CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LIÊN KẾT THÔNG TIN KH&CN TRONG QUẢN LÝ VÀ BẢO HỘ NHÃN HIỆU QUỐC TẾ
2.4. Thực trạng liên kết thông tin KH&CN trong thực thi quyền SHCN đối với NHQT theo hệ thống Madrid
Vụ việc KINGMAX
“KINGMAX” là nhãn hiệu dùng cho sản phẩm linh kiện máy vi tính được sử dụng rộng rãi tại Việt Nam do Công ty Kingmax (Đài Loan) sản xuất.
58
Tuy nhiên tại Việt Nam nhãn hiệu này lại được bảo hộ cho Công ty Viễn Sơn (Đại lý độc quyền của Công ty Kingmax) theo GCNĐKNH 77256 cấp ngày 24 tháng 11 năm 2006. Căn cứ vào GCNĐKNH nêu trên, Công ty Viễn Sơn đã đề nghị cơ quan có thẩm quyền ngăn chặn và xử phạt hành chính đối với một số doanh nghiệp nhập khẩu linh kiện máy tính do chính Công ty Kingmax sản xuất. Căn cứ vào đề nghị huỷ bỏ hiệu lực của Công ty nhập khẩu Chi Đức, Cục SHTT đã ra Quyết định số 1352/QĐ-SHTT huỷ bỏ hiệu lực GCNĐKNH 77256 với lý do việc nộp đơn đăng ký nhãn hiệu của Công ty Viễn Sơn không đáp ứng quy định tại Điều 14.2c Nghị định 63/CP của Chính phủ: người thương mại hoá sản phẩm do người khác sản xuất chỉ có quyền nộp đơn đăng ký nhãn hiệu nếu đáp ứng hai điều kiện: Một là người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu, hai là người sản xuất không phản đối việc đăng ký nhãn hiệu đó. Cục SHTT cho rằng Công ty Viễn Sơn là đại lý phân phối của Công ty Kingmax tại Việt Nam nên không có quyền nộp đơn đăng ký nhãn hiệu KINGMAX thuộc sở hữu của Công ty Kingmax.
Không đồng ý với Quyết định 1352/QĐ-SHTT của Cục SHTT huỷ bỏ hiệu lực GCNĐKNH KINGMAX, Công ty Viễn Sơn đã khởi kiện tại Toà án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh. Tại bản án sơ thẩm tuyên ngày 22/10/2008, Toà án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh chấp nhận khiếu nại của Công ty Viễn Sơn bằng việc công nhận thoả thuận bổ sung về chuyển giao quyền nộp giữa Công ty Kingmax và Công ty Viên Sơn và huỷ Quyết định số 1352/QĐ- SHTT của Cục SHTT.
Cục SHTT kháng cáo bản án sơ thẩm ngày 16/01/2009, Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh đã xét xử phúc thẩm để xem xét lại bản án sơ thẩm. Toà phúc thẩm đã chấp nhận kháng cáo của Cục SHTT và không chấp nhận khiếu nại của Công ty Viễn Sơn, giữ nguyên Quyết định số 1352/QĐ-SHTT của Cục SHTT huỷ bỏ hiệu lực GCNĐKNH số 77256. Toà phúc thẩm cho rằng bản án sơ thẩm đã sai khi công nhận giá trị pháp lý của thoả thuận bổ sung về chuyển giao quyền nộp đơn giữa Công ty Kingmax và Công ty Viễn Sơn. Điều quan trọng là Toà phúc thẩm cho rằng
59
Công ty Viễn Sơn đã không đáp ứng điều kiện thứ nhất về quyền nộp đơn đăng ký nhãn hiệu KINGMAX với tư cách là người sản xuất (Công ty Kingmax) sản phẩm phải ở trong tình trạng “không sử dụng” nhãn hiệu KINGMAX cho sản phẩm đó. Do đó, tình trạng không sử dụng nhãn hiệu của người sản xuất phải được hiểu là trên phạm vi thế giới, chứ không phải chỉ là trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam. Công ty Kingmax trên thực tế vẫn sử dụng nhãn hiệu KINGMAX để gắn lên sản phẩm do mình sản xuất và bán tại Đài Loan và thị trường các nước khác.
Trong vụ việc nêu trên, điều đáng lưu ý là có sự câu kết giữa chủ sở hữu nhãn hiệu (người sản xuất tại Đài Loan) và đại lý phân phối tại Việt Nam trong việc thực hiện thủ tục đăng ký nhãn nhằm ngăn chặn các công ty thương mại khác nhập khẩu vào Việt Nam các sản phẩm do chính Công ty Kingmax sản xuất và đưa ra thị trường Đài Loan hoặc nước khác với giá bán rẻ hơn (hàng hoá nhập khẩu song song).
Hơn nữa Luật SHTT lại cho phép nhập khẩu song song để tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các công ty thương mại và các đại lý phân phối của chủ sở hữu nhãn hiệu, qua đó quyền lợi của người tiêu dùng trong nước được đảm bảo. Bằng việc cho phép đại lý phân phối đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam, chủ nhãn hiệu và đại lý phân phối có thể được phép nhập khẩu song song để độc quyền kiểm soát nguồn hàng nhập khẩu và giá cả hàng hóa nhập khẩu bán tại thị trường Việt Nam.
Như vậy, nếu văn bản chuyển giao quyền nộp đơn đăng ký nhãn hiệu KINGMAX tại Việt Nam của Công ty Kingmax cho Công ty Viễn Sơn được thừa nhận là hợp lệ và tình trạng không sử dụng nhãn hiệu của Công ty Kingmax được hiểu theo nghĩa hẹp, có nghĩa là giới hạn trong lãnh thổ Việt Nam, thì hành vi cấu kết nói trên để “tránh” luật về quy định nhập khẩu song song để được hợp pháp hoá bằng văn bằng bảo hộ nhãn hiệu cấp cho Công ty Viễn Sơn.
Tóm lại, theo tình huống trên thì thông tin KH&CN có vai trò quan trọng và đã được khai thác một cách triệt để nhằm tìm ra các đối chứng, thông
60
tin có lợi nhất cho cả hai bên, nhằm đảo ngược tình thế, ngay cả khi có thể thắng kiện nếu có kiện tụng xảy ra.