CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LIÊN KẾT THÔNG TIN KH&CN TRONG QUẢN LÝ VÀ BẢO HỘ NHÃN HIỆU QUỐC TẾ
2.1. Khái quát về thực trạng quản lý và bảo hộ NHQT theo hệ thống đăng ký Madrid
2.1.2. Khái quát thực trạng khai thác quyền SHCN đối với nhãn hiệu đăng ký
Trên thực tế có nhiều hình thức khai thác quyền SHCN khác nhau, các thông tin về một nhãn hiêu cụ thể nào đó được lưu lại trong hệ thống máy tính
40
của Cục SHTT hay các nhãn hiệu đăng ký quốc tế, từ nước ngoài vào Việt Nam đều được thể hiện rõ các thông tin về chủ đơn, địa chỉ của chủ đơn, chuyển nhượng từng phần hay chuyển nhượng toàn phần sang chủ khác…giới hạn khác danh mục sản phẩm khi đăng ký. Trong phạm vi của Luận văn này, tác giả phân loại các hình thức khai thác quyền SHCN làm ba loại:
Loại thứ nhất: Khai thác hợp pháp (Loại khai thác này là khai thác được sự đồng ý của chủ sở hữu, có giấy chấp thuận của của chủ văn bằng đang có hiệu lực trên thị trường hay việc khai thác các thông tin chung, các thông tin mà được công bố rộng rãi, công khai trên các trang thiết bị truyền thông như Internet thông qua việc công báo, đăng tải từ văn phòng quốc tế WIPO về Cục SHTT).
Loại thứ hai: Khai thác bất hợp pháp (Loại khai thác này là khai thác quyền SHCN của người khác, khai thác các nhãn hiệu mà đã được nhà nước bảo hộ hay nhãn hiệu có các cơ quan có thẩm quyền xác định là nhãn hiệu đang có hiệu lực trên thị trường. Nhưng việc khai thác lại không được chủ sở hữu nhãn hiệu đó đồng ý, cố ý làm nhái hay cố ý khai thác mẫu mã với mục đích cạnh tranh không lành mạnh gây nhẫm lẫn cho người tiêu dùng)
Loại thứ ba: Khai thác bán hợp pháp (Loại khai thác này là thông qua hợp đồng chuyển giao giữa một bên là chủ sở hữu nhãn hiệu đang có hiệu lực với một bên là người muốn sử dụng nhãn hiệu đó nhằm mục đích kinh doanh nhưng không đăng ký tại Cục SHTT hay cơ quan có thẩm làm chứng mà thoả thuận này chỉ có ký kết bằng văn bản giữa hai bên mà thôi).
Việc khai thác quyền sở hữu hợp pháp thường được chứng nhận bởi một cơ quan có thẩm quyền xác nhận cụ thể là Cục SHTT và được ghi nhận chi tiết theo các số liệu thống kê hàng năm. Sau đây là thực trạng các hình thức khai thác quyền SHCN:
Loại thứ nhất là khai thác hợp pháp:
Việc chuyển giao quyền SHCN hợp pháp khi có sự đồng ý thoả thuận của cả hai bên để ký hợp đồng licence hoặc hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu đối với đối tuợng SHCN.
41
Bảng 3. Thống kê hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng từ 2008-2013
Các bên ký Năm
VN- VN
VN- NN
NN-
NN Tổng số VN- VN
VN- NN
NN-
NN Tổng số 2008
132 (267)
77 (441)
20 (45)
230 (723)
132 (260)
76 (477)
33 (103)
241 (840) 2009
128 (265)
71 (440)
25 (20)
224 (275)
253 (258)
69 (476)
18 (98)
340 (832) 2010
154 (278)
113 (448)
128 (152)
395 (878)
140 (272)
112 (420)
105 (130)
244 (822) 2011
122 (260)
69 (437)
89 (119)
279 (816)
104 (254)
67 (408)
57 (110)
229 (719) 2012
159 (281)
120 (450)
134 (157)
413 (888)
146 (275)
119 (422)
113 (113)
377 (810) 2013
169 (286)
133 (453)
146 (167)
448 (907)
157 (280)
132 (426)
127 (127)
416 (833) Số lượng đơn yêu cầu đăng ký
Hợp đồng
chuyển giao quyền sử dụng
Số lượng Hợp đồng chuyển giao
quyền sử dụng đã được đăng bạ
(Nguồn Cục SHTT)
VN-VN: Chuyển giao giữa Người Việt Nam - Người Việt Nam VN-NN: Chuyển giao giữa Người Việt Nam - Người nước ngoài NN-NN: Chuyển giao giữa Người nước ngoài - Người nước ngoài Bảng 4. Khiếu nại về việc cấp Văn bằng bảo hộ từ 2008-2013
Năm 2008 2009 2010 2011 2012 2013
SC&GPHI 10 20 15 14 35 30
KDCN 3 13 7 9 15 10
NHQT 409 411 413 414 418 423
Tổng số 422 444 435 437 468 463
(Nguồn Cục SHTT)
Việc khai thác quyền SHCN có thể từ việc tìm kiếm, việc sử dụng nhãn hiệu đang hoạt động trong thực tế với một số lượng rất lớn nhãn hiệu đã được khai thác trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh với các hình thức khác nhau khi đưa vào sử dụng. Bất kỳ sản phẩm nào được lưu thông trên thị
42
trường cũng hàm chứa một dạng đối tượng nào đó của SHCN và một số lớn đã được đăng ký bảo hộ. Hình thức sử dụng dưới hình thức quảng cáo, truyền bá, khưyến mãi, cổ động…ngày càng tăng dưới hầu hết các nhãn hiệu khiến cho giá trị của nhiều nhãn hiệu không ngừng gia tăng và thực sự trở thành tài sản quan trọng của nhiều doanh nghiệp.
