CÁC GI ẢI PHÁP KINH TẾ CHỦ YẾU

Một phần của tài liệu CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU NÔNG NGHIỆP TÂY NINH THEO HƯỚNG SẢN XUẤT HÀNG HÓA (Trang 94 - 104)

CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN 3.1.QUAN ĐIỂM VÀ PHƯƠNG HƯỚNG CHUNG

3.2. CÁC GI ẢI PHÁP KINH TẾ CHỦ YẾU

3.2.1.Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật:

Cơ sở vật chất là nền tảng của sản xuất, thể hiện sức mạnh cải tạo tự nhiên và sự tiến bộ của một nền sản xuất. Vì vậy nó có vai trò quan trọng thể hiện trình độ phát triển của một LLSX trong nền sản xuất hàng hóa và KTTT, sự thắng bại của cạnh tranh thuộc về đối thủ có LLSX phát triển, năng suất lao động cao, sản phẩm hàng hóa chất lượng tốt và giá thành hạ.

Đầu tư xây dựng CSVC-KT và KCHT thực chất là thực hiện công nghiệp hóa và hiện đại hóa nền sản xuất. Không thể có SXHH ở Tây Ninh nếu còn duy trì CSVC-KT lạc hậu và KCHT thấp kém như hiện nay.

Quan điểm xây dựng CSVC-KT và KCHT phải đồng bộ, tuy nhiên do điều kiện khả năng vốn có hạn nên bước đi phải có tập trung trọng điểm vào một số hạng mục chính.

3.2.1.1.Xây dựng và nâng cấp hệ thống công trình thủy lợi:

Hiện nay, tổng diện tích đất nông nghiệp được tưới bằng các công trình thủy lợi ở Tây Ninh lên đến 129.258 ha. Dự kiến diện tích canh tác được tưới đến năm 2010 là 100.000 ha. Để hoạt động của công tác thủy lợi có hiệu quả cần đầu tư vốn nâng cấp và xây mới các công trình thủy lợi như sau:

Những công trình cần nâng cấp: Kiên cố hóa hệ thống kênh thủy lợi Dầu Tiếng gồm hệ thống kênh cấp I dài 236,5 km, hệ thống kênh cấp II dài 409,0 km, hệ thống kênh cấp III dài 3822 km. Kiên cố hóa kênh mương ngoài hệ thống Dầu Tiếng: cấp II là 279 kênh, cấp III gồm 143 kênh.

Những công trình xây mới:

-Xây dựng mới hệ thống thủy lợi phía Đông Bà Đen. Xây dựng mới vùng tưới mở rộng sau khi có nước từ Phước Hòa bổ sung thuộc 2 huyện Châu Thành, Tân Biên.

95

-Dự án khu tưới Tha La tưới tự chảy cho vùng nguyên liệu mía Tân Châu.

-Xây dựng 22 tuyến kênh tưới, tiêu cho vùng thấp và 23 trạm bơm tưới cho vùng cao của 3 huyện Trảng Bàng, Bến cầu, Châu Thành.

3.2.1.2.Xây dựng và nâng cấp hệ thống giao thông:

Về đường bộ: GTVT là động lực thúc đẩy KTXH phát triển, góp phần xóa đói giảm nghèo hiệu quả. Do đó về đường bộ, các quốc lộ 22, 22B được nâng cấp đạt chuẩn cấp li và cấp in đồng bằng. Các tuyến tình lộ: cải tạo và nâng cấp các tuyến Bắc-Nam với tổng chiều dài 241 km. Nâng cấp 14 tuyến ngang trải nhựa tiêu chuẩn cấp III, IV đồng bằng. Huy động sức dân đóng góp mở rộng đường liên xã, liên ấp để đi lại, vận chuyển nông sản hàng hoá được dễ dàng và giảm chi phí sản xuất.

