Đối với thẻ quốc tế

Một phần của tài liệu phát triển dịch vụ thanh toán sử dụng thẻ tại các ngân hàng thương mại hiện nay (Trang 25 - 30)

2.2 Thực trạng hoạt động của dịch vụ thẻ thanh toán tại Việt Nam

2.2.1 Đối với thẻ quốc tế

Thẻ ngân hàng là phương tiện thanh toán đa dụng, tiện ích, được các ngân hàng thương mại chú trọng phát triển. Tính đến 31/12/2012, toàn thị trường có 52 tổ chức tham gia phát hành thẻ, với tổng số lượng thẻ phát hành đạt gần 57,1 triệu thẻ (tăng 38,5% so với năm 2011). Tuy nhiên, thẻ nội địa vẫn chiếm tỷ trọng lớn 92,31%, thẻ quốc tế chỉ chiếm 7,69%. Điều này cho thấy, thẻ nội địa vẫn là sản phẩm chủ yếu của các ngân hàng. Ngân hàng có số lượng thẻ lớn nhất vẫn là Vietinbank (12,6 triệu thẻ, chiếm 23,09% thị phần).

Với sự liên kết của 3 thương hiệu uy tín: Vietcombank – Ngân hàng hàng đầu về dịch vụ thẻ tại Việt Nam, Vietnam Airlines – Hãng hàng không quốc gia Việt Nam và American Express - thương hiệu được nhận diện toàn cầu, thẻ Vietcombank Vietnam Airlines Platinum American Express là tấm thẻ tín dụng cao cấp nhất trên thị trường, tập trung vào những ưu đãi và quyền lợi vượt trội nhất trong các lĩnh vực ngân hàng, hàng không, bảo hiểm, du lịch và giải trí.

Bên cạnh các loại thẻ quốc tế quen thuộc như VisaCard, MasterCard do các ngân hàng VCB, ACB, EIB đã phát hành, thời gian qua thị trường thẻ Việt Nam cũng đã xuất hiện thêm nhiều sản phẩm thẻ với nhiều hình thức mới như:

sản phẩm thẻ VCB – Amex do ngân hàng Ngoại Thương phát hành, thẻ tín dụng quốc tế bằng đồng Việt Nam do HSBC và ACB hợp tác phát hành, Thẻ ghi nợ quốc tế bằng đồng Việt Nam của ACB. Các sản phẩm thẻ tín dụng quốc tế do ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín, Ngân hàng Công thương Việt Nam, ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng TMCP Quốc tế phát hành lần đầu tiên đưa ra thị trường đã được nhiều khách hàng lựa chọn.

Theo công bố của các ngân hàng mới đây thì thị trường sắp có thêm sản phẩm Visacard và Mastercard được phát hành bởi ngân hàng TMCP Đông Á, ngân hàng TMCP Quân Đội và ngân hàng TMCP Kỹ Thương…

Số lượng thẻ quốc tế phát hành trong năm qua tăng trưởng mạnh mẽ.

Tổng số thẻ phát hành tính đến cuối năm 2012 tăng gấp 3 lần so với năm 2010.

Trong đó, ACB hiện vẫn giữ vị trí dẫn đầu tại Việt Nam về hoạt động phát hành thẻ quốc tế với tổng số thẻ phát hành đạt hơn 6 triệu thẻ, chiếm 48% thị phần, tiếp theo sau ACB là Vietcombank với hơn 2.5 triệu thẻ chiếm 22% thị phần và Eximbank với gần 1.8 triệu thẻ (15% thị phần).

