Thực trạng tổ chức công tác đào tạo tại Công ty Cổ phần Phát triển Quốc tế Việt Thắng

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN QUỐC TẾ VIỆT THẮNG 40 (Trang 40 - 44)

Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN

1. Đặc điểm về hoạt động sản xuất, thị trường kinh doanh

1.2. Đánh giá thực trạng thực hiện công tác đào tạo

2.2.2. Thực trạng tổ chức công tác đào tạo tại Công ty Cổ phần Phát triển Quốc tế Việt Thắng

2.2.2.1. Xác định nhu cầu đào tạo.

Xác định nhu cầu đào tạo của Công ty được tiến hành như sau:

Hàng năm, vào quý IV hàng năm, cán bộ phụ trách đào tạo gửi phiếu xác định nhu cầu đào tạo cho các đơn vị toàn công ty. Sau đó thủ trưởng các đơn vị căn cứ vào:

Nhu cầu đào tạo đối với CBCNV của đơn vị mình: căn cứ vào tình hình thực hiện công việc, mức độ hoàn thành công việc đơn vị xem còn yếu ở mảng nào mà cần đào tạo

Để xác định nhu cầu đào tạo.

Trước mỗi khóa đào tạo của năm, toàn bộ lao động trong công ty được đánh giá năng lực dựa trên các mặt trình độ học vấn, đào tạo, kết quả hoàn thành nhiệm vụ sản xuất, kĩ năng, kinh nghiệm, các trưởng đơn vị đánh giá . TGĐ đánh giá trưởng đơn vị, phó TGĐ, đại diện lãnh đạo. Trưởng đơn vị đánh giá cán bộ quản lý nghiệp vụ do mình quản lý.

Với công nhân làm việc trực tiếp, tần suất đánh giá được thực hiện theo quy định nâng bậc của Nhà nước, thời gian giữu bậc tối thiểu là 2 năm.

Sau khi trưởng đơn vị đưa ra kết luận chung, phiếu đánh giá được gửi về phòng tổ chức hành chính, trình lên Tổng giám đốc ra quyết định cuối cùng. Nếu CBCNV không đủ năng lực đào tạo theo yêu cầu thì sẽ đưa vào kế hoạch đào tạo năm sau.

Phương pháp xác định nhưu cầu đào tạo của Công ty thực hiện theo đúng các bước căn bản, nhằm xác định được đối tượng cần đào tạo, số lượng bao nhiêu, làm việc ở phòng ban, đơn vị nào. Trong thực tế, xác định nhưu cầu đào tạo thông qua đánh giá chủ quan của người thủ trưởng là chính nên không đánh giá thật chính xác trình độ mà người laođộng cần được đào tạo nên dẫn đến tình trạng rất nhiều cán bộ công nhân viên trong công ty không được đào tạo đúng với chuyên môn mình cần có.

2.2.2.2. Lựa chọn đối tượng đào tạo.

Đào tạo nâng cao nghiệp vụ cho đối tượng quản lý : những cán bộ quản lý trong công ty còn chưa đáp ứng được yêu cầu công việc như: quản trị kinh doanh, quản lý kĩ thuật, tiếng anh, vi tính, nhân lực, quản trị hành chính,...

Đối tượng nâng bậc là công nhân các nghề : hàn hơi hàn điện, sửa chữa điện, Vận hành và xây lắp điện, điện thí nghiệm, xây lắm đường ống vận hành MXD. Những công nhân này hiện đang công tác và làm việc tại công ty, đã được kí hợp đồng lao động từ một năm trở nên và được Hội đồng xét nâng lương, thi nâng bậc phê duyệt.

Đối tượng dự thi thợ giỏi: nghề hàn, sửa chữa điện, vận hành điện đã được kí hợp đồng lao động từ 1 năm trở nên, có ít nhất 2 năm công tác tại đơn vị, có trình độ tay nghề bận 3/7 trở nên.

2.2.2.3. Kinh phí và cơ sở vật chất phục vụ cho đào tạo.

Nguồn kinh phí đào tạo.