Về đường thủy: Chủ động khai thác có hiệu quả giao thông thủy trên sông Sài Gòn và sông Vàm cỏ Đông. Để đảm bảo an toàn cần duy tu, trang bị bổ sung bảng báo hiệu, phao tiêu để đến 2010 đạt tiêu chuẩn cấp III. Từng bước hiện đại hóa thiết bị thông tin liên lạc cho các tuyến đường thủy. Xây dựng mới các cảng Bến Kéo, Ninh Điền, Bến Đình.

3.2.1.3.Xây dựng hệ thống điện phục vụ nông nghiệp nông thôn:

Mục tiêu đến năm 2010 đạt 95-98% số hộ dùng điện. Điện đến hộ sẽ được sử dụng theo hướng đa dạng: bơm nước tưới, nuôi thủy sản, chăn nuôi gia súc, gia cầm, bảo quản nông sản. Từng bước mở rộng công cụ sử dụng năng lượng điện để tăng năng suất, giảm nhẹ sức lao động, tiến tới điện khí hóa nông nghiệp nông thôn. Dự kiến nguồn điện cung cấp cho ngành nông nghiệp năm 2005 là: 4.330 MWh và năm 2010 là 13.250 MWh

Tóm lại, thủy lợi, giao thông, điện là 3 hạng mục cơ sở hạ tầng quan trọng thúc đẩy SXNN hàng hoa phát triển. KCHT hoàn chỉnh sẽ tạo động lực nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên, tăng năng suất và chất lượng nông sản, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường.

3.2.1.4.Phát triển chợ nông thôn, chợ nông sản:

Theo tổng kết kinh nghiệm của các chuyên gia Đài Loan, kinh tế nông nghiệp Đài Loan gia tăng là nhờ hệ thống chợ. Hệ thống chợ phát triển sẽ tạo điều kiện tập

96

trung nông sản có chất lượng về đầu mối và sau đó chuyển về tiêu thụ ở các siêu thị, các trung tâm dân cư khác.

Chợ ở Tây Ninh không thiếu, nhưng hiện tại không có các chợ đầu mối nông sản đúng nghĩa. Do đó, từ nay đến 2010 nên xây dựng 3 chợ đầu mối ở Dương Minh Châu, Bến cầu và Tân Biên, huy động sức dân để mỗi xã đều có một chợ nông thôn.

Phát huy năng lực các khu kinh tế cửa khẩu như Mộc Bài, Sa Mát thành điểm trung chuyển nông sản nhằm xuất, nhập khẩu sang Campuchia, Thành phố Hồ Chí Minh.

Ngoài ra, có thể tổ chức các phiên chợ giống cây trồng-vật nuôi ở trung tâm buôn bán trái cây Hòa Thành, hoặc ở vùng tập trung mãng cầu ở phía Tây Bà Đen.

3.2.2.Thực hiện công nghệ tiên tiến nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường:

Tuyển chọn và đưa vào sản xuất các giống cây trồng vật nuôi có phẩm chất tốt và năng suất cao: Lựa chọn cây trồng phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng vừa có chất lượng, vừa phải thực hiện rải vụ thu hoạch để nâng cao công suất sử dụng máy móc trong khâu chế biến, kéo dài thời gian thu hoạch và sử dụng sản phẩm.

Đầu tư thâm canh chuyên môn hóa trong sản xuất: Thực hiện quy trình kỹ thuật thâm canh để phát triển đầy đủ ưu thế của giống, tăng cường đầu tư thâm canh, quy hoạch vùng sản xuất tập trung chuyên môn hóa hạn chế sự pha tạp, thoái hóa của các giống.

Ứng dụng các máy móc thiết bị hiện đại với dây chuyền công nghệ tiên tiến: Đây là khâu có tính chất quyết định của việc nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng yêu cầu thị trường. Trong điều kiện phát triển nhiều thành phần kinh tế, quy mô của các cơ sở chế biến rất đa dạng. Dù ở quy mô nào cũng phải lựa chọn công nghệ tiên tiến với thiết bị hiện đại. Các nhà máy, thiết bị hiện đại đó phải chế biến ra được các sản phẩm có chất lượng cao phù hợp với nhu cầu của thị trường. Cạnh đó cần xây dựng các cơ sở bảo quản, trang bị các phương tiện vận tải chuyên dùng hiện đại. Xu hướng nâng cao chất lượng sản phẩm gắn bó với nhu cầu thị trường, trong đó ưu tiên cho thị trường chủ yếu. Nghiên cứu thị hiếu, tập quán tiêu dùng và yêu cầu chất lượng của thị trường để trang bị máy móc thiết bị cho phù hợp.

