Chương 2. THỰC TRẠNG VÀ CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC HUYỆN BÌNH GIANG, TỈNH HẢI DƯƠNG
2.1. Đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội huyện Bình Giang
Huyện Bình Giang nằm ở phía Tây tỉnh Hải Dương, phía Bắc giáp với các huyện Mỹ Hào, phía Tây giáp huyện Ân Thi của Tỉnh Hưng Yên; phía Nam giáp huyện Thanh Miện, phía Đông giáp huyện Gia Lộc, Cẩm Giàng- tỉnh Hải Dương.
Huyện Bình Giang có 17 xã và 01 thị trấn với tổng số 103 thôn, khu dân cư; tổng diện tích tự nhiên là 10.478,32 ha; dân số 105.535 người (30/12/2011). Huyện Bình Giang có quốc lộ 5A, 38, đường cao tốc Hà Nội- Hải Phòng chạy qua. Nhân dân Bình Giang có truyền thống cách mạng, cần cù trong lao động sản xuất và hiếu học.
Huyện Bình Giang có Làng Mộ Trạch xã Tân Hồng có 36 người đỗ Tiến sĩ trong thời kì Phong kiến, được mệnh danh là "Lò Tiến sĩ" xứ Đông. Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, nhân dân Bình Giang đã có nhiều cống hiến lớn cho sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước.
Huyện Bình Giang được tái lập tháng 4/1997 (được tách từ huyện Cẩm Bình thành huyện Bình Giang và huyện Cẩm Giàng). Đảng bộ và nhân dân huyện Bình Giang đã vinh dự được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu "Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân" năm 1997. Trong 5 năm từ năm 2011-2015, huyện Bình Giang có 119 cá nhân được tặng thưởng huân, huy chương kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ; năm 2011 nhân dân và cán bộ huyện nhà được UBND tỉnh tặng cờ dẫn đầu phong trào thi đua khối các huyện, thị xã, thành phố; năm 2012 được Chính phủ tặng cờ thi đua là đơn vị dẫn đầu trong phong trào thi đua khối các huyện, thị xã, thành phố và Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương lao động hạng ba; nhân dân và cán bộ xã Nhân Quyền được tặng Huân chương lao động hạng nhì; nhân dân và cán bộ xã Bình Xuyên được tặng Huân chương lao động hạng ba; trong 5 năm qua huyện nhà có 07 cá nhân được tặng Huân chương lao động hạng ba;
31
Đảng bộ huyện Bình Giang hiện có 44 Chi, Đảng bộ trực thuộc Huyện ủy gồm: 25 đảng bộ và 19 chi bộ cơ sở; có 243 chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở với tổng số 6.171 đảng viên (tính đến thời điểm 30/02/2015). Phong trào thi đua xây dựng tổ chức cơ sở đảng TSVM được triển khai nhân rộng. Các cấp ủy đảng đã xây dựng và thực hiện tốt quy chế làm việc, hàng năm bình quân có 83,9% số tổ chức cơ sở đảng đạt danh hiệu TSVM . Thực hiện cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” đã có hàng vạn lượt cán bộ, đảng viên công chức, viên chức và nhân dân tham gia học tập, hàng năm tỷ lệ đảng viên đủ tư cách hoàn thành tốt và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đạt trên 90%.
2.1.2. Về kinh tế - xã hội
Thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, những năm qua (2010-2015) mặc dù bị tác động của suy thoái kinh tế nhưng Đảng bộ, chính quyền, nhân nhân huyện nhà đã nỗ lực phấn đấu và đạt được những kết quả quan trọng trên các lĩnh vực.
Về kinh tế: Tổng giá trị sản xuất đạt 3.959 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân 11,2%/ năm cao hơn mức tăng trưởng chung của tỉnh, vượt mục tiêu Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXVI đề ra. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, năm 2010 cơ cấu kinh tế nông nghiệp-CN, TTCN, GTXD- thương mại dịch vụ là 34,8%
- 35,5% - 29,7%; đến 2015 đạt: 21% - 43,8% - 35,2% (mục tiêu 25% - 43% - 32%).
Trong 5 năm qua huyện nhà đều hoàn thành vượt chỉ tiêu kế hoạch thu ngân sách nhà nước tỉnh giao, bình quân mỗi năm thu ngân sách huyện vượt 55,9%, thu ngân sách các xã vượt trên 80% chỉ tiêu kế hoạch huyện giao. Năm 2015 thu ngân sách trên địa bàn ước đạt 104 tỷ 931 triệu đồng. Thu nhập bình quân đầu người đạt 27 triệu đồng/năm. Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 3,2% [52, tr.3].
Về sản xuất nông nghiệp: Sản xuất nông nghiệp của huyện tiếp tục phát triển ổn định, giá trị sản xuất nông nghiệp tăng. Công tác chuyển giao, tiếp nhận ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trong nông nghiệp được đẩy mạnh. Các mô hình chăn nuôi thuỷ sản, gia súc, gia cầm tiếp tục được duy trì và phát triển; không có dịch bệnh xảy ra trên địa bàn.
