TẾ HÀNG HÓA Ở NƯỚC TA VÀ Ở TÂY NINH
1.3. NH ỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN NNHH Ở TÂY NINH
1.3.1. NHÓM NHÂN T Ố TỰ NHIÊN
1.3.1.1.Vị trí địa lý:
Tây Ninh nằm ở phía tây vùng Đông Nam bộ với diện tích tự nhiên: 402.817 ha (chiếm 17,15% diện tích tự nhiên vùng Đông Nam bộ). Đặc biệt có đường ranh giới phía đông và đông nam giáp TP. Hồ Chí Minh-một trung tâm kinh tế, công nghiệp, thương mại và dịch vụ lớn vào bậc nhất nước ta-đồng thời cũng là một thành viên của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, nơi được xem là vùng kinh tế động lực của quốc gia.
Biên giới Tây Ninh-Campuchia có cửa khẩu quốc tế Mộc Bài, cửa khẩu quốc gia Xa Mát và các cửa khẩu phụ buôn bán tiểu ngạch với 3 tỉnh: Sray Riêng, Konpong Chàm và Swoai Riêng. Tây Ninh còn có đường xuyên Á chạy qua các huyện Trảng Bàng, Gò Dầu, Bến Cầu giúp cho việc lưu thông hàng hóa ngày càng mạnh hơn.
Trong xu thế quốc tế hóa nền kinh tế thế giới, phát triển sản xuất NNHH theo cơ chế thị trường thì vị trí địa lý như ứên đã tạo cho Tây Ninh nhiều ưu thế: Phát triển nền nông nghiệp toàn diện, đa dạng hóa cây trồng vật nuôi, đặc biệt là nền nông nghiệp có tưới quy mô lớn, chủ động ứng dụng tiến bộ khoa học-công nghệ cao tạo ra nông sản hàng hóa có năng suất và chất lượng cao gần như 12 tháng trong năm, phục vụ tiêu dùng trong nước và cho xuất khẩu.
23
24 1.3.1.2.Địa hình:
Địa hình Tây Ninh đặc trưng cho vùng rìa chuyển tiếp giữa đồi thấp và đồng bằng, nghiêng theo hướng từ đông bắc xuống tây nam. Phía bắc là đồi thấp lượn sóng nhẹ với độ cao trung bình 20-45m, phía nam là đồng bằng có độ cao trung bình 3- 10m, song do quá ừình kiến tạo đã tạo nên các bậc thềm cao và các dải bãi bồi thấp chưa thật hoàn chỉnh. Có 3 ngọn đồi núi sót mà điển hình nhất là núi Bà Đen (cao 986 m, diện tích 1780 ha), ở đây có di tích lịch sử văn hóa với truyền thuyết dân gian được nhiều người biết đến, đang là điểm du lịch với hệ thống cáp treo khá hấp dẫn.
Ở Tây Ninh, tận dụng đất ở địa hình cao, không độc tố (X, Xf, P), tưới tiêu chủ động, có thể lựa chọn thời vụ sản xuất và thu hoạch một số cây trồng (rau, đậu, cây ăn qua...), trong lúc nơi khác khó sản xuất được, sẽ có giá trị kinh tế cao và khai thác được lợi thế về thị trường.
Với đặc trưng địa hình, phù hợp cho việc hình thành các trang trại, xây dựng đồng ruộng luân canh có tưới, xây dựng hệ thống thủy lợi và thực hiện cơ giới hóa phục vụ SXNN trên quy mô khá lớn. Tuy nhiên cần chú ý ngăn chặn một cách hữu hiệu tình trạng rữa trôi, xói mòn đất ở địa hình cao và chống ngập úng cho vùng đất thấp.
1.3.1.3.Tài nguyên đất:
Phân loại đất:
Vật liệu chính hình thành đất Tây Nính là phù sa cổ và một phần phù sa mới sông Vàm cỏ Đông được coi là đất thủy thành: 373.134 ha (chiếm 93,0% diện tích tự nhiên) và đất địa thành do các núi sót chỉ có 6.850 ha. Căn cứ vào đặc tính phát sinh và quá trình phát triển đã chia đất Tây Ninh ra các nhóm và loại đất như sau:
25
26
27
This image cannot currently be displayed.
