CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TỔ CHỨC QUẢN LÝ SXNN
2.3.1.Kinh tế hộ gia đình:
Tây Ninh có khoảng 121.000 hộ nông dân, được xem là loại hình tổ chức SXNN giữ vai trò quan trọng bậc nhất trong những năm trước đây.
Kinh tế hộ đã phát huy tốt trong việc huy động các loại tài nguyên tạo ra nông
77
sản và nông sản hàng hoá. Thế mạnh của phần lớn nông hộ là cần cù, năng động sáng tạo, biết phát huy kinh nghiệm, tiếp thu và ứng dụng nhanh KHKT, việc mở rộng diện tích, thâm canh, tăng vụ bước đầu đã đem lại kết quả khả quan, tỉ lệ hộ giàu tăng gấp 3 lần năm 2000 và hộ nghèo chỉ còn 4.956 hộ (4,09 %). Xu thế hộ khá và hộ giàu đã, đang và sẽ chuyển thành kinh tế trang trại.
Tuy nhiên, kinh tế hộ trong SXNN bộc lộ một số hạn chế là: quy mô sản xuất nhỏ, sản xuất có tính tự phát, chất lượng sản phẩm chưa thật cao, khối lượng sản phẩm hàng hoa nhỏ, tiêu thụ sản phẩm gặp không ít khó khăn, dễ gặp rủi ro do thiên tai và biến động bất lợi của thị trường. Nếu muốn phát triển SXNN hàng hoá, cần phải liên kết, hợp tác...mới đủ sức tiếp tục tồn tại và phát triển ngày một ổn định hơn trong kinh tế thị trường.
2.3.2.Kinh tế trang trại:
Cho đến cuối năm 2005, Tây Ninh có 2268 trang trại. Trong đó:
-Trang trại sản xuất kinh doanh tổng hợp: 242.
-Trang trại trồng cây hàng năm: 1.271.
-Trang trại trồng cây lâu năm: 542.
-Trang trại lâm nghiệp: 25.
-Trang trại thúy sản: 54.
-Trang trại chăn nuôi: 139.
Diện tích đất trong trang trại nông nghiệp: 23.944 ha (chiếm 5,94 % đất nông nghiệp trong tỉnh), trong đó kinh doanh tổng hợp chiếm 4004,5 ha, trồng cây hàng năm là 12.588,3 ha, cây lâu năm 6587,2 ha, trang trại lâm nghiệp 593 ha, mặt nước nuôi trồng thuỷ sản 61,4 ha và trang trại sử dụng vào mục đích chăn nuôi chiếm 109,8 ha.
Tổng số lao động trang trại: bao gồm cả hộ làm kinh tế trang trại: 21.879 người, thuê ngoài: 3.019 người và thuê thời vụ 14.237 người. So với lao động nông nghiệp chỉ chiếm 20,5%.
Tổng vốn đầu tư trang trại: 526.791 tỷ đồng, bình quân một trang trại 232,271
78
triệu đồng. Tổng thu nhập của trang trại gần 40 tỷ đồng/năm.
Kinh tế trang trại ở Tây Ninh mang đặc thù khác với trang trại ở Đông Nam Bộ, vì chủ yếu chủ trang trại ở Tây Ninh là người tại chỗ, qua các phiên giao dịch đất trang trại rất ít thấy bán đất trang trại ở Tây Ninh, điều đó cho thấy trang trại ở Tây Ninh có tính ổn định cao. Trong thực tế, sản xuất trang trại có hiệu quả lớn hơn kinh tế hộ gia đình, vì chủ trang trại có trình độ quản lý và hiểu biết khoa học kỹ thuật, sử dụng nguồn vốn có hiệu quả hơn và chủ động trong tìm kiếm thị trường.
Phát triển kinh tế trang trại là một tất yếu khách quan, là mô hình sản xuất hàng hoa mà nông nghiệp Tây Ninh hướng đến trong những năm đầu thế kỷ XXI. Để kinh tế toang trại phát triển bền vững cần thực hiện Nghị Quyết số 03/2001/NQ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, từ đó đáp ứng tốt nguyện vọng chính đáng của các chủ trang trại về hỗ trợ vốn sản xuất kinh doanh, giống cây trồng vật nuôi, hỗ trợ tiêu thụ và mở rộng kết cấu hạ tầng.
2.3.3.Quốc doanh sản xuất nông nghiệp:
Quốc doanh SXNN ở Tây Ninh chủ yếu là các nông trường và công ty SXNN và tập trung chủ yếu vào 2 cây trồng chính là cao su và mía. Riêng cao su quốc doanh chiếm 53,2% diện tích cao su toàn tĩnh, có 2 nông trường mía thuộc nhà máy đường Nước Trong và nông trường Thành Long.
Các nông trường hiện nay thực hiện cơ chế khoán cho công nhân lâm trường.
Nông trường nắm vai trò dịch vụ đầu vào như cung ứng vật tư, làm đất, giám sát quy trình kỹ thuật và tiêu thụ 100% sản phẩm. Chế độ khoán đã có tác dụng làm tăng năng suất mủ cao su từ 1,67 tạ/ha lên 15,06 tạ/ha, năng suất mía tăng từ 454,26 tạ/ha lên 595 tạ/ha, quy trình chăm sóc đúng kỹ thuật, thu nhập của công nhân tăng cao hơn trước.
