Khái quát các hoạt động của công tác Quản trị nhân lực tại Công ty cổ phần Phát triển Quốc tế Việt Thắng

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN QUỐC TẾ VIỆT THẮNG 40 (Trang 26 - 30)

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN

1. Tổng quan về Công ty cổ phần Phát triển Quốc tế Việt Thắng

1.2 Khái quát các hoạt động của công tác Quản trị nhân lực tại Công ty cổ phần Phát triển Quốc tế Việt Thắng

* Chế độ tuyển dụng

Hệ Đại học, Cao đẳng, Công nhân kỹ thuật thuộc các lĩnh vực chuyên ngành:

Hệ Đại học: Cử nhân Quản trị Kinh doanh, Cử nhân Quản trị Doanh nghiệp,Cử nhân Kinh tế, Cử nhân Xuất Nhập khẩu, Phiên dịch tiếng Nhật, Kiến trúc sư, Cử nhân Tài chính Kế toán và một số chuyên ngành kỹ thuật khác.

Hệ cao đẳng các chuyên ngành gồm:Cao Đẳng Xây dựng, Cao đẳng Cơ khí, Cao đẳng Kinh tế

Hệ Công nhân kỹ thuật: Nề, sắt hàn, bê tông; Vận hành Máy Xây dựng;

Ủi, san, hàn điện, hàn hơi; Vận hành máy xúc; Sửa chữa ô tô, máy xây dựng;

Vận hành Cần trục các loại, khoan nổ mìn; Lái xe ô tô,

* Tiêu chuẩn tuyển dụng:

Tự nguyện xin vào làm việc tại Việt Thắng, có đủ sức khoẻ công tác lâu dài, có tuổi đời từ 18 đến 35 tuổi, không mắc các bệnh tệ nạn xã hội, có bằng tốt nghiệp Cử nhân, Kỹ sư, Công nhân kỹ thuật 3/7 trở lên.

* Phát triển nguồn nhân lực

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Công ty Cổ phần Phát triển Quốc tế Việt Thắng lần thứ VIII đã nêu rõ: "Xây dựng và phát triển nguồn lực con người Việt Thắng mạnh về mọi mặt, đủ về số lượng với trình độ học vấn và tay nghề cao,

có năng lực quản lý, có năng lực sáng tạo và ứng dụng công nghệ mới, lao động với năng suất, chất lượng và hiệu quả ngày càng cao hơn". Chính sách phát triển nguồn lực Công ty Cổ phần Phát triển Việt Thăng trong thời gian tới là:

Nâng cao năng lực quản lý điều hành của cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật.

Xây dựng và làm tốt công tác quy hoạch, đào tạo cán bộ vừa đáp ứng yêu cầu trước mắt vừa đáp ứng nhiệm vụ lâu dài của Công ty.

Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về số lượng Cán bộ kỹ thuật thi công, cán bộ tư vấn giám sát, cán bộ kinh tế tại các công trình, dự án trọng điểm của Công ty.

Khuyến khích, tạo điều kiện cho CBCNV tự học tập để nâng cao trình độ tay nghề. Đẩy mạnh phong trào kèm cặp kỹ sư, cử nhân và công nhân kỹ thuật mới ra trường trong toàn Công ty.

* Cơ sở lý luận chung về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Nhân lực là nguồn lực của mỗi con người được sử dụng trong quá trình lao động, bao gồm thể lực và trí lực.

Thể lực chỉ sức khoẻ của thân thể, nó phụ thuộc vào sức vóc, tình trạng sức khoẻ của từng người, mức sống, thu nhập, chế độ ăn uống, chế độ nghỉ ngơi, phụ thuộc vào độ tuổi, giới tính.

Trí lực chỉ sự suy nghĩ, hiểu biết, sự tiếp thu kiến thức, khả năng sáng tạo, tài năng, quan điểm, lòng tin, nhân cách con người.

Như vậy, nhân lực được hiểu là toàn bộ các khả năng về thể lực và trí lực của con người được vận dụng trong quá trình sản xuất. Nó cũng được xem là sức lao động của con người - một nguồn lực quý giá nhất trong các yếu tố của sản xuất của các doanh nghiệp.

* Vai trò của nguồn nhân lực:

Thứ nhất, nguồn nhân lực là vô tận. Có thể nói, các nguồn lực khác là hữu hạn và có thể bị khai khác cạn kiệt, trong khi đó nguồn nhân lực mà cốt lõi là trí tuệ lại có tiềm năng vô tận. Tiềm năng vô tận của trí tuệ con người được thể hiện ở chỗ nó có khả năng tự sinh sản, đổi mới và phát triển không ngừng nếu biết chăm lo, bồi dưỡng và khai thác hợp lí. Nhờ sự phát triển của trí tuệ, con người từ chỗ hầu như phụ thuộc hoàn toàn vào tự nhiên đã từng bước làm

chủ tự nhiên, đem lại những thành quả sáng tạo, thúc đẩy xã hội phát triển.

Thứ hai, nguồn nhân lực là mục tiêu và động lực của sự phát triển.