28
Có 5 nhóm đất, trong đó nhóm đất xám có diện tích lớn nhất: 344.928 ha (chiếm 85,6% diện tích tự nhiên), nhóm đất phèn 25.359 ha (chiếm 6,3% diện tích tự nhiên), đất đỏ vàng 6.850 ha (chiếm 1,7% diện tích tự nhiên), đất phù sa 1.775 ha và đất than bùn 1.072 ha. Ba nhóm đất tập trung khai thác cho sản xuất nông nghiệp là đất xám, phèn và phù sa.
Loại đất: trong 5 nhóm đất trên, tùy thuộc vào các tính chất phụ được phân thành 15 loại đất để có hướng sử dụng đối với các loại cây trồng và giải pháp bảo vệ. Chi tiết cụ thể được trình bày ở bảng 1.1.
Như vậy, ở Tây Ninh có 2 loại đất tốt nhưng chiếm diện tích không đáng kể, một loại có nguồn gốc thủy thành là đất phù sa: 1.775ha (0,45 diện tích tự nhiên) và đất đỏ bazan: 3.970ha (0,99% diện tích tự nhiên). Nếu xét về tiềm năng đất thích hợp cho sản xuất lúa thì Tây Ninh không thể so sánh được với các tỉnh Tiền Giang, An Giang, Cần Thơ, Đồng Tháp, xét tiềm năng đất trồng cây công nghiệp lâu năm thì Tây Ninh cũng thua kém các tình Bình Phước, Đồng Nai, Lâm Đồng, Đắc Lắc, Đắc Nông.
Có 4 loại đất: đất phèn tiềm tàng (Sp), đất than bùn (Ts), đất đỏ vàng trên đá granit (Fa) và trên đá phiến (Fs) với tổng diện tích 9.052ha (2,2% diện tích tự nhiên).
Do tính chất lý hóa học và độ dốc, tầng đất mặt dày, nên ưu tiên cho sản xuất lâm nghiệp hoặc thủy sản là chính, do chi phí cải tạo để sử dụng cho SXNN rất tốn kém.
Chín loại đất còn lại có diện tích 365.187ha (90,8% diện tích tự nhiên), đây chính là địa bàn tập trung cho SXNN. Đặc biệt, đất xám (X, Xí) với tổng diện tích 299.450ha, chính là nơi diễn ra mạnh mẽ quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng đa dạng hóa.
Tóm lại, ở Tây Ninh tuy loại đất xám chiếm tỷ lệ lớn (chiếm 85% diện tích tự nhiên), nhưng do địa hình khá bằng phảng, đặc biệt là vùng được tưới ở địa hình trung bình và cao có thể đa dạng hóa cây trồng, nhất là cây đậu phộng, thuốc lá, cây thực phẩm và một số cây ăn quả có giá trị.
Vùng đất ở địa hình thấp nên xây dựng hoàn chỉnh các công tành thủy lợi, có thể trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản, thiết lập mô hình "VAC", nông-ngư kết hợp nhằm đem lại hiệu quả cao.
29
Khó khăn lớn nhất trong việc sử dụng đất ở Tây Ninh là cải tạo tính lý hóa cho vùng đất xám ở địa hình cao, đồng thời tiêu úng, tránh ngập lũ, xã phèn cho vùng đất ở địa hình thấp. Có như vậy, tiềm năng đất cho phát triển nông nghiệp mới mang lại hiệu quả cao.
1.3.1.4.Tài nguyên nước và chế độ thủy văn:
Tài nguyên nước mặt:
Tỉnh Tây Ninh thuộc lưu vực của 2 con sông chính là Sài Gòn và sông Vàm Cỏ Đông thuộc hệ thống sông Đồng Nai, có tổng lượng nước 31 tỷ m3/năm, cho phép xây dựng các công trình thủy lợi khai thác nguồn nước mặt phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn.