97 3.2.3.Tìm kiếm thị trường ổn định và vững chắc:

Nông sản hàng hoá tham gia thị trường ương nước của Tây Ninh giai đoạn 2000- 2010 gồm: gạo, tinh bột mì, trái cây, đường, thuốc lá, đậu phông, bò thịt, gia cầm, cá nước ngọt, trứng gia cầm...Cân đối nhu cầu tiêu thụ LTTP đến 2010 Việt Nam có lương thực quy thóc đạt 38 triệu tấn/năm, rau 10-11 triệu tấn/năm, trái cây 5-6 triệu tấn/năm, thịt xô 2,5-3 triệu tấn/năm, đường 1-2 triệu tấn/năm, trứng 250-300 triệu quả/năm. Cân đối tổng thể cung cầu sản phẩm còn dư là những hàng hóa dùng để xuất khẩu.

Năm 2000 để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng Việt Nam nhập 15.000 tấn thịt bò, 2 triệu tấn bắp, đến năm 2010 nhập 4-5 triệu tấn bắp để chế biến thức ăn gia súc, 1500- 2.000 tấn đậu nành, 82.000 đến 100.000 tấn bông...Do đó, Bộ Nông nghiệp-Phát triển Nông thôn đã đưa ra chiến lược sản xuất nông sản để thay thế nhập khẩu.

Với Tây Ninh, qua so sánh lợi thế về giá thành, sản lượng và chất lượng hàng hoa, tác giả thấy có mãng cầu, thịt bò, thủy sản nước ngọt luôn bán được giá trong 25 năm qua. Tây Ninh có lợi thế lớn là có thể chủ động rải vụ thu hoạch nông sản quanh năm, chẳng hạn mãng cầu ở Tây Ninh đã xử lý 2 vụ/năm vào tháng 1 tháng 7, do đó có thể chiếm lĩnh thị trường trong nước, đặc biệt là các tỉnh phía nam.

Ngoài ra, các sản phẩm khác như thịt bò, cá nước ngọt, rau, khoai mì, mía đường của Tây Ninh chủ yếu tiêu thụ ở Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai. Hiện nay, các tình đang nhập giống bò sữa từ Ôtrâylia, Hoa Kỳ nhưng giá cao và thời gian nuôi thử nghiệm đến 18 tháng, nên lai tạo giống bò sữa trong nước vẫn là hướng đi chính. Ở Tây Ninh, đàn bò lai sind chiếm tỷ lệ lớn, thuộc loai tốt nên đây là cơ hội để xuất khẩu sang các tính khác.

Trong chiến lược xuất khẩu nông sản của Tây Ninh, đã chủ động tìm sang một số thị trường mới: Trung Quốc, Tây Âu, châu Phi, Bắc Mỹ gồm các loại nông sản như sau:

-Khoai mì: Theo FAO, 13 nước sản xuất khoai mì nhiều nhất trên thế giới cố diện tích 12,4 triệu ha, sản lượng 133,24 triệu tấn/năm, năng suất 10,7 tấn/ha. Quốc gia sản xuất nhiều nhất là Nigeria (30,41 triệu tấn), thứ nhì là Brazin (19,81 triệu tấn),

98

Việt Nam xếp thứ 12 với sản lượng 2,8 triệu tấn. Do mục tiêu sử dụng khoai mì khác nhau nên việc xuất khẩu khoai mì chỉ tập trung ở một số nước ở châu Á, EU.

