Khái quát về thực trạng xác lập quyền SHCN đối với nhãn hiệu đăng ký

Một phần của tài liệu Liên kết thông tin khoa học và công nghệ trong việc quản lý và bảo hộ nhãn hiệu quốc tế vào việt nam (nghiên cứu trường hợp nhãn hiệu đăng ký theo hệ thống madrid) (Trang 37 - 41)

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LIÊN KẾT THÔNG TIN KH&CN TRONG QUẢN LÝ VÀ BẢO HỘ NHÃN HIỆU QUỐC TẾ

2.1. Khái quát về thực trạng quản lý và bảo hộ NHQT theo hệ thống đăng ký Madrid

2.1.1. Khái quát về thực trạng xác lập quyền SHCN đối với nhãn hiệu đăng ký

Hiện nay, nước ta đang bước vào nền kinh tế thị trường, một nền kinh tế đầy thử thách và mang tính cạnh tranh rất mãnh liệt. Do đó, nhãn hiệu của doanh nghiệp có thể gặp phải những vướng mắc về pháp luật và nguy cơ bị rủi ro rơi vào vòng pháp lý. Trên thực tế có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến rủi ro như nhãn hiệu đó có thể bị đối thủ cạnh tranh đánh cắp rồi đem đi đăng ký trước hoặc đối thủ cạnh tranh đã nhái hay bắt trước nhãn hiệu đến mức tương tự có thể gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của công ty hay doanh nghiệp nào đó rồi đem đi đăng ký trước với cơ quan chức năng… và kết quả là chính chủ nhãn hiệu của doanh nghiệp - chủ sở hữu thực sự của nhãn hiệu lại phải gặp các vụ kiện do xâm phạm quyền SHCN liên quan đến nhãn hiệu của chính mình…

Do nền kinh tế hội nhập đang phát triển vài năm trở lại đây cho nên Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam nhận rất nhiều đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế theo hệ thống Madrid nộp tại Văn phòng quốc tế của tổ chức SHTT thế giới (WIPO) và một phần nhãn hiệu quốc tế nộp trực tiếp vào quốc gia thông qua các Văn phòng đại diện SHTT ở Việt Nam. Số lượng đơn đăng ký được ghi nhận ngày càng tăng tính theo hàng năm, đạt mức trung bình khoảng từ 20% đến khoảng 25%. Tổng kết từ 01/01/2008 đến 31/12/2013, tổng số đơn có khoảng 72170 đơn nhãn hiệu đăng ký quốc tế chỉ định hoặc mở rộng lãnh thổ vào Việt Nam.

Theo các thông số trên thì ta nhận thấy rằng số luợng nhãn hiệu quốc tế vào Việt Nam là vô cùng lớn nhưng không phải hầu hết các nhãn hiệu đăng ký trên khi vào Việt Nam là hoàn toàn được sử dụng. Mặc dù hiện tại vẫn chưa có một nghiên cứu thống kê hay điều tra nào về thực trạng sử dụng nhãn hiệu đã đăng

36

ký nhưng ta có thể nhận thấy được rằng lượng đơn đăng ký trong thực tế chỉ có khoảng 60% số lượng nhãn hiệu đã đăng ký là đang được sử dụng, phần còn lại là bị từ chối hay phải yêu cầu sửa đổi để có thể phù hợp khi sử dụng. Nguyên nhân là do một lượng lớn nhãn hiệu đã đăng ký lại hay gia hạn bảo hộ mà nhãn hiệu đó chưa được nhìn thấy trên thị trường có thể được lý giải như sau: Thứ nhất là một số chủ thể muốn đăng ký nhãn hiệu với mục đích là giữ chỗ để sau này đầu tư sản xuất kinh doanh, mục đích là hạn chế hay ngăn chặn các đối thủ cạnh tranh khác, để giữ vị trí cho một dự án đầu tư nào đó mà khả năng kinh doanh mặt hàng đó có thể phát triển mạnh, thu hút nhiều khách hàng và kiếm lợi nhuận cao. Thứ hai là cơ sở sản xuất kinh doanh hay doanh nghiệp đó không còn tồn tại trên thực tế hoặc đã thu hẹp thị trường sản xuất, kinh doanh lại. Thứ ba là chủ sở hữu đã bị phá sản…..