Sông Sài Gòn: Bắt nguồn từ vùng núi Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước, tổng chiều dài 280 km, đoạn chảy qua Tây Ninh dài 135 km, diện tích lưu vực tại Thủ Dầu Một là 4.200 kmP2P. Năm 1979 đã xây dựng hồ chứa nước Dầu Tiếng khai thác sử dụng nguồn nước đa mục tiêu có cao tình mực nước chết: 17 m, dung tích chứa: 470 triệu mP3P, mực nước dâng bình thường 24,4 m, dung tích toàn hồ: 1,58 tỷ mP3P và dung tích hữu ích là 1,1 tỷ mP3Pnước.
Việc khai thác hồ Dầu Tiếng trong việc tưới trực tiếp và tạo nguồn đã góp phần quan trọng thúc đẩy KT-XH của tỉnh nói chung và có tính chất quyết định đến phát triển SXNN nói riêng ở hầu hết các huyện trong tỉnh.
Tổng diện tích thiết kế tưới của kênh Đông, kênh Tây và kênh Tân Hưng là 60.626 ha, chưa kể đẩy mặn sông Vàm cỏ Đông (4g/l) xuống Xuân Khánh-Đức Huệ.
Những năm tới sẽ xây dựng hồ Phước Hòa bổ sung thêm 50 m3/s cho hồ Dầu Tiếng, vùng hưởng lợi của hệ thống thủy lợi này sẽ tăng thêm 30.599 ha.
Sông Vàm cỏ Đông: Bắt nguồn từ Campuchia chảy theo hướng Tây Bắc-Đông Nam, dài 220 km, đoạn chảy qua Tây Ninh dài 151 km, chiều rộng trung bình: 80- l00m. Mùa mưa dòng chảy chiếm tới 80% tổng lượng nước cả năm, còn mùa khô, tháng kiệt nhất, tại Gò Dầu Hạ tần suất 75% chỉ đạt 10mP3P/s.
Khi chưa có hồ Dầu Tiếng, mặn 4g/l theo sông Vàm cỏ Đông lên đến Gò Dầu Hạ, ảnh hưởng lớn đến SXNN và sinh hoạt của dân cư sinh sống và canh tác ở vùng
30 đất thấp ven sông.
Kể từ khi hồ Dầu Tiếng được đưa vào hoạt động với lượng nước xả mùa khô lo m3/s từ kênh Tây qua kênh Tân Phước Hội ở Bến Đình đã ngọt hóa được đoạn sông Vàm cỏ Đông thuộc tỉnh Tây Ninh, tổng diện tích tưới bằng thủy triều cho hai bên sông Vàm cỏ Đông có thể đạt hơn 20.000 ha, góp phần thúc đẩy sản xuất nông-ngư nghiệp phát triển.
Tài nguyên nước ngầm:
Nước ngầm tầng sâu ở Tây Ninh được đánh giá ở mức trung bình, theo kết quả khoan khai thác của Trung tâm nước sạch nông thôn thì nước ngầm có chất lượng đạt tiêu chuẩn nước dùng cho sinh hoạt. Ngoại trừ phần giáp Campuchia của Trảng Bàng, Bến cầu, tầng nước ngầm xuất hiện ở độ sâu > 100 m mới có thể sử dụng được, còn ở tầng < 100 m dễ bị nhiễm sắt.
Do hồ Dầu Tiếng tạo ra áp lực nước hồ chứa cho vùng sau đập và xung quanh hồ cùng với lượng nước thấm từ kênh dẫn, đã tạo ra nguồn nước ngầm tầng nông khá dồi dào nhiữig có thể gây hại cho những vùng thấp. Nhìn chung, chất lượng nước tốt có thể phục vụ cho SXNN và sinh hoạt của con người.