Từ năm 2002 trở đi, cơ chế khoán hầu như đã phát huy tối đa tác dụng nên cần phải tiếp tục đổi mới theo hướng cổ phần hoa, thay đổi cơ cấu sản xuất kinh doanh và cơ chế khoán theo mô hình kinh doanh tổng hợp để mỗi ha đất nông nghiệp cho giá trị từ 1.500 USD đến năm 2000 vượt 2.500 USD/năm. Ngoài ra, có thể tính toán giao đất cho địa phương hoặc liên kết với các doanh nghiệp lớn để phát triển thành khu vực
79
chuyên môn hoa về giống cây trồng-vật nuôi hoặc tập trung sản xuất nông sản hàng hoa chất lượng cao mà thị trường đang cần nhằm tránh lãng phí tài nguyên.
2.3.4.Hợp tác xã sản xuất nông nghiệp:
2.3.4.1.Tổ hợp tác:
Tính đến 30/12/2005 toàn tỉnh Tây Ninh có 4.782 tổ hợp tác gồm 2 lĩnh vực hoạt động: Tổ hợp tác SXNN: 3.347 tổ với 43.511 thành viên, tổ hợp tác trên lĩnh vực phi nông nghiệp: 1.435 tổ với 18.415 thành viên tham gia.
Năng lực hoạt động năm 2005: Tổng sản phẩm (GDP) theo giá hiện hành:
86,009 tỷ đồng, tổng giá trị sản xuất theo giá hiện hành: 161,882 tỷ đồng, sử dụng 15.034 ha đất với số vốn hoạt động lên đến 196,58 tỷ đồng, thu nhập bình quân của tổ viên đạt 5,73 triệu đồng/năm.
Dù với tên gọi khác nhau như tổ liên kết sản xuất, tổ chăn nuôi bò sữa, bò thịt..nhiửig mục đích chung là cùng nhau hỗ trợ trong sản xuất mà kinh tế hộ không tự giải quyết được. Đây cũng là cơ sở duy trì tình làng nghĩa xóm, giúp đỡ lẫn nhau góp phần thực hiện những yêu cầu về chính sách xã hội và xây dựng nông thôn mới.
Nhược điểm lớn nhất của tổ hợp tác là giải quyết một hay một số nhu cầu mang tính thời vụ. Do vậy về mặt tổ chức quản lý điều hành còn lỏng lẽo, nội dung hoạt động đơn giản, tính hợp tác chưa cao và thường xuyên biến động về số lượng.
2.3.4.2.Hợp tác xã sản xuất nông nghiệp:
Hiện nay, Tây Ninh có 69 hợp tác xã với 16.282 xã viên, trong đó lĩnh vực nông nghiệp có 33 HTX, lĩnh vực thúy sản có 2 HTX, còn lại là các hợp tác xã khác, vốn điều lệ 6,2 tỷ đồng, tạo việc làm thường xuyên cho 33.040 lao động.
Đến cuối năm 2005, tổng sản phẩm theo giá cố định đạt 118,875 tỷ đồng (2,66%
GDP toàn tỉnh), tổng giá trị sản xuất theo giá hiện hành: 238,616 tỷ đồng, thu nhập bình quân của mỗi xã viên lên đến 14,32 triệu đồng/năm.
Kết quả hoạt động của HTX còn gặp nhiều khó khăn trong bước chuyển mình sang cơ chế mới, nhưng từng bước phát huy được vai trò nòng cốt cùng với kinh tế nhà nước ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân. Đặc biệt
80
ương nông nghiệp nông thôn, với vai trò hỗ trợ một phần cho kinh tế hộ phát triển, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho xã viên, góp phần xây dựng và củng cố QHSX theo định hướng XHCN. Các HTX đã nâng dần năng lực cạnh tranh với các thành phần kinh tế khác trong việc cung ứng vật tư, tiêu thụ sản phẩm, bảo vệ lợi ích thành viên. Tuy nhiên tốc độ phát triển còn ở mức trung bình, chưa thành lập được Liên hiệp Hợp tác xã.
2.3.5.Doanh nghiệp nước ngoài và liên doanh:
Tính đến cuối năm 2005 Tây Ninh có một số doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hoặc liên doanh với nước ngoài SXNN như: Công ty TNHH Tây Ninh (Đài loan) sản xuất hạt giống rau với công suất thiết kế 141 tấn/năm, Công ty sản xuất hạt giống bắp lai Bioseed có công suất 2.000 tấn/năm, Công ty Nông-Công nghiệp TNHH Tam Lương sản xuất 3.500 tấn dưa leo, 250 tấn ớt, Công ty COFACI (Việt Nam) trồng và chế biến bắp...Những công ty liên doanh hay doanh nghiệp nước ngoài đã có đóng góp tích cực vào chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, gia tăng đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp, tạo thêm việc làm, đóng góp cho ngân sách địa phương, nhất là các doanh nghiệp mía đường, khoai mì, sản xuất giống cây trồng.
Tuy nhiên, các công ty có vốn đầu tư nước ngoài chưa hoạt động hết năng lực theo nội dung giấy phép được cấp, vai trò thúc đẩy SXNN địa phương nhất là sản phẩm chất lượng cao, quy trình kỹ thuật tiên tiến chưa thật rõ. Do đó, cần thiết phải có sự kiểm ưa, đánh giá của ngành chức năng, để đạt mục đích góp vốn đầu tư nước ngoài là góp phần khai thác tài nguyên hiệu quả, tăng nguồn lực về vốn, tiếp cận tiến bộ KHKT và gia tăng thị trường tiêu thụ sản phẩm.
81
82