Việc đăng ký nhãn hiệu quốc tế khi vào Việt Nam do không có thông tin khoa học đầy đủ, kịp thời và chính xác, việc cập nhật thông tin còn chậm chễ do đó dẫn đến việc đăng ký có những khó khăn nhất định:

Việc đăng ký nhãn hiệu là do nhu cầu muốn khẳng định doanh nghiệp là chủ sở hữu đối với nhãn hiệu đăng ký mà đã mất nhiều tiền bạc, thời gian và công sức để tạo dựng nên “nhãn hiệu” của riêng mình. Tuy nhiên, sau một thời gian đăng ký nguời nộp đơn nhận được quyết định từ chối bảo hộ của Cục SHTT và nêu rõ nhãn hiệu bị từ chối do xung đột với nhãn hiệu của người nộp đơn trước đó. Giả sử doanh nghiệp này không biết thông tin về nhãn hiệu đối chứng trên thì đây là điều thực sự gây bất ngờ cho doanh nghiệp, khiến doanh nghiệp này phải lên kế hoạch là liệu có nên tiếp tục sử dụng nhãn hiệu đang có hay thay đổi nhãn hiệu khác, trong khi đó thị trường người tiêu dùng đã quen với nhãn hiệu đang có của mình.

Bên cạnh đó, đa số các nhãn hiệu đối chứng chỉ có trong cơ sở dữ liệu nhãn hiệu quốc gia mà có thể chưa được sử dụng trong thương mại. Trong khi đó việc sử dụng nhãn hiệu đã đăng ký đối với chủ sở hữu đã cũng được quy định đầy đủ trong Luật SHTT năm 2005 của Việt Nam. Điểm 95.1.d quy định nếu chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc người khác được chủ sở hữu cho phép sử dụng

37

nhãn hiệu mà không sử dụng nhãn hiệu đã đăng ký trong thời hạn 05 năm liên tục thì nhãn hiệu đã đăng ký đó có thể bị chấm dứt hiệu hiệu lực bởi đơn yêu cầu của bên thứ ba. (Điểm 95.1.d Luật SHTT năm 2005). Để xác định được hiệu lực văn bằng của chủ sở hữu nhãn hiệu đối chứng có sử dụng nhãn hiệu đối chứng hay không thì trước hết cần phải hiểu khái niệm “sử dụng” trong Luật SHTT. Theo điểm 124.5 của Luật này thì việc sử dụng nhãn hiệu là chủ sở hữu hoặc người được sử dụng hợp pháp thực hiện các hành vi như: gắn nhãn hiệu được bảo hộ lên hàng hoá, bao bì hàng hoá, phương tiện kinh doanh, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch trong hoạt động hoạt động kinh doanh; lưu thông, chào bán, quảng cáo để bán, dự chữ hàng để bán mang nhãn hiệu được bảo hộ; nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu được bảo hộ. Để chứng minh chủ sở hữu nhãn hiệu đối chứng không sử dụng nhãn hiệu trong 05 năm liên tục thì các doanh nghiệp có sự cạnh tranh cần thuê một công ty chuyên nghiệp cung cấp dịch vụ điều tra thị trường để xác định chủ sở hữu nhãn hiệu không thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam bất kỳ hành vi nào thuộc khái niệm “sử dụng” đã nêu trên. Nếu kết quả điều tra cho thấy không có nhãn hiệu đối chứng nào như đã yêu cầu điều tra được xác định là hiện đang sử dụng hoặc đã sử dụng nhưng đã ngừng sử dụng trong 05 năm liên tục thì nộp bị hồ sơ yêu cầu Cục SHTT chấm dứt hiệu lực của nhãn hiệu đối chứng. Theo điểm 21.2.b Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN của Bộ KH&CN ngày 14/02/2007, hồ sơ bao gồm:

- Tờ khai yêu cầu chấm dứt, huỷ bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ, theo mẫu;

- Chứng cứ chứng minh;

- Giấy uỷ quyền (trường hợp nộp văn bản yêu cầu thông qua đại diện SHCN);

- Tờ khai giải trình lý do yêu cầu (nêu rõ số văn bằng, lý do, căn cứ pháp luật, nội dung đề nghị chấm dứt, huỷ bỏ toàn phần hay huỷ bỏ một phần hiệu lực của văn bằng bảo hộ) và các tài liệu có liên quan khác;

- Chứng từ nộp phí, lệ phí theo quy định;