Hàng năm, phòng Quản trị nhân sự xây đựng kế hoạch đào tạo, căn cứ vào các yếu tố trong đào tạo để hạch toán, dự tính chi phí cho mối khóa đào tạo và toàn bộ, sau đó trình lên Tổng giám đốc phê duyệt.

Bảng 7. Bảng kinh phí đào tạo của công ty.

Chỉ tiêu Đơn vị 2010 2011

Sosánh

2011/2010

(%)

1 Tổng số người được ĐT Người 1031 1024 108.57

2 Tổng chi phí đào tạo Đồng 235.510.00 0

257.123.00 0

109.18 3 Doanh số bán hàng Tr. đồng 300.230.103 322.712.103 107.49

4 Lợi nhuận Tr.Đồng 10.084.106 12.418.293 123.59

5 Chi phí đào tạo bình quân

Đồng/

Người

228.428 251.096 102.45

6 Chi phí ĐT/lợi nhuận Đồng 2.33% 2.07% 88.86

7

Doanh thu/tổng chi phí

đào tạo Đồng 1274,80 1255.088 98.48

8

Lợi nhuận/ tổng kinh phí

đàotạo Đồng 42,818 48.297 112.79

Nguồn: Báo cáo doanh thu lợi nhuận công ty 2010,2011 Phòng Quản trị nhân sự Công ty CP Phát triển Quốc tế Việt Thắng

Hàng năm, công ty quan tâm đến đào tạo, tốc độ tăng của chi phí dành cho đào tạo tăng tương ứng với doanh thu của công ty. Doanh thu công ty năm 2011 tăng 7.49%, tổng kinh phí đào tạo năm 2011 tăng hơn 21trđ tương ứng tăng 9,18% nên kinh phí chi cho một lượt người được đào tạo cũng tăng từ

228.428đ lên 251.096đ tương ứng tăng 2,45%. Thực tế kinh phí chi cho từng khóa đào tạo là khác nhau như khóa đào tạo cho an toàn lao động kinh phí ít hơn nhưng số lượng công nhân lại rất đông nên thực tế chi cho các khóa đào tạo khác như nâng cao chuyên môn nghiệp vụ có chi phí bình quân cao hơn.

Tuy nhiên, chi cho đào tạo trích từ lợi nhuận của công ty còn quá nhỏ, hàng năm tính ra chiếm khoảng 0.08% doanh thu và chiếm 2.07% trong lợi nhuận công ty. Bên cạnh đó chi phí đào tạo so với doanh thu lợi nhuận bỏ ra thì 1 đồng chi phí bỏ ra thu về được 1255.088 đ doanh thu và 48.297 đ lợi nhuận năm 2011, như vậy là việc đào tạo hiệu quả chưa cao.

Cơ sở vật chất phục vụ cho đào tạo:

Cơ sở vật chất phục vụ cho đào tạo của công ty về cơ bản là đáp ứng được và phù hợp với các khóa đào tạo: Với khóa đào tạo ngay tại công ty cho cán bộ công nhân viên : có 1 phòng lớn trang bị bảng, bút, bàn ghế, máy vi tính,

… Các phân xưởng có trang bị phòng với máy móc cần thiết cho công nhân có điều kiện thực hành, có phòng ban để học tập trung lý thuyết. Tại các phòng ban trong công ty, thường xuyên trang bị các thiết bị máy móc hiện đại để công nhân viên làm việc và phục vụ việc kèm cặp tại chỗ như: vi tính, máy fax,…

2.2.2.4. Thực trạng đánh giá chương trình đào tạo tại công ty.

Thường cuối năm, đơn vị tổ chức kết quả công tác đào tạo để đánh giá kết quả hoạt động, xét khen thưởng cá nhân có thành tích xuất sắc, xử lý vi phạm, ra kế hoạch mới. Cách đánh giá của công ty đang áp dụng có thể đánh giá được phần nào năng lực đào tạo của các khóa đào tạo nhưng việc đánh giá như thế đơn điệu, thiên về thi lý thuyết hoặc theo ý liến chủ quan của người hướng dẫn.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN QUỐC TẾ VIỆT THẮNG 40 (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w