Chế độ thủy văn:
+Thủy triều: sông Vàm Cỏ Đông và sông Sài Gòn đều chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều không đều của biển Đông, song ở đoạn thuộc tỉnh Tây Ninh của 2 sông này do ở xa cửa sông nên ảnh hưởng triều không lớn, biên độ triều dao động bình quân từ 0,7 đến 0,1 m. Do đó, có thể lợi dụng thủy triều để tự tiêu nước, riêng các vùng đất thấp ven sông Vàm cỏ Đông với cao trình mặt ruộng < 0,5 đến 0,7 m có thể lợi dụng thủy triều để tưới tự chảy và đưa ngọt vào sâu nội đồng tưới cho vùng đất có cao trình mặt ruộng < 2 m.
+Ngập lũ và ngập úng: Vào các tháng 9 và l0, mưa tập trung và lũ từ Campuchia tràn sang, nước từ kênh Trà Cú Thượng đổ vào sông Vàm Cỏ Đông trùng với thời điểm triều cường gây ngập nước các vùng đất thấp dọc biên giới và hai bên sông Vàm cỏ Đông từ 0,7 đến 1,5 m. Diện tích ngập úng tập trung ở Bến Cầu khoảng 4.500 ha, Châu Thành 4.400 ha, Gò Dầu 3.800 ha, Trảng Bàng 1.500 ha. Do vậy, cần có biện
31
pháp tiêu úng, kiểm soát lũ và bố trí cây trồng hợp lý, tránh thiệt hại do lũ gây ra.
Tóm lại, Tây Ninh có lợi thế lớn nhất trong phát triển KT-XH nói chung và nông nghiệp-thủy sản nói riêng là nguồn nước với chất lượng tốt, có tổng lượng lớn, cần tập trung mọi nguồn lực đầu tư khai thác một cách đa dạng để sử dụng có hiệu quả, cải tạo và bảo vệ môi trường nước, đây được xem là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá hiện nay của nhân loại.
1.3.1.5.Điều kiện khí hậu-Thời tiết:
Thuận lợi:
32
33
Nhiệt độ bình quân cao (26,9°C), số giờ chiếu sáng cao (2.786 giờ/năm), đặc biệt có 5 tháng số giờ chiếu sáng lên đến 250 giờ/năm, tổng lượng bức xạ trung bình đạt khá cao: 390-493 Kcal/cmP2P/ngày.
Với các trị số khí hậu nêu trên, trong điều kiện đủ nước, phân bón, giống cây trồng tốt, nhất là cây hàng năm có thể luân xen canh, cho phép đạt năng suất sinh học tối đa, trong đó vụ Đông Xuân thích hợp nhất.
Núi Bà Đen ở Tây Ninh là ngọn núi sót cao nhất Đông Nam Bộ, xung quanh núi hình thành khu vực tiểu khí hậu mang tính đặc thù, rất thích hợp cho trồng mãng cầu với quy mô lớn.
Khó khăn: Mưa tập trung theo mùa (lượng mưa từ: 1.532-1.769 mm chiếm 89,0% lượng mửa cả năm); đặc biệt các tháng 9, lo lượng mưa bình quân từ: 281- 323mm/tháng với cường độ lớn, đã gây ngập úng các vùng thấp và rửa trôi, xói mòn, các vùng đất cao, cản trỏ quá trình SXNN.
1.3.1.6.Tài nguyên sinh vật:
Lịch sử hơn 300 năm khai thác tài nguyên thiên nhiên phát triển nông nghiệp, thông qua các quá trình chọn lọc, lai tạo...các hộ nông dân sản xuất giỏi và các nhà khoa học đã đưa ra sản xuất và lưu giữ tập đoàn cây trồng, vật nuôi phong phú. Đặc biệt, có một số chủng loại đã thích nghi với điều kiện ngoại cảnh, có sức chống chịu tốt, chất lượng và năng suất khá cao trở thành cây con đặc sản của Tây Ninh.
Cây trồng:
Lúa: ở Tây Ninh hiện có nhiều giống lúa, nhiữig những giống được Trung tâm Khuyến nông tỉnh khuyến cáo nên trồng đại trà gồm: MT 1250, VN 095-20, IR 64, OMCS 21, IR 65610, Jasmin 85...