Trên cơ sở có đầy đủ hồ sơ, Cục SHTT sẽ xem xét và ra văn bản thông

38

báo cho chủ sở hữu nhãn hiệu có đối chứng về yêu cầu chấm dứt hiệu lực và đồng thời ấn định thời hạn là 02 tháng kể từ ngày thông báo để chủ sở hữu nhãn hiệu đang đăng ký nhãn hiệu đàm phán với chủ sở hữu nhãn hiệu có đối chứng phản đối việc cấp văn bằng cho nhãn hiệu đang đăng ký trên. Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào chứng cứ do các bên cung cấp mà Cục SHTT sẽ ra quyết định chấm dứt hiệu lực hoặc quyết định chấm dứt hiệu lực. Nếu không đồng ý với quyết định của Cục, một trong các bên có quyền thực hiện việc khiếu nại đối với người ra quyết định đó hoặc tiến hành khởi kiện vụ án hành chính. Ví dụ một số nhãn hiệu quốc tế đã đăng ký thành công khi đăng ký vào Việt Nam theo hệ thống Madrid:

- Nhãn hiệu: “EUROMA” số 213760 đăng ký vào Việt Năm 2013 Chủ sở hữu: Koninklijke Euroma B.V.

Địa chỉ: Kloosterweg 3 NL-8191 JA Wapenveld Netherlands Nhóm đăng ký sản phẩm, dịch vụ: 30 - Spices and spice mixtures.

- Nhãn hiệu: “BAYGARD” số 603233 đăng ký vào Việt Nam 2010 Chủ sở hữu: Bayer Aktiengesellschaft

Địa chỉ: Kaiser-Wilhelm-Allee 51373 Leverkusen Germany

Nhóm đăng ký sản phẩm dịch vụ: 01 - Chemical products for use in industry, namely auxiliaries for text.

Thực trạng việc nhãn hiệu đã đăng ký nhưng chưa bao giờ được sử dụng hoặc đã được sử dụng nhưng hết thời hạn của văn bằng và nay quay trở lại tình trạng không sử dụng trong nhiều năm đã thực sự trở thành một trong những rào cản đối với tự do thương mại và dịch vụ. Nếu Luật chưa có hành động cụ thể để chấm dứt hiệu lực của những nhãn hiệu đó thì chúng vẫn còn hiệu lực trong nhãn hiệu Đăng bạ Quốc gia và tiếp tục căn trở quyền cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước cũng như các doanh nghiệp nước ngoài khi muốn kinh doanh tại thị trường Việt Nam.

Theo số liệu của Cục SHTT, tổng số đơn yêu cầu cần đăng ký nhãn hiệu quốc tế nộp cho Cục SHTT thông qua văn phòng quốc tế WIPO như sau:

39

Bảng 1: Thống kê số đơn đăng ký nhãn hiệu quốc gia và nhãn hiệu quốc tế từ 2008-2013

Năm

Người nộp đơn Việt Nam

Nộp đơn

theo Madrid Tổng số

2008 20834 7079 27913

2009 22084 6744 28828

2010 23188 7074 30262

2011 23884 5120 29004

2012 26272 7882 34154

2013 28900 9239 38139

Đơn nhãn hiệu đã được nộp

(Nguồn Cục SHTT)

Bảng 2. Thống kê số lƣợng Giấy chứng nhận đƣợc cấp và đơn đăng ký nhãn hiệu Quốc tế đã đƣợc bảo hộ từ 2008-2013

Người nộp đơn Việt Nam

Nộp đơn

theo Madrid Tổng số

2008 15826 4719 20545

2009 17567 4496 22063

2010 19324 4716 24040

2011 21063 3413 24476

2012 23590 5255 28845

2013 26421 6159 32580

GCNĐKNH đã được cấp cho

Năm

(Nguồn Cục SHTT)

Nhìn vào bảng thống kê số lượng đơn đăng ký trên ta có nhận thấy số lượng đơn đăng ký theo hệ thống Madrid ngày càng có chiều hướng tăng trong những năm gần đây. Qua đó đánh giá được nền kinh tế thị trường ở nước ta ngày càng rộng mở và có nhiều tiềm năng, thu hút được nhiều doanh nghiệp, nhiều công ty từ nước ngoài khi tham gia vào thị trường Việt Nam.

Một phần của tài liệu Liên kết thông tin khoa học và công nghệ trong việc quản lý và bảo hộ nhãn hiệu quốc tế vào việt nam (nghiên cứu trường hợp nhãn hiệu đăng ký theo hệ thống madrid) (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)