Trong Hội nghị khoai mì của Bộ Nông nghiệp-Phát triển Nông thôn ngày 2/10/2000, lãnh đạo Bộ và các nhà sản xuất kinh doanh cho biết triển vọng thị trường xuất khẩu khoai mì rộng mở với giá hấp dẫn, chưa kể thị trường trong nước tăng mạnh. Tây Ninh với lợi thế có vùng sản xuất khoai mì tập trung, năng suất cao, công nghệ chế biến hiện đại, xuất khẩu năm 2005 đạt 41.529 tấn, đủ sức cạnh tranh với các vùng sản xuất khoai mì trong nước và đủ sức vươn ra thị trường thế giới.

Cao su: Mức sản lượng hàng năm trên thế giới dao động từ 6-6,4 triệu tấn. Châu Á là khu vực sản xuất cao su lớn nhất thế giới (4,8 triệu tấn, chiếm 89%), trong đó Thái lan 2,3 triệu tấn, Indonesia 1,6 triệu tấn, Malaysia 1,1 triệu tấn. Thị trường cao su xuất khẩu chỉ 4-4,3 triệu tấn/năm, lớn nhất là London, Singapore, Tokyo chiếm 4/5 khối lượng cao su trao đổi. Việt Nam sản xuất năm 2005 là 400,1 ngìn tấn, Tây Ninh xuất khẩu 26.672 tấn chủ yếu bán tiểu ngạch cho Trung Quốc và một số nước châu Á.

Tổ chức Glasgoxv (Scotland) dự báo rằng trong những năm đầu thế kỹ XXI thị trường cao su thế giới biến động mạnh với xu hướng giá sẽ tăng gấp đôi trước đây.

Tây Ninh với sản lượng cao su là 40.594 tấn vào năm 2005, với sự hoàn thiện của các nhà máy chế biến, sự gia tăng diện tích cây cao su nhanh chóng hoàn toàn có khả năng tham gia vào thị trường xuất khẩu ngày một mạnh hơn.

-Hồ tiêu: Trên thế giới, các quốc gia xuất khẩu hồ tiêu không nhiều, vì thế thị trường hồ tiêu trên thế giới là rất lớn. Nhưng trong thực tế đây là mặt hàng có độ rủi ro nhất về giá. Năm 1990 giá hạt tiêu chỉ 1.100 USD/tấn, năm 1998 lên đến 4.950 USD/tấn, nhưng năm 2001 chỉ còn 1.500 USD/tấn. Việt Nam đã vươn lên hàng đầu thế giới về xuất khẩu hồ tiêu, năm 2000 xuất khẩu 36,4 ngìn tấn, năm 2004 đạt 111,9 ngần tấn. Hồ tiêu Việt Nam xuất khẩu đến 30 nước trên thế giới với thị trường chủ yếu là Singapore, Trung Quốc, Đức, Ấn Độ, Hàn Quốc. Năm 2004, Tây Ninh xuất khẩu được 1.794 tấn.

-Điều: Giá hạt điều và nhân hạt điều từ năm 1990 đến 2005 liên tục tăng, nhưng cũng có những biến động lớn. Năm 1992 giá cao nhất và đạt 6.138 USD/tấn, nhưng năm 2001 chỉ có 3.200 USD/tấn. Nhân hạt điều chủ yếu tiêu thụ ở Mỹ, Trung Quốc,

99

EU, mức dao động 3.500-4.000 USD/tấn, dự báo từ nay đến 2010 giá hạt điều sẽ tăng lên 4.500 USD/tấn.

Việt Nam trở thành quốc gia xuất khẩu hạt điều lớn thứ hai trên thế giới sau Ân Độ. Hạt điều chủ yếu được cung cấp từ các tỉnh Nam Trung bộ và nhất là Đông Nam bộ, riêng Tây Ninh năm 2005 tham gia xuất khẩu 5.100 tấn. Những năm gần đây, thị trường sản xuất nhân điều qua chế biến cung không đủ cầu nên Việt Nam phải nhập từ 30.000-40.000 tấn hạt để duy trì hoạt động của các nhà máy chế biến.