Bắp: Giống ngô nếp địa phương, các giống ngô lai LVN 10, DK 888...
Khoai mì: KM 94, KM 98-5, KM 60, KM 95, SM 937-26.
Đậu phộng: Giấy, Lũy, Nù, Mỏ Két, HL 25, Lũy Thuần, VD1.
Mía: ROC 1, ROC l0, ROC 16, F 156, VN 84-4137, VN 84-200.
Rau thực phẩm khá phong phú như: Dưa leo H1, khổ qua Đài Loan...
34
Giống cây ăn quả lâu năm: Mãng cầu, xoài cát, sầu riêng Chín Hóa...
Giống cây công nghiệp lâu năm: Cao su PB235, VM515, PB 260, RRim 600..Điều: LG1, CHI, PN1...Hồ tiêu: tiêu Lộc Ninh, tiêu Vĩnh Linh.
Tóm lại, giống cây trồng ở Tây Ninh khá phong phú, trong đó đã chọn được một số giống tốt sản xuất đại trà có hiệu quả cao. Tuy nhiên, cũng không ít giống cây bị thoái hóa, nên cần tiếp tục chọn lọc, thực nghiệm so sánh để có giống tốt phục vụ sản xuất nhằm góp phần nâng cao năng suất.
Vật nuôi:
Heo: Có các giống lai Fl giữa heo nái địa phương với Yorkshire, Landrace, Duroc, hiện nay đưa vào nuôi giống Yorkland (2 máu ngoại) và heo lai 3 máu ngoai (Yorkshire-Landrace-Duroc).
Bò: Bò ta vàng, bò lai sind, bò lai Zebu, bò sữa HFR1R, HFR2R, HFR3R.
Gà: Gà địa phương có 5 giống phổ biến, gà công nghiệp (AA, Goldline 54, Hiline...), gà thả vườn Tam hoàng, Tam hoàng phượng...vịt: Vịt tàu râu, vịt cổ lùn, vịt Bắc Kinh, vịt siêu thịt, siêu trứng CV2000...
Trong các giống vật nuôi thì bò lai Sind ở Tây Ninh được các nhà nghiên cứu chăn nuôi đánh giá cao, xếp vào loại tốt nhất Việt Nam, kế đến là giống heo lai Fl, còn các giống vật nuôi khác cần tiếp tục chọn lọc và đưa chương trình giống vật nuôi vào hoạt động có hiệu quả.
Nông nghiệp trong thế kỷ XXI muốn tồn tại và phát triển bền vững phải có giống cây trồng, vật nuôi chất lượng cao.
1.3.1.7. Môi trường nước-Thủy sinh vật và nguồn lợi thủy sản:
Tác giả kế thừa tài liệu nghiến cứu "Quy hoạch thủy sản tỉnh Tây Ninh" do Khoa Thủy sản trường Đại học Nông-Lâm TP.HCM thực hiện năm 1998, và rút ra một số đánh giá như sau:
Môi trường nước với thủy sản: Kết quả khảo sát tại 30 điểm (tháng 7/1998- 11/1998) có số liệu bình quân như sau:
35
Qua bảng cho ta thấy: Chất lượng nguồn nước trong các thủy vực lấy mẫu nghiên cứu vẫn duy trì ở mức bình thường, chưa phát hiện có dấu hiệu ô nhiễm hoặc nồng độ chất gây ô nhiễm cao đến mức báo động, ngoại trừ rạch Tây Ninh do ảnh hưởng nước thải của cơ sở chế biến nông sản và ở các thủy vực có nền đất phèn ven sông Vàm Cỏ Đông đầu mùa mưa thường có pH thấp do phèn bị oxyt hóa trong mùa khô hòa tan trong nước.
Kết quả khảo sát tại 30 điểm nêu trên không khác biệt so với kết quả nghiên cứu của Sở Khoa học-Công nghệ và Môi trường với 15 chỉ tiêu thủy-lý hóa tại 37 điểm khảo sát năm 1994-1996.
