CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
2.4. ĐÁNH GIÁ THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN, THÁCH THỨC ĐỐI VỚI PHÁT TRI ỂN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP HÀNG HÓA Ở TÂY NINH
2.4.1.Thuận lợi:
Tây Ninh có vị trí địa lý rất thuận lợi cho việc buôn bán và xuất khẩu hàng hóa, nông sản không những với các địa phương trong cả nước (giáp Bình Phước và Bình Dương 123 km ở phía Đông, giáp TP.HỒ Chí Minh và Long An chỉ 36,5km, cách quốc lộ 1 chỉ hơn 100 km) mà còn cả nước bạn Campuchia. Tây Ninh đã phát huy lợi thế của mình, phát huy cơ hội hòa nhập vào thị trường trong nước và quốc tế nhằm đẩy mạnh quá trình phát triển KTXH của tỉnh nói chung và phát triển nền nông nghiệp hàng hoá nói riêng.
Với nguồn nước ngọt dồi dào quanh năm, với những công trình thúy lợi đã và đang xây dựng (dự kiến tổng diện tích đất canh tác được tưới đến năm 2010 khoảng 100.000 ha) là thuận lợi cơ bản nhất và đây là tiền đề vững chắc cho phát triển nông nghiệp có tưới dựa trên cơ sở ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ theo hướng thâm canh. Việc phát triển thúy lợi đúng như dự kiến sẽ đặc biệt thuận lợi cho việc sản xuất cây trồng-vật nuôi cho thu hoạch trái vụ nhằm đáp ứng kịp thời yêu cầu của thị trường trong và ngoài nước.
Đất xám và đất phù sa ở địa hình khá bằng được chủ động tưới tiêu cho phép đa dạng hoa cây trồng 2-3 vụ/năm, hình thành nền nông nghiệp đa canh, luân canh tạo ra nông sản hàng hoa có lợi nhuận cao, bảo vệ đất và sử dụng có hiệu quả nguồn nước.
Khí hậu nhiệt đới với nền nhiệt ẩm cao, mưa theo mùa, ít có biến động lớn tạo điều kiện SXNN quanh năm, chủ động được thời vụ và ít rủi ro do thiên tai.
Tây Ninh có một số cây trồng-vật nuôi trở thành nông sản truyền thống, có số lượng lớn và được thị trường biết đến, giá thành sản phẩm có sức cạnh tranh như:
mãng cầu, thuốc lá vàng, đậu phộng, khoai mì, bò sincd...thị trường trong nước có nhu cầu lớn nhất là Thành phố Hồ Chí Minh. Với các mô hình canh tác mới trên cơ sở phát huy kinh nghiệm và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật sẽ đem lại lợi ích kinh tế cao.
Tây Ninh đã có một số lượng đáng kể các cơ sở chế biến nông sản, lại giáp Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là đầu mối tập trung nhiều cơ sở chế biến nông-lâm-thuỷ
83
sản phục vụ tiêu dùng trong nước và cho xuất khẩu. Đây là cơ hội tốt để Tây Ninh hình thành nền NNHH gắn với công nghiệp chế biến và thị trường.
Qua phát triển nông sản hàng hoá đã hình thành sự phân công lao động theo hướng chuyên môn hoá. Nếu tổ chức tốt cùng với các chính sách thật sự khuyến khích sẽ gắn kết sản xuất-thu mua-chế biến-tiêu thụ một cách chặt chế hữu cơ giữa trách nhiệm với quyền lợi cùng vững bước trong cơ chế thị trường.
KCHT đã xây dựng và đang tiếp tục nâng cấp, xây dựng mới, đáng kể là thúy lợi, mạng lưới giao thông, điện...sẽ tạo động lực thúc đẩy SXNN phát triển ngày càng lớn mạnh.
Đường xuyên Á nối liền khu cửa khẩu quốc tế Mộc Bài, quốc lộ 22B với cửa khẩu quốc gia Sa Mát là các trạm trung chuyển hàng hoa lớn của Đông Nam Bộ với các nước ASEAN. Sự phát triển khu công nghiệp Trảng Bàng với quy mô ngày càng lớn, đầu tư nước ngoài ngày càng nhiều cộng với việc đẩy mạnh phát triển du lịch lịch sử, văn hoá, thương mại...sẽ tạo thành một thị trường nông-thuỷ sản với số lượng lớn, đa dạng về chủng loại và chất lương, góp phần thúc đẩy SXNN theo hướng bền vững.
2.4.2.Khó khăn:
Tuy đất xám ở địa hình cao có khả năng đa dạng hóa cây trồng lớn, song quá trình canh tác theo hướng khai thác độ phì tự nhiên đã làm cho dinh dưỡng trong đất bị suy giảm và mất cân đối. Đất ở địa hình thấp (đất xám đọng mùn gley, đất than bùn, đất phèn) giàu mùn nhưng lại có hạn chế: úng nước, độ chua hữu cơ cao, ở đất phèn có chứa các độc tố SOR4RP-2
P, AlP+3P, FeP+3P lớn. Do đó, việc đầu tư cải tạo bảo vệ đất, chống suy thoái và ô nhiễm môi trường đất là việc làm thường xuyên phải coi trọng.