-Lạc: Theo Oilseeds WM-T (Jan, 2002), liên tục 2 vụ lạc năm 2000 và 2001 của các nước đứng đầu thế giới về sản xuất lạc là Trung Quốc (8,8 triệu tấn), Ấn Độ (4,38 triệu tấn) và Hoa Kỳ (1,33 triệu tấn) đều được mùa. Tọng sản lượng lạc tăng lên 22,32 triệu tấn/năm trong khi mức tiêu thụ chỉ có 22,18 triệu tấn/năm nên xuất khẩu tăng không đáng kể, do đó giá tiêu thụ có xu hướng giảm.

Riêng Việt Nam, xuất khẩu nhân lạc năm 2000 đạt 78.200 tấn và khó kiếm thị trường. Tây Ninh xuất khẩu chủ yếu qua Campuchia, Thành phố Hồ Chí Minh với tỷ trọng thấp, do vậy, nghiên cứu thị trường cho lạc và có chính sách hỗ trợ sản xuất là vấn đề cần thiết.

-Rau quả: Với lợi thế về khí hậu, đất đai phù hợp với nhiều loại rau quả đem lại thu nhập cao nên được nông dân chú ý phát triển. Cho đến nay diện tích cây ăn quả cả nước là 747,8 ngần ha, sản lượng trên 6 triệu tấn, diện tích rau 658.000 ha, sản lượng 8 triệu tấn. Xuất khẩu rau quả năm 2001 đạt 250 triệu USD, năm 2004 đạt 291 triệu USD. Để rau quả trơ thành ngành sản xuất quan trọng Chính phủ đã phê duyệt đề án phát triển rau quả đến năm 2010 với mục tiêu xuất khẩu 1 tỷ USD.

Với Tây Ninh, loại cây hiện đang tham gia xuất khẩu là mãng cầu xuất sang Canada khoảng 60 tấn/năm qua các doanh nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh. Tây Ninh cần khẳng định thương hiệu cho ứái mãng cầu và xúc tiến các hoạt động thương mại, gia tăng xuất khẩu nhằm khẳng định trên thị trường thế giới. Đối với rau, cần liên kết với các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu tại Thành phố Hồ Chí Minh để gia tăng sản lượng.

Tóm lại, vấn đề tìm kiếm thị trường, xác định các loại nông sản đủ sức cạnh

100

tranh là việc làm rất cần thiết. Những năm đầu của thế kỷ XXI, sản phẩm nông nghiệp đang ở trong tình trạng cung lớn hơn cầu, do những thành quả của khoa học-công nghệ mới, đồng thời 1/5 dân số thế giới có khả năng thanh toán thấp. Do đó, để xuất khẩu nông sản phát triển nhanh cần phải tranh thủ mọi lợi thế cạnh tranh một cách có hiệu quả.

3.2.4.Xây dựng mô hình sản xuất hàng hóa:

3.2.4.1.Phương pháp tiếp cận:

3.2.4.1.1.Theo phương diện các chủ thể sản xuất:

Thời kỳ quản lý kinh tế theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung nước ta có 2 loại hình xí nghiệp nông nghiệp chủ yếu là HTX và xí nghiệp quốc doanh (nông trường, lâm trường, trạm trại quốc doanh, xí nghiệp chế biến). Qua quá trình vận động và phát triển Nhà nước ta thừa nhận kinh tế hộ gia đình là đơn vị cơ bản. Nay phát triển kinh tế trang trại, HTX kiểu mới. Các hình thức kinh tế hợp tác mới trong nông nghiệp đã hình thành. Tuy nhiên, các hình thức kinh tế mới không phủ nhận vai trò đơn vị kinh tế cơ bản của hộ gia đình. Trái lại, kinh tế hợp tác tôn trọng hỗ trợ và giúp đỡ tạo điều kiện phát triển kinh tế hộ gia đình.

Các xí nghiệp quốc doanh trong nông nghiệp đã thay đổi hình thức quản lý, đăng ký và thành lập các doanh nghiệp nông nghiệp về nông nghiệp. Các doanh nghiệp nông nghiệp chuyển đổi hoàn toàn về nội dung và hình thức quản lý. Doanh nghiệp chỉ nắm những khâu chủ chốt như nắm dây chuyền chế biến, dịch vụ kỹ thuật và tiêu thụ sản phẩm.