Với tư cách là người sản xuất, con người có vai trò quyết định đối với sự phát triển. Không thể không thừa nhận rằng, con người với khả năng thể hiện và trí tuệ của mình là yếu tố cơ bản quyết định sự phát triển của xã hội. Tất cả các kho tàng vật chất và văn hóa đã có và cũng tiếp tục được sáng tạo thêm đều là kết quả hoạt động lao động của con người. Trong bất kỳ trình độ sản xuất văn minh nào, lao động con người cũng đóng vai trò quyết định.

Thứ 3, nguồn nhân lực là nhân tố chủ yếu tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp. Muốn tồn tại và phát triển, doanh nghiệp nào cũng cần có một lượng vốn. Do vậy, các doanh nghiệp đều bằng mọi biện pháp để thu hút vốn phục vụ cho quá trình sản xuất và kinh doanh. Tuy nhiên, vốn chỉ phát huy tác dụng trở thành nguồn lực quan trọng và cấp thiết của sự phát triển khi nó nằm trong tay những con người có năng lực và phẩm chất, biết sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả cao. Con người là nguồn lực duy nhất biết tư duy, có trí tuệ và ý chí, biết “lợi dụng” các nguồn lực khác, gắn kết chúng lại với nhau, tạo thành sức mạnh tổng lực, cùng tác động vào quá trình sản xuất, kinh doanh để tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp. Vì thế sẽ là sai lầm nếu chỉ biết kêu gọi vốn đầu tư, thu hút vốn bằng mọi giá mà không quan tâm đào tạo những người có đủ năng lực để sử dụng hiệu quả nguồn vốn đó.

* Mục tiêu của công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Thông qua các hoạt động đào tạo và phát triển, các doanh nghiệp có thể khai thác tối đa nguồn nhân lực hiện có đồng thời giúp cho người lao động có thể hiểu rõ công việc của mình về chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ... Từ đó nhằm nâng cao khả năng nhận thức và sự thích ứng với sự thay đổi của công việc, vị trí làm việc khác cho người lao động trong hiện tại và tương lai.

Giúp nâng cao tính hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp như: Nâng cao uy tín của tổ chức trên thị trường, mục tiêu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được thực hiện tốt hơn.

* Vai trò của đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong tổ chức Đối với người lao động:

Đào tạo và phát triển nhân lực giúp cho người lao động trong doanh nghiệp thực hiện công việc tốt hơn. Đối với nhân viên mới, quá trình đào tạo lần đầu sẽ giúp cho họ giải quyết những khó khăn, bỡ ngỡ trong những ngày đầu làm việc, cung cấp cho họ những thông tin cần thiết về công việc mà họ phải đảm nhận, giúp họ mau chóng thích ứng với môi trường làm việc mới.

Đối với nhân viên đang làm việc tại doanh nghiệp, quá trình đào tạo và phát triển giúp họ phát triển hệ thống tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, tạo tiền đề cho việc nâng cao hơn nữa năng suất và chất lượng lao động. Nhờ đó, giúp cho người lao động tự tin hơn, làm chủ được các phương tiện khoa học kỹ thuật tiên tiến trong quá trình đổi mới công nghệ của doanh nghiệp.

Đối với doanh nghiệp

Nâng cao năng suất lao động, hiệu quả thực hiện công việc

Nắm vững kiến thức và kĩ năng chuyên môn khiến cho cá nhân tự tin và lạc quan về công việc, điều này giúp cá nhân vượt qua những căng thẳng trong công việc và góp phần tạo nên bầu không khí làm việc tích cực. Khi tinh thần làm việc, hợp tác trong doanh nghiệp bị suy giảm, thành tích nghiệp vụ không cao, nếu kịp thời có phương án đào tạo phát triển phù hợp sẽ cải thiện được tình trạng này va mang lại lợi ích rất lớn.

Chuẩn bị đội ngũ cán bộ quản lí, chuyên môn kế cận. Đào tạo và phát triển giúp cho nhân viên có được những kĩ năng cần thiết cho các cơ hội thăng tiến và thay thế cho các cán bộ quản lí, chuyên môn khi cần thiết.

Tạo ra tính chuyên nghiệp và sự gắn bó giữa người lao động và doanh nghiệp mà thể hiện là niềm tin, mong muốn gắn bó lâu dài và xây dựng doanhnghiệp phát triển vững mạnh.

Đối với xã hội

Đào tạo và phát triển nhân lực trong doanh nghiệp cũng là cơ sở để xã hội có được nguồn lực con người có chất lượng cao, cung cấp cho xã hội những nguồn lực để phát triển thêm các doanh nghiệp mới, các tổ chức xã hội khác,

đáp ứng được các mục tiêu kinh tế - xã hội.

Qua quá trình đào tạo và phát triển nhân lực, người lao động được tăng cường hiểu biết về xã hội cũng như sự hiểu biết lẫn nhau; thúc đẩy sự phát triển và hợp tác trong xã hội, trong các tổ chức mà họ tham gia, góp phần cải thiện mối quan hệ giữa các nhóm và cá nhân trong doanh nghiệp cũng như trong xã hội.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN QUỐC TẾ VIỆT THẮNG 40 (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w