Biểu đồ 2.1: tình hình phát hành thẻ quốc tế năm 2012

(Nguồn: báo cáo thường niên hội thẻ ngân hàng Việt Nam 2012) Việc tăng trưởng mạnh mẽ số lượng thẻ tín dụng quốc tế trong năm qua chủ yếu do các nguyên nhân sau:

Thứ nhất: Các tổ chức thẻ quốc tế hiện đang tập trung phát triển thị trường thẻ Việt Nam thông qua việc tăng cường các chương trình hợp tác, chương trình Marketing, xây dựng các chương trình giải thưởng cho ngân hàng thành viên và đơn vị chấp nhận thẻ có doanh số phát hành và thanh toán thẻ cao như “ chạy điền kinh cùng Visa”, “đua thuyền ngoại mục cùng Visa” …

Thứ hai: Số lượng các ngân hàng mới tham gia phát hành thẻ quốc tế ngày càng nhiều. Trong năm 2005, đã có thêm 02 ngân hàng TMCP tham gia phát hành thẻ quốc tế và một số ngân hàng TMCP khác cũng đã trở thành thành viên chính thức của tổ chức tín dụng quốc tế như ngân hàng Kỹ Thương, ngân hàng Đông Á và năm 2006 là VIB.

Thứ ba: Hệ thống dịch vụ thẻ được cải thiện thật sự tạo thuận lợi cho khách hàng sử dụng thẻ.

Biểu đồ 2.2: tình hình sử dụng thẻ quốc tế tại Việt Nam năm 2012

(Nguồn: Báo cáo thường niên hội thẻ ngân hàng Việt Nam 2012) Sự tăng trưởng mạnh của doanh số phát hành thẻ quốc tế đã tác động tích cực đến doanh số sử dụng thẻ của các ngân hàng. Là một ngân hàng có số lượng thẻ tín dụng phát hành lớn nhất trong cả nước, doanh số sử dụng thẻ quốc tế của ACB trong năm 2012 đạt 2400 triệu USD, tăng trưởng 200% so với năm ngoái. Tiếp theo sau là VCB với doanh số khoảng 1100 triệu USD đạt mức tăng trưởng 180% so với năm ngoái.

Tại Việt Nam, đối tượng thanh toán thẻ quốc tế chủ yếu là các doanh nhân và du khách nước ngoài. Trong những năm gần đây số lượng du khách ngày càng gia tăng cùng với chính sách ưu đãi đầu tư nước ngoài đã thu hút các doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam tìm cơ hội kinh doanh nên doanh số thanh toán các loại thẻ quốc tế cũng có xu hướng tăng theo.

Biểu đồ2.3:Thị phần doanh thu từ toạt động thanh toán thẻ tín dụng quốc tế năm 2012

Dịch vụ thanh toán thẻ vẫn đóng vai trò là một hoạt động quan trọng, mang lại nguồn thu chính cho các ngân hàng trong những năm qua. Đứng đầu trong hoạt động thanh toán thẻ là VCB. Đến nay, Vietcombank đã phát hành cả ba loại thẻ tín dụng Mastercard, Visa và American Express và là đại lý thanh toán cho cả 5 tổ chức thẻ tín dụng lớn nhất thế giới, bao gồm cả Dinners Club và JCB. Tính đến thời điểm tháng 12/2012, Vietcombank đã phát hành được trên 2.5 triệu thẻ tín dụng quốc tế. Hiện nay, Ngân hàng Ngoại Thương VN là Ngân hàng độc quyền phát hành thẻ American Express tại Việt Nam.

Tính đến tháng 12/2012, doanh số thanh toán thẻ quốc tế của VCB đạt khoảng 400 triệu USD, chiếm 55% thị phần. Đứng tiếp theo đó là ngân hàng Á Châu với doanh số khoảng 150 triệu USD, chiếm 19% thị phần, sau đó là EIB với doanh số 90 triệu USD. Mặc dù tốc độ tăng trưởng gấp đôi so với 2011 nhưng theo đánh giá của các tổ chức thẻ quốc tế, dung lượng thị trường hiện nay có thể đạt tới 50 triệu thẻ ngân hàng, có nghĩa là thị trường hiện tại mới đạt khoảng 20% mức tiềm năng.

Một phần của tài liệu phát triển dịch vụ thanh toán sử dụng thẻ tại các ngân hàng thương mại hiện nay (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w