CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LIÊN KẾT THÔNG TIN KH&CN TRONG QUẢN LÝ VÀ BẢO HỘ NHÃN HIỆU QUỐC TẾ
2.3. Thực trạng liên kết thông tin KH&CN trong khai thác quyền SHCN đối với NHQT theo hệ thống Madrid
Tương tự như thẩm định đơn đăng ký nhãn hiệu, trong việc khai thác quyền cũng xảy ra nhiều trường hợp mất, huỷ bỏ nhãn hiệu hay cơ quan có thẩm quyền đưa ra quyết định không chính xác gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp. Một trong những lý do xảy ra các trường hợp này là việc tìm kiếm và khai thác thông tin KH&CN chưa thực sự đầy đủ.
Ta xét trường hợp thứ nhất:
Thông tin KH&CN có vai trò vô cùng quan trọng đối với việc phát triển tài sản trí tuệ của doanh nghiệp. Ví dụ về thiệt hại là: Ngân hàng Công thương Việt Nam với tên giao dịch Incombank.
Incombank là một thương hiệu quen thuộc của khách hàng từ nhiều năm trong phạm vi cả nước. Ngân hàng Công thương Việt Nam là một trong những ngân hàng thương mại hàng đầu ở Viêt Nam được thành lập từ năm 1988. Hiện nay, mạng lưới hoạt động của Vietinbank đã hoạt động rộng khắp các tỉnh, thành phố trong cả nước với 01 sở giao dịch, 151 Chi nhánh và trên 1000 phòng giao dịch và quỹ tiết kiệm.
Tuy nhiên, chỉ đến khi thực hiện đăng ký quốc tế, tìm kiếm các thông tin trong cở sở dữ liệu của WIPO, đã phát hiện ra đơn nhãn hiệu quốc tế số 603176 ngày 20/05/1993 đăng ký nhãn hiệu INKOMBANK do một ngân hàng thương mại của Nga đăng ký có chỉ định vào Việt Nam. So sánh hai nhãn hiệu trên, ta có nhận xét như sau:
55
Khi tiến hành tra cứu thông tin để đánh giá khả năng bảo hộ của nhãn hiệu IncomBank mà Ngân hàng Công thương Việt Nam dự định làm tên giao dịch, do chỉ tra cứu trong dữ liệu quốc gia mà không tìm kiếm, tra cứu thông tin nhãn hiệu trên hệ thống Madrid - nơi mà Nga đã đăng ký trước đấy. Đây là trường hợp đáng tiếc vì không đủ nguồn thông tin khi tra cứu dẫn đến chủ quan chỉ tra cứu trong nước mà không tra cứu những nhãn hiệu trùng hay tương tự mà các nước khác có thể đăng ký vào Việt Nam qua hệ thống Madrid. Kết quả là trong một thời gian dài, từ năm 1995, ngân hàng Công thương phát triển hoạt động kinh doanh, quảng bá thương hiệu và mở rộng thị trường không có khả năng bảo hộ tại Việt Nam.
Một khía cạnh khác là khi tra cứu thông tin về nhãn hiệu Incombank là do trình độ chuyên môn của thẩm định viên còn hạn chế, không lường trước được các khả năng tương tự của nhãn hiệu (có thể chỉ tra cứu trùng lặp mà không thấy được sự khác biệt giữa hai kí tự “C” với “K”) nên không phát hiện ra ngân hàng của Nga đã đăng ký bảo hộ nhãn hộ này tại Việt Nam. Đây là trường hợp tra cứu tương tự về âm tiết.
Tóm lại, thiệt hại do thiếu thông tin dẫn đến Ngân hàng Công thương đã tốn hơn 20000 USD trong việc thuê tư vấn nước ngoài là công ty Richard Moore của Mỹ xây dựng thương hiệu để đăng ký toàn cầu mới phát hiện ra nhãn hiệu Incombank không có khả năng bảo hộ và phải xây dựng lại nhãn hiệu mới thành Vietinbank thay thế cho nhãn hiệu đã quen dùng trong hàng chục năm với lượng khách hàng vô cùng lớn ở cả trong nước cũng như ngoài nước.
Hậu quả là đến đầu tháng 04/2008 gần 138 chi nhánh, 700 phòng giao dịch, quỹ tiết kiệm của Incombank (tại thời điểm năm 2008) phải tháo biển giao dịch cũ để trưng biển giao dịch mới. Tên giao dịch Incombank đổi thành Vietinbank. Việc phải thay tên nhãn hiệu này không chỉ tốn kém kinh phí mà còn tổn thất về lòng tin của khách hàng. Phải mất một thời gian Vietinbank mới xây dựng được uy tín như Incombank.
Cuối năm 2007, tổng tài sản là 175000 tỷ đồng, chiếm 15% tổng tài sản của toàn ngành. Trong đó, bao gồm cả giá trị của tài sản nhãn hiệu Incombank.
56
Hình nhãn hiệu Incombank
Xét trường hợp thứ hai:
Cuối năm 2002 Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam (nay là tập đoàn Dầu khí Việt Nam) mới biết thương hiệu Petro VietNam đã bị đăng ký tại Hoa Kỳ.
Trường hợp đáng tiếc này xảy ra khi không có đầy đủ thông tin về tình hình đăng ký nhãn hiệu tại USPTO – Cơ quan sáng chế nhãn hiệu Mỹ (hiện đã được công bố công khai trên mạng Internet), nếu có đầy đủ thông tin cần thiết thì nhãn hiệu này đã được phát hiện là đã được nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Hoa Kỳ không phải do chính Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam nộp đơn và kịp thời phản đối cấp sẽ đỡ tốn nhiều kinh phí so với việc tiến hành thủ tục hủy bỏ hiệu lực Văn bằng bảo hộ.
Xét trường hợp thứ ba:
Trường hợp một Công ty A nào đó nộp đơn tại Cục SHTT để yêu cầu đăng ký nhãn hiệu “RIASORB” của một doanh nghiệp Trung Quốc, cho ba nhóm dịch vụ là dịch vụ quảng cáo (nhóm 35), dịch vụ thiết kế quảng cáo (nhóm 42) và dịch vụ tổ chức các sự kiện (nhóm 41). Nếu được chấp nhận thì nhãn hiệu trên được bảo hộ thì Công ty A này sẽ được sử dụng độc quyền cho nhãn hiệu của mình.
Tuy nhiên, sau thời gian thẩm định nội dung Cục SHTT đã đưa ra quyết định chính thức từ chối cấp bằng vì nhãn hiệu trên tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu trước đó. Cụ thể là nhãn hiệu “TRIASORB” của một doanh nghiệp Pháp, nộp đơn vào Cục trước đó ba tháng và đã được bảo hộ.
57
Công ty A cho biết trong quá trình đăng ký nhãn hiệu, công ty đã xem xét đến các nhãn hiệu khác và các nhãn hiệu đó có thể tương tự với nhãn của mình. Tuy nhiên, công ty cho rằng nhãn hiệu “RIASORB” hoàn toàn có thể bảo hộ được. Do đó công ty đã không đồng ý với kết luận của Cục SHTT và có khiếu nại sau. Công ty A cho biết do nhu cầu kinh doanh cấp thiết nên công ty đã tiến hành quảng bá cho nhãn hiệu “RIASORB” của mình từ đầu năm 2013 cùng lúc đó công ty cũng đăng ký bảo hộ mặc dù có thể việc đăng ký là không được chấp nhận bảo hộ. Điều đáng quan tâm ở đây là hơn hai năm qua, Công ty A đã tốn rất nhiều chi phí cho việc quảng cáo. Chi phí xây dựng nhãn hiệu cho nhãn hiệu này lến đến hàng tỷ đồng và chưa kể đến một số lượng lớn khách hàng đã quen với nhãn hiệu trên.
Tóm lại, qua vụ việc này cho thấy Công ty A đã thiếu thông tin về pháp lý, không xem xét khả năng bảo hộ của nhãn hiệu để có thể nộp đơn sớm hơn.
Công ty đã sử dụng phương án quảng bá thương hiệu trước rồi đăng ký sau, điều này có nghĩa là công ty chưa đăng ký nhãn hiệu mà đã quảng bá, sử dụng nhãn hiệu trước như nhãn hiệu đã được đăng ký rồi. Tuy nhiên khi nhãn hiệu bị từ chối khi đi đăng ký thì doanh nghiệp phải từ bỏ nhãn hiệu đang có mà phải xây dựng một nhãn hiệu mới. Điều này đã khiến cho doanh nghiệp tốn nhiều chi phí để quảng bá nhãn hiệu đã dùng và phải tốn kém thêm chi phí và thời gian cho việc quảng bá khi sủ dụng một nhãn hiệu mới. Thông qua đó cho thấy rằng, nếu doanh nghiệp có thông tin để tìm kiếm, tra cứu dữ liệu đơn trước khi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu thì doanh nghiệp có thể biết khả năng nhãn hiệu của mình có thể được cấp hay bị từ chối mà từ đó doanh nghiệp có những bước đi chiến lược tiếp theo vững chắc hơn để không mất thời gian, tiền của cũng như công sức xây dựng nhãn hiệu và quảng bá chúng khi đưa vào sử dụng.