Không chỉ có chủ sở hữu là người duy nhất đưa các đối tượng SHCN vào sử dụng trong lĩnh vực sản xuất, lưu thông mà rất nhiều nhãn hiệu đã được các chủ sở hữu chuyển giao cho người khác hay các doanh nghiệp khác cũng nhằm khai thác thương mại.
Tóm lại, việc khai thác hợp pháp quyền SHCN ở nước ta chưa được các doanh nghiệp quan tâm đúng mức, phần lớn các doanh nghiệp chỉ sử dụng nó cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình mà chưa đặt vị thế của nó như là một tài sản có giá trị để góp vốn trong các liên doanh nghiệp cũng đã bước đầu biết khai thác yếu tố này nhưng lại không tiến hành các thủ tục đăng ký để được bảo hộ, đây là trường hợp khai thác bán hợp pháp.
Loại thứ hai là khai thác bán hợp pháp:
Việc chuyển giao bán hợp pháp quyền SHCN ở Việt Nam diễn ra khá phổ biến đó là việc nhận licence từ các hợp đồng gia công sản phẩm cho các doanh nghiệp nước ngoài. Trường hợp này diễn ra nhiều nhất là trong ngành dệt may, giầy dép. Việc nhận licence hoàn toàn nằm trong các chiến lược kinh doanh, sản xuất của các doanh nghiệp. Các licence trong các hợp đồng gia công chỉ là các licence này hoàn toàn không được đăng ký tại cơ quan quản lý nhà nước theo luật định. Việc khai thác bán hợp pháp thường dẫn đến tình trạng tranh chấp về quyền SHCN. Theo thời gian các khiếu nại về việc cấp Văn bằng bảo hộ cũng như vi phạm quyền SHCN ngày càng tăng. Cục SHCN phải tiến hành đánh giá, kết luận về các hành vi vi phạm và yêu cầu Toà án hoặc Quản lý thị trường. Công an kinh tế, Cục hải quan, Thanh tra Bộ KH&CN để đưa ra các quyết định xử lý.
43
Bảng 5. Khiếu nại về việc vi phạm quyền SHCN từ 2008-2013
Năm 2008 2009 2010 2011 2012 2013
SC&GPHI 5 13 9 8 19 14
KDCN 244 248 250 252 256 261
NHQT 84 96 101 106 116 128
Tổng số 333 357 360 366 392 403
(Nguồn Cục SHTT)
Nhìn vào bảng thống kê ta nhận thấy số lượng khiếu nại về việc cấp Văn bằng bảo hộ và vi phạm quyền đối với nhãn hiệu là khá cao so với các đối tượng SHCN khác. Việc khiếu nại xảy ra với khai thác bất hợp pháp là hai bên khi ký kết hợp đồng không có bên chứng nhận là cơ quan hợp pháp của nhà nước. Việc xảy ra khiếu nại có nhiều nguyên nhân, ví dụ như: Hợp đồng của hai bên khi ký kết sử dụng nhãn hiệu có thể là theo thời vụ ngắn hạn hay dài hạn, khi thời hạn hợp đồng hết hạn thì bên sử dụng phải trả lại nhãn hiệu và không được sử dụng nữa nhưng bên sử dụng vẫn tiếp tục sử dụng mà không được sự đồng ý của chủ sở hữu hợp pháp. Việc khiếu nại cũng có thể là do bên sử dụng vi phạm hợp đồng vì kinh doanh quá số lượng mặt hàng đã đăng ký, ví dụ nhãn hiệu đăng ký chỉ cho phép kinh doanh sản phẩm thuộc nhóm 25 là quần áo may mặc, nhưng người sử dụng đã kinh doanh thêm mặt hàng giày, dép, đồ đi chân thuộc nhóm 18 mà không có trong hợp đồng, khi bị phát hiện thì có khiếu nại hay phản đối đơn…
Loại thứ ba là khai thác bất hợp pháp:
Việc xâm phạm, khai thác bất hợp pháp quyền SHCN đối với nhãn hiệu diễn ra phổ biến dưới nhiều hình thức khác nhau đặc biệt là đối với một số mặt hàng mới xuất hiện hoặc mặt hàng đang được chú ý của nhiều người tiêu dùng. Không có số liệu thống kê về số lượng các vụ việc và mức độ xâm phạm, khai thác bất hợp pháp quyền SHCN, dưới đây là một số vụ điển hình theo nguồn của cơ quan Thanh tra KH&CN thuộc Bộ KH&CN:
- Công ty Louis Vuitto Maulleter đã đăng ký và được bảo hộ nhãn hiệu
“LV” cách điệu theo Giấy chứng nhận số 25890 cấp ngày 10/12/1997. Các
44
cửa hàng 216 tại siêu thị Tràng Tiền và số 2 Yết Kiêu bán 197 sản phẩm túi da các loại mang nhãn hiệu trên. Do không thể loại bỏ dấu hiệu vi phạm nên toàn bộ hàng hóa đã bị tịch thu.
-Nhãn hiệu “WEATHERSHEEN” và “WEATHER SHEEN” bị coi là tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu “WEATHERSHIELD” hay nhãn hiệu
“SUPER MAXILITEX” bị coi là tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu
“SUPER MAXILITE” đã được bảo hộ cho cùng sản phẩm là sơn nước...