32
Về xây dựng nông thôn mới: Các cấp ủy, chính quyền đã tích cực lãnh đạo, chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới và triển khai thực hiện dồn điền đổi thửa, chỉnh trang đồng ruộng. Đến cuối năm 2015, trên toàn huyện có 5/18 xã đạt được UBND tỉnh Quyết định công nhận xã nông thôn mới, các xã còn lại bình quân đạt 14,5 tiêu chí. [52, tr.4].
Về Công nghiệp - Xây dựng: Tuy trong điều kiện khó khăn chung của cả nước song kết quả phát triển CN-XD trên địa bàn huyện vẫn có mức tăng trưởng khá.
Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh vẫn duy trì hoạt động, tạo việc làm ổn định cho người lao động. Giá trị CN-XD năm 2015 đạt 2.01 tỷ 785 triệu đồng tăng 13,5% so với năm 2014 [52, tr.6].
Về Thương mại - Dịch vụ: Hoạt động kinh doanh và dịch vụ trên địa bàn huyện tiếp tục được duy trì ổn định, đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của nhân dân. Tổng mức lưu chuyển hàng hóa và doanh thu dịch vụ năm 2015 đạt 1.779 tỷ 426 triệu đồng tăng 11,3% so với năm 2014. Các dịch vụ Bưu chính - Viễn thông, truyền hình cáp, cấp điện hoạt động có hiệu quả, đảm bảo an toàn phục vụ tốt nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân [52, tr.8].
Về Tài nguyên - Môi trường: Công tác quản lý nhà nước về đất đai, môi trường đã được các cấp, các ngành quan tâm chỉ đạo sát sao hơn đã góp phần ổn định tình hình ở địa phương, cơ sở. BTV Huyện ủy đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo UBND huyện cùng các cơ quan chuyên môn hoàn thiện và thẩm định hồ sơ quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất giai đoạn năm 2011-2015 cho 16 xã.
Văn hoá - xã hội : Phong trào xây dựng làng, khu dân cư văn hoá được các cấp uỷ quan tâm chỉ đạo, hiện nay, số Làng văn hóa trong toàn huyện là 79/103 làng, khu dân cư đạt danh hiệu làng, khu dân cư văn hóa; hàng năm có trên 70,51%
cơ quan, đơn vị đạt danh hiệu cơ quan, đơn vị văn hoá; có 82,3% số gia đình đạt danh hiệu “gia đình văn hóa”. Ban Thường vụ Huyện ủy đã chỉ đạo xây dựng Cổng thông tin điện tử của huyện, bước đầu hoạt động tích cực có hiệu quả. [52, tr.9].
Công tác giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo; thực hiện các chế độ chính sách xã hội: các hoạt động xã hội được các cấp uỷ, chính quyền, các ban
33
ngành đoàn thể quan tâm, thực hiện có hiệu quả. Năm 2015, toàn huyện đã tạo việc làm mới cho 1.950 lao động. Hỗ trợ 150 lao động được xuất khẩu đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài. Tỷ lệ hộ nghèo trong huyện giảm 1,3% (từ 4,6% năm 2014 xuống 3,2% năm 2015 [52, tr 9].).
Hoạt động tôn giáo trên địa bàn huyện cơ bản ổn định, đúng pháp luật. Các cấp uỷ Đảng đã thực hiện nghiêm chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước đối với lĩnh vực tôn giáo, làm tốt công tác tư tưởng đối với bộ phận nhân dân theo đạo.
Về giáo dục: Toàn huyện có 59 trường học ( 18 trường Mầm non, 18 trường tiểu học, 19 THCS, 03 trường THPT, 01 trung tâm hướng nghiệp dạy nghề).Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học của các nhà trường được quan tâm đầu tư. Đến năm 2015, huyện có thêm 5 trường đạt chuẩn quốc gia nâng tổng số trường đạt chuẩn quốc gia lên 35/59 trường, Huyện Bình Giang được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ II và phổ cập giáo dục THCS; 100% giáo viên đạt chuẩn.
Về y tế: Ban Thường vụ Huyện ủy đã luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo UBND huyện và các cơ quan chức năng tuyên truyền, hướng dẫn nhân dân các biện pháp phòng chống dịch bệnh, Tích cực chỉ đạo phong trào xây dựng làng sức khoẻ, hàng năm huyện đều có từ 3-5 làng được công nhận là àng sức khỏe, hiện nay có 48/103 làng sức khỏe trên toàn huyện. 15/18 xã đạt chuẩn quốc gia về y tế, có 02 xã đạt chuẩn quốc gia về y tế theo tiêu chí mới, hàng năm đều có kế hoạch tiếp tục xây dựng xã đạt chuẩn quốc gia về y tế theo tiêu chí mới.
2.1.3. Về quốc phòng - an ninh
Công tác quốc phòng - an ninh trên địa bàn được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo. Thực hiện có hiệu quả đề án "Làng an toàn, khu dân cư an toàn, cơ quan, doanh nghiệp an toàn về ANTT". 5 năm vừa qua, Ban chỉ huy Quân sự huyện và Công an huyện đều được đề nghị ngành dọc cấp trên tặng danh hiệu đơn vị quyết thắng. Công an huyện được đề nghị UBND tỉnh tặng cờ thi đua xuất sắc.
34