CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN 3.1.QUAN ĐIỂM VÀ PHƯƠNG HƯỚNG CHUNG
3.1.2. ĐỔI MỚI CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG THÔN VÀ PHƯƠNG HƯỚNG
PHÁT TRIỂN NNHH:
3.1.2.1.Đổi mới cơ cấu kinh tế nông thôn:
CCKT là tổng thể các mối quan hệ tỷ lệ về số lượng và chất lượng tương đối ổn định của các bộ phận kinh tế trong điều kiện thời gian và không gian nhất định tạo nên tổng thể của nền kinh tế. Đặc trưng cơ bản:
-CCKT mang tính khách quan, được hình thành và biến đổi do sự phát triển của quá trình sản xuất và phân công lao động xã hội.
-CCKT mang tính lịch sử (gắn với thời gian và không gian nhất định).
-CCKT có tính cân đối, đồng bộ. Tuy nhiên sự đồng bộ đó mang tính tương đối, luôn luôn vận động và biến đổi để tạo nên thế cân đối mới.
Nghiên cứu chuyển dịch CCKT về bản chất là nghiên cứu sự phát triển kinh tế và phải được xem xét trên các khía cạnh: cơ cấu theo ngành, cơ cấu theo lãnh thổ, cơ cấu theo thành phần kinh tế.
Nông nghiệp (theo nghĩa rộng) là tổng hợp các ngành kỹ thuật-kinh tế cụ thể trong các lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp. Các phân ngành trong lĩnh vực nông nghiệp kết hợp một cách hữu cơ với nhau theo những tỷ lệ nhất định hình thành nên cơ cấu SXNN.
Từ đặc điểm KT-XH, tiềm năng của các tiểu vùng, những tiền đề mới đã xuất hiện tạo khả năng chuyển đổi CCKT nông thôn ở các tiểu vùng ở Tây Ninh bằng cách đặt trọng tâm vào công nghiệp chế biến nông sản. Các ngành chế biến chủ yếu là: cao su, mía đường, khoai mì...
Phương hướng phát triển ngành chế biến là tiếp thu công nghệ tiên tiến với thiết bị hiện đại và đa dạng hóa về quy mô.
Tiểu thủ công nghiệp: phát triển trên cơ sở củng cố các làng nghề truyền thống và xây dựng làng nghề với một số ngành mới hình thành.
Tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp chế biến, sơ chế sản phẩm phải hướng vào việc thúc đẩy phát triển NNHH, tạo điều kiện sản xuất, chế biến ra những sản phẩm có
90 chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường.
Phát triển NNHH ở Tây Ninh phải được đặt trong quá trình chuyển đổi CCKT của tỉnh. Nó là một bộ phận của nền kinh tế đang vận động và phát triển.
3.1.2.2.Phương hướng:
3.1.2.2.1.Phương hướng chung:
Phát huy vai trò, vị trí của nông nghiệp trong nền kinh tế quốc dân, định hướng phát triển nền nông nghiệp Việt Nam từ năm 2000 đến 2010 là "Nhanh chóng xây dựng một nền nông nghiệp Việt Nam theo hướng sinh thái bền vững, nông nghiệp sạch và chất lượng cao, kết hợp nông nghiệp-lâm nghiệp và công nghiệp chế biến, thực hiện đa canh, đa dạng hóa sản phẩm, từng bước công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tăng nhanh nông sản hàng hóa, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trong nước với nhu cầu ngày càng cao và xuất khẩu đạt hiệu quả cao, nâng cao đời sống nông dân, xây dựng nông thôn mới". (Dự thảo báo cáo định hướng kế hoạch phát triển nông nghiệp và công nghiệp chế biến năm 1990-2000-BỘ NN&CNTP).
Phương hướng đến năm 2010 của Tây Ninh là "Tiếp tục chuyển đổi mạnh CCKT nông nghiệp để đáp ứng nhu cầu công nghiệp chế biến và xuất khẩu với cơ cấu cây trồng, vật nuôi có hiệu quả cao, bảo đảm MTST ổn định các vùng chuyên canh, chuyển diện tích lúa năng suất thấp sang trồng cây công nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Tăng cường công tác nghiên cứu và ứng dụng khoa học-công nghệ vào SXNN, hướng tới một nền nông nghiệp chất lượng cao, chú trọng phát triển kinh tế hợp tác, kinh tế trang trại trong nông nghiệp". [27]
Một số mục tiêu chủ yếu:
Tổng sản phẩm (GDP) tăng bình quân hàng năm: 15,5-16%. GDP bình quân đầu người đạt 1.050-1100 ƯSD.
Phấn đấu cho đến 2010, giá trị sản xuất nông-lâm-ngư nghiệp đạt 5.749 tỷ đồng, tăng bình quân 5,5-6%/năm.
3.1.2 2.2.Phương hướng cụ thể:
3.1.2.2.2.1.Giải quyết vấn đề lương thực cho Tây Ninh:
91
Theo dự báo dân số và quy hoạch tổng thể KTXH Tây Ninh, đến năm 2005 dân số là 1,03 triệu người, đến năm 2010 là 1,144 triệu người.
SXNN là loai hình kinh tế đặc thù, người sản xuất đồng thời cũng là một trong các đối tượng tiêu thụ sản phẩm. Trong các mục tