Cơ cấu xác định góc quay

Một phần của tài liệu Truyền Chuyển Động Quay Liên Tục_Cơ Cấu Cơ Khí Đã Mô Phỏng (Trang 101 - 104)

1. Truyền chuyển động quay liên tục

1.11. Cơ cấu xác định góc quay

Shaft rotation limiter 1 http://youtu.be/BBYfNYadt0w

Bánh đai dẫn màu nâu truyền chuyển động quay cho trục màu xanh qua ly hợp ma sát. Số vòng mà trục xanh có thể quay là 14 vòng. Đai ốc màu cam chạy dọc trục ren cho đến khi chạm khung máy, trục không thể quay tiếp.

Cơ cấu này đơn giản nhưng đai ốc dễ bị kẹt chặt đến mức phải cần lực lớn để quay trục ngược lại. Một cách khắc phục điều này có ở video “Shaft rotation limiter 2”:

http://youtu.be/bZXCfSEa-OU

Shaft rotation limiter 2 http://youtu.be/bZXCfSEa-OU

Bánh đai dẫn màu nâu truyền chuyển động quay cho trục màu xanh qua ly hợp ma sát. Số vòng mà trục xanh có thể quay là khoảng 12 vòng.

Nhược điểm của “Shaft rotation limiter 1”

http://youtu.be/BBYfNYadt0w

được loại trừ bằng cách tăng chiều dài do thêm chốt dừng ở đai ốc màu cam. Đoạn tiếp xúc giữa chốt này và chốt quay phải ngắn hơn bước xoắn để chúng có thể rời nhau sau vòng quay ngược đầu tiên.

Dùng vòng cao su và bạc kim loại ngậm dầu cho khớp trượt giữa đai ốc và thanh dẫn dưới để giảm nhẹ va đập.

Shaft rotation limiter 3 http://youtu.be/MVkAum9f_qI

Bánh đai dẫn màu xám truyền chuyển động quay cho trục màu xanh qua ly hợp ma sát. Trục xanh chỉ có thể quay khoảng 3 vòng vì chốt cố định màu cam cho phép bánh răng lớn (60 răng) quay ít hơn 1 vòng. Số răng của bánh răng nhỏ: 20.

Muốn trục xanh quay nhiều vòng hơn thì tỷ số truyền của bộ truyền bánh răng phải lớn.

Shaft rotation limiter 4 http://youtu.be/go3LyVKVZoA

Bánh đai dẫn màu xám truyền chuyển động quay cho trục màu xanh qua ly hợp ma sát.

Số răng của bánh răng xanh Z1 = 30 Số răng của bánh răng lục Z2 = 32

Trục xanh có thể quay khoảng 15 vòng (= Z1/(Z2-Z1)) cho đến khi các cữ di động (hồng và vàng) va vào nhau.

Tỷ số truyền của bộ truyền bánh răng không cần phải lớn như ở “Shaft rotation limiter 3”:

http://youtu.be/MVkAum9f_qI

Shaft rotation limiter 5 http://youtu.be/c1Xlah1sOEI

Bánh đai dẫn màu nâu truyền chuyển động quay cho trục màu xanh qua ly hợp ma sát. Bộ truyền trục vít có tỷ số truyền lớn nên trục xanh có thể quay được nhiều vòng (17 cho trường hợp này).

Bánh vít có 20 răng, trục vít có 1 đầu mối.

Khi kết thúc chu kỳ làm việc, để khỏi quay ngược cơ cấu lại cho chu kỳ mới (lâu), hãy nâng chốt màu cam lên và quay tiếp bánh vít màu lục đến vị trí xuất phát.

Shaft rotation limiter 6 http://youtu.be/3airCg2Xd-4

Các đĩa có chốt hạn chế số vòng quay của trục đến trị số (N+1).α/360.

N là số đĩa lắp lồng không, α là góc phụ thuộc đường kính chốt và khoảng cách giữa tâm chốt và tâm trục.

Trường hợp này, 7 đĩa lồng không cho phép trục quay 7,1 vòng.

Có ly hợp ma sát giữa bánh đai dẫn và trục.

Cơ cấu có thể dùng để quấn lò xo. Dây đỏ phía bên trái thể hiện cách kẹp đầu dây để quấn.

Mechanism for rotary limitation http://youtu.be/BLmpNDZX6Ts

Trục ra màu hồng luôn chịu mô men do vật nặng màu xanh.

Đĩa màu lục đóng vai trò điều tiết. Trong 1 vòng quay của đĩa lục, trục ra chỉ quay 1/8 vòng.

Revolution counter 1

http://youtu.be/GNRqJLHD33A Bộ đếm vòng quay.

Bánh răng vàng, số răng Zy = 50, quay lồng không trên bánh răng xanh, số răng Zb = 51. Cả hai cùng ăn khớp với bánh răng hồng, số răng Zp = 10.

1 vòng của bánh răng xanh ứng với (Zb/Zy) vòng của bánh răng vàng.

Trong 1 vòng quay của bánh răng xanh, bánh răng vàng quay nhanh hơn bánh răng xanh một lượng: ((Zb/Zy) – 1) = (Zb – Zy)/Zy = (51-50)/50 = 1/50 vòng.

Video cho thấy 2 vòng quay của bánh răng xanh.

Kim và đĩa số trên bánh răng vàng chỉ số vòng quay của bánh răng xanh.

Nhược điểm: đĩa số quay nên khó đọc kết quả.

Cơ cấu này cho thấy với khoảng cách trục đã cho, một bánh răng có thể ăn khớp với hai bánh răng đồng trục có số răng khác nhau. Khe hở ăn khớp không ảnh hưởng nhiều đến kết quả. Để hạn chề khe hở, răng của bánh răng vàng được làm dầy hơn (bánh răng điều chỉnh).

Revolution counter 2 http://youtu.be/gxvHH1pdISY

Đây là bộ truyền hành tinh, phất triển từ cơ cấu “Revolution counter 1”.

Khâu dẫn là cần màu lục. Bánh răng vàng, số răng Zy = 50, quay lồng không trên bánh răng xanh, số răng Zb = 51. Cả hai ăn khớp với bánh răng hồng, số răng Zp = 10. Bánh răng hồng cũng ăn khớp với bánh răng xám cố định, số răng Zg = 51. Vì Zb = Zg, hướng của bánh răng xanh và kim chỉ gắn vào nó không đổi trong khi chuyển động.

Vì Zy không bằng Zb nên có sự quay tương đối giữa bánh răng vàng và xanh.

Video cho thấy 2 vòng quay của bánh răng lục.

Kim và đĩa số trên bánh răng vàng chỉ số vòng quay của cần màu lục.

Khe hở ăn khớp không ảnh hưởng nhiều đến kết quả.

Thời xưa một cơ cấu tương tự được gọi là “nghịch lý cơ khí Ferguson” do chuyển động lạ thường của hai bánh răng hành tinh.

Một phần của tài liệu Truyền Chuyển Động Quay Liên Tục_Cơ Cấu Cơ Khí Đã Mô Phỏng (Trang 101 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)