Lũ và ngập úng ở vùng đất thấp, nhất là do lũ từ Campuchia và mưa tại chỗ với cường độ lớn ở khu vực dọc biên giới Campuchia thường gây ảnh hưởng lớn cho SXNN (phải xây dựng kênh tiêu, đê, cống, ... rất tốn kém, thiệt hại gây ra cũng không nhỏ).
Chất lượng lao động nông nghiệp hiện tại là việc đáng lo ngại (lao động nông nghiệp được đào tạo khoảng 5,5% lao động nông nghiệp) và trình độ dân trí của dân cư nông thôn chưa thật cao, trong khi khoa học-kỹ thuật đóng vai trò then chốt, là
84
thành phần quan trọng của lực lượng SXNN. Những năm 2003-2010 lao động nông nghiệp có độ tuổi trung bình cao hơn do bị "già hóa" vì phần lớn lao động trẻ chuyển sang công nghiệp và dịch vụ.
Giá cả nông sản luôn biến động, chưa có chính sách bảo trợ đối với những sản phẩm có tính chiến lược như mía, cao su, heo, gà..., đây là vấn đề bức xúc đối với sự phát triển cây trồng vật nuôi theo quy hoạch của tỉnh, ảnh hưởng đến việc đầu tư sản xuất lâu dài của nhân dân. Mặt khác, sản xuất nông nghiệp còn phụ thuộc rất lớn vào điều kiện tự nhiên, trong khi khả năng dự báo còn có hạn nên trong sản xuất dễ bị rủi ro.
Năng suất một số cây trồng còn thấp, giá thành cao, chất lượng nông sản còn kém, chưa đạt so với yêu cầu thị trường, khó cạnh tranh ương chế biến, tiêu thụ và xuất khẩu, ảnh hưởng đến thu nhập của người sản xuất.
Hệ thống cơ sở dịch vụ phục vụ nông nghiệp (giống, khuyến nông, thú y, bảo vệ thực vật, thủy nông, dịch vụ thủy sản) còn thiếu trang thiết bị chuyên dùng, nhất là số cán bộ chuyên môn giỏi, tâm huyết với nghề và có ý thức trách nhiệm cao chưa nhiều.
Phát triển NNHH trong khi trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi của các bên tham gia vào sản xuất, thu mua, chế biến, bảo quản, tiêu thụ gắn bó chưa thật chặt chẽ, mô hình kinh tế hợp tác giữa nông hộ, trang trại cần nhanh chóng được nhân rộng và phát huy tác dụng. vấn đề giá thành, chất lượng sản phẩm cần phải chú trọng hơn thì sản phẩm hàng hóa mới đủ sức cạnh tranh trên thị trường.
Tây Ninh đến nay vẫn là một tình nghèo, ngân sách địa phương thu còn thấp hơn chi. Trong khi đầu tư phát triển nông nghiệp-nông thôn cần nhiều vốn cho thủy lợi, chưa kể đầu tư giao thông. Nên khó khăn về vốn được xem là một cản ngại cho phát triển nông nghiệp-nông thôn Tây Ninh.
2.4.3.Thách thức và thời cơ:
Trong xu thế hội nhập kinh tế và cạnh tranh để tồn tại, nông sản hàng hóa của Tây Ninh trong tương lai sẽ chịu sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt hơn với các vùng sản xuất trong nước (lúa gạo, trái cây, thịt heo, rau, thủy sản ...). Đặc biệt khi AFTA có hiệu lực sẽ có sự cạnh tranh quyết liệt với Thái Lan-một cường quốc trên thế giới
85
về xuất khẩu 3 mặt hàng: mía đường, khoai mì, cao su.
Nguy cơ ô nhiễm môi trường luôn tiềm ẩn do nước-rác thải tại các cơ sở chế biến khoa mì, mía đường, cũng như việc lạm dụng thuốc trừ sâu, phân bón hóa học hoặc khai thác quá giới hạn một số tài nguyên: đất, nước, v.v... mà ít chú trọng giữ gìn, cải tạo, bảo vệ hoặc để vượt ra ngoài tầm kiểm soát.
Tích tụ đất đai, phân hóa giàu nghèo, trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn là không tránh khỏi, ý tưởng chuyển một số lượng lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ không phải dễ thực hiện, dân số nông thôn tiếp tục tăng sẽ gây áp lực nặng lên nông nghiệp, nông thôn...
Bên cạnh những khó khăn-thách thức, trong cuộc cạnh tranh để tồn tại phát triển cũng sẽ tạo ra cơ hội mà ngành nông nghiệp và nông dân Tây Ninh cần nhanh chóng nắm bắt để vươn lên chiếm lĩnh thi trường với các sản phẩm hàng hóa mà Tây Ninh có lợi thế (mía đường, khoai mì, thuốc lá, đậu phông, cao su, mãng cầu, giống bò nền lai sind, bò sữa, bò nuôi thịt, cá nước ngọt,...).
86