Thực hiện nền kinh tế mở, SXNN ở Tây Ninh đã thu hút đầu tư nước ngoài thành lập các liên doanh, đặc biệt là các liên doanh sản xuất mía đường, chế biến mủ cao su...

Từ cách nhìn đó, chủ thể sản xuất chính của nền nông nghiệp là các hộ gia đình, các trang trại, các HTX, doanh nghiệp nhà nước và các liên doanh với nước ngoài.

3.2.4.1.2.Tiếp cận theo phương diện KT-XH và lịch sử:

Sản xuất hàng hóa đòi hỏi phải tích tụ và tập trung sản xuất quy mô lớn. Tuy nhiên sản xuất hộ gia đình ở Tây Ninh còn quá nhỏ (bình quân diện tích 0,268

101

ha/người). Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tây Ninh diện tích đất nông nghiệp bình quân 2,75 ha/trang trại, lớn nhất đạt gần 100 ha/trang trại, nhỏ nhất chỉ có 1,8 ha/trang trại. Trong những năm tới quy mô có thể lớn do tích tụ đất đai.

Tuy nhiên, dưới góc độ lịch sử phát triển KT-XH của nước ta mặc dù đã trải qua các chế độ xã hội và phương thức quản lý khác nhau nhưng truyền thống lịch sử qua các thời kỳ đều thể hiện sự phát triển kinh tế nông thôn gắn với sự phát triển của làng xã. Đó là sản xuất chuyên môn hóa kết hợp với đa dạng hóa, đặc biệt là phát triển tiểu thủ công nghiệp.

Như vậy, để phát triển NNHH ở Tây Ninh cần thiết lập và xây dựng các khu vực sản xuất chuyên môn hóa. Sản xuất nông sản hàng hóa và chế biến đi lên trong sự liên kết của các hộ gia đình và các trang trại. Các khu vực sản xuất chuyên môn hóa sẽ thể hiện bản sắc kinh tế, văn hóa dân tộc của nông thôn Việt Nam

Tóm lại, với 2 phương thức tiếp cận như trên, mô hình sản xuất NNHH của Tây Ninh là mô hình của 2 chủ thể sản xuất chính: hộ gia đình, trang trại. Sản xuất, chế biến nông sản hàng hóa của các chủ thể gắn bó trong các hộ, các chủ thể sản xuất, sản xuất chuyên môn hóa kết hợp đa dạng hóa tùy đặc điểm sinh thái từng tiểu vùng.

3.2.4.2.Mô hình doanh nghiệp nông nghiệp nhà nước:

Mô hình doanh nghiệp nông nghiệp nhà nước trong tương lai sẽ là trung tâm KHKT, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Doanh nghiệp quan hệ với các hộ gia đình và các trang trại thông qua hợp đồng dịch vụ kỹ thuật, ứng trước vốn cho sản xuất nguyên liệu và thu mua nông sản đưa vào chế biến. Bằng các máy móc dây chuyền công nghệ tiên tiến chế biến ra các sản phẩm có chất lượng đáp ứng cho nhu cầu thị trường.

Phát triển nông nghiệp SXHH điều hết sức cần thiết là xây dựng các cơ sở chế biến và bảo quản. Thị trường nông sản thế giới hiện nay là thị trường thống nhất, muốn các sản phẩm hàng hóa cạnh tranh được trên thị trường nhất thiết phải đảm bảo chất lượng cao hợp thị hiếu người tiêu dùng. Điều đó chỉ có được qua thực hiện các công nghệ chế biến hiện đại. Sản phẩm nông nghiệp có tính thời vụ cao, nông sản tươi sống khó bảo quản vận chuyển. Kỹ thuật nông nghiệp đã giải quyết một phần để hạn

Một phần của tài liệu CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU NÔNG NGHIỆP TÂY NINH THEO HƯỚNG SẢN XUẤT HÀNG HÓA (Trang 94 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)