Các chỉ tiêu PA, BOD5 đạt tiêu chuẩn cho các loại cá nước ngọt sinh sống và phát triển tốt, riêng đầu kênh Đông và kênh Tây, nước có hàm lượng oxy hòa tan cao, nuôi cá nhanh lớn gấp 1,5-1,6 lần nuôi cá trong ao.
Tuy nhiên, cũng cần chú ý ao, kênh, ruộng xây dựng ở vùng đất phèn cũng như một số bàu trũng tích đọng chất hữu cơ vào đầu mùa mưa do phèn bị oxy hóa, đã làm pH xuống thấp và nồng độ các độc tố S0R4RP2-
P FeP3+P...cao, nên cần được xử lý nước trước khi nuôi và chọn thời điểm thả cá vào lúc chất lượng nước đã được cải thiện.
Độ trong của nước ở các thủy vực cao, đây là một lợi thế cho phát triển thủy sản, nhất là một số loài cá có nguồn gốc đồng ruộng, bàu trũng.
Nhiệt độ nước trong ao cũng thay đổi theo mùa, song tại các ao, đầm cần phải giữ mức nước > =1,0 m giúp cá sinh trưởng phát triển thuận lợi.
Số liệu đo pH tại sông Sài Gòn, sông Vàm Cỏ Đông các chỉ tiêu COD, BOTR5R,
36
NHR4R, N, P có sự sai khác không lớn, các giá trị nằm ương giới hạn cho phép, có thể nuôi cá nước ngọt ở các huyện và thị xã Tây Ninh, nhưng cũng cần cảnh giác nhằm hạn chế nguy cơ ô nhiễm có thể xảy ra.
Thủy sinh vật:
Thực vật phiêu sinh: Tảo có 139 loài thuộc 74 giống và 7 ngành, đây là con số thể hiện sự phong phú của thực vật phiêu sinh, ương đó ngành tảo lục chiếm ưu thế, một số loài (Chodatella subsalta, Scenedesmus denticulate...) có mật độ dày. Đây là nguồn thức ăn tinh cần thiết cho nuôi thủy sản.
Động vật phiêu sinh: Có 63 loài, 42 giống thuộc 5 nhóm: Protozoa, Rotiíera, Cladocera, Coopepoda, Ostracoda, trong đó nhóm Rotifera có 24 loài (38%). Đáng chú ý là hồ Dầu Tiếng và ruộng lúa ven sông Vàm cỏ Đông có số lượng động vật phiêu sinh cao, thích hợp cho nuôi cá.
Nguồn lợi thủy sản:
Qua điều tra phát hiện có hơn 52 loài cá, trong đó có 10 loài có giá trị kinh tế cao là: cá thát lát, lươn đồng, cá lăng, cá lóc, cá rô đồng, cá chạch, cá cơm...Ngoài ra, có 9 loài có giá trị làm cảnh như: cá thái hổ, hồng vện, lòng tong sọc, cá ngựa nam, cá ngũ vân, cá chốt cờ, cá sơn xiêm, cá bã trầu, cá chạch bông.
Tuy nhiên, thực tế hiện nay công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản làm chưa thật tốt (chưa có cơ quan nhà nước chuyên ngành), nên người dân còn khai thác bừa bãi dẫn đến có xu thế giảm cả về chủng loại và sản lượng. Do vậy, Tây Ninh cần thấy lợi thế về thủy sản để có giải pháp bảo vệ, đầu tư phát triển ngành thủy sản đang có nhiều thuận lợi về thị trường.
1.3.1.8.Tài nguyên rừng:
Theo Đề án tổng quan lâm nghiệp Tây Ninh 2001-2005, phần kiểm kê tài nguyên rừng cho thấy:
Đất có rừng: 39.607 ha, ương đó rừng tự nhiên: 33.859 ha (rừng trung bình IIIAR2R:171 ha, rừng nghèo: 2.890 ha, rừng phục hồi: 30.789 ha) và rừng trồng: 5.521 ha.