỷ suất Lợi nhuận/
Doanh thu Hộ khá 419380435 345068478 52725000 124,1975 16,53863 13,19326 Hộ trung
bình 307600000 247580010 37902343 124,4528 15,20167 12,88656 Bình
quân chung
368657317 300829181 46059843 124,3785 15,98756 12,70253
Nguồn: Điều tra nông hộ 2016 Dựa vào bảng tính ta thấy rằng bình quân chung cho cả hai loại hộ đồng vốn bỏ ra đầu tư cho hoạt động làm nghề mang lại năng suất khá cao đến 124,3785 đồng nghĩ là một đồng chi phí bỏ ra ta thu được 124,3785 đồng doanh thu tức là 15,98756 đồng lợi nhuận.
Dựa vào trên ta cũng thấy có sự khác nhau về tỷ suất giữa các loại hộ. Hộ trung bình có tỷ suất doanh thu/chi phí cao 124,4528 trong khi hộ khá chỉ 124,1975. Như vậy, nếu xét về mặt kinh tế khi nhìn qua ta tưởng chừng như loại hộ này hình thức đầu tư hoạt động làm nghề này tốt hơn. Để giải thích điều này ta cần xem xét về tính hiệu quả về lâu dài như sau: Hộ khá tuy tỷ suất thấp hơn song tính bền vững về mặt thị trường cao và ổn định hơn do họ có địa vị và mối quan hệ rộng, trong thị trường tiêu thụ của hộ trung bình ít ổn định hơn. Vì thế nó chỉ hợp khi khối lượng sản phẩm còn ít, áp dụng cho những hộ sản xuất quy mô nhỏ chứ không thể áp dụng khi quy mô tăng lên. Đây là một hạn chế của của hộ trung bình khi mở rộng quy mô sản xuất nếu chưa tạo dụng cho mình một thị trường nhất định với quy cách sản xuất và tiêu thụ như hiện nay.
4.7.1.2 Đóng góp vào thu nhập của hộ
Biểu đồ 2 dưới đây mô tả cơ cấu thu nhập của nông hộ được chọn nghiên cứu. Nhìn vào biểu đồ này ta thấy thu nhập từ sản xuất “bánh mè xát” chiếm tỷ lệ cao đối với hai loại hộ. Tổng thu nhập từ sản xuất bánh của hộ khá lên tới
1767561340 đồng/năm chiếm 71,86%. Hộ trung bình thu nhập chủ yếu từ sản xuất bánh chiếm 63,75%.
Qua biểu đồ ta nhận thấy rằng trồng trọt và chăn nuôi chiếm tỷ lệ rất ít trong thu nhập của các loại hộ. Phần lớn các hộ ở đây sản xuất bánh là chủ yếu, mọi nguồn nguyên liệu cho sản xuất đều phải mua từ các thôn và xã lân cận vì thế nên trồng trọt chiếm tỷ lệ thu nhập ít nhất. Hộ trung bình thu nhập từ chăn nuôi chiếm 5,17%, trong khi đó thu nhập từ chăn nuôi của hộ khá chỉ chiếm 1,22% điều này cho thấy hộ khá chỉ chú trọng đầu tư tập trung chủ yếu vào sản xuất “bánh mè xát”.
Ngoài ra, hộ khá và hộ trung bình còn có các nguồn thu từ ngành nghề khác như: công chức nhà nước, mộc, thợ nề... đây là nguồn thu mang lại cho các hộ thu nhập lớn, riêng hộ trung bình chiếm 30,15%; hộ khá 26,5% là nguồn vốn góp phần đầu tư cho hoạt động làm nghề của hộ.
Bảng 11: Cơ cấu thu nhập của các loại hộ khác nhau năm 2015 Nguồn thu
Hộ trung bình Hộ khá
Thu nhập (đồng)
Tỷ lệ (%)
Thu nhập (đồng)
Tỷ lệ (%)
Trồng trọt 12000000 0,93 9500000 0,38
Chăn nuôi 67000000 5,17 30000000 1,22
Ngành nghề khác 391000000 30,15 653000000 26,54 Làm “bánh mè xát” 826699750 63,75 176756134
0 71,86
Tổng 129669975
0 100 246006134
0 100
4.7.1.3 Hiệu quả sử dụng lao động
Hiệu quả sử dụng lao động trong nghiên cứu này được phân tích qua các chỉ số tiền công lao động hay là lợi nhuận/công lao động từ 1 mẻ “bánh mè xát”.
Cách tính toán chỉ số này được thể hiện qua hai công thức sau:
- ∑Công lao động = Công lao động gia đình + Công lao động thuê - Tiền công lao động = Lợi nhuận (1 mẻ)/∑Công lao động.
Kết quả tính toán từ số liệu thu thập được ở các hộ sản xuất “bánh mè xát”
thể hiện ở bảng 12
Bảng 12: Tiền công lao động từ sản xuất “bánh mè xát” của các loại hộ
(ĐVT: đồng)
Chỉ tiêu Tiền công/mẻ
Hộ khá 232608,7
Hộ trung bình 214117,6 Bình quân chung 221707,3
Nguồn: Điều tra nông hộ 2016 Như vậy, tiền công trung bình cho các loại hộ của một mẻ bánh khá cao lên đến 221707,3 đồng. Tiền công lao động của các hộ khá cao hơn các hộ trung bình 1,08 lần điều này khẳng định rằng hộ khá sản xuất nhiều nên thuê nhiều lao động, đặc biệt những hộ làm máy thuê lao động nhiều từ 5- 7 lao động/ngày.
Tiền công lao động khá cao nhưng lượng ngày có công làm tính chỉ 10 đến 17 ngày trong tháng do thời tiết không thuận lợi.
Vậy, qua khâu chế biến, tiền công lao động đã tăng lên đáng kể vừa tạo việc làm cho lao động, vừa tăng thu nhập cho gia đình. Từ đây ta thấy việc duy trì và phát triển các ngành nghề là rất cần thiết. Hơn nữa phát triển nghề làm
“bánh mè xát” lại đóng vai trò như một thị trường tiêu thụ cho sản xuất lúa gạo trên địa bàn. Quy mô nhỏ còn mới chỉ tác động đến một địa phương nhưng nếu sản xuất theo quy mô lớn thì tác động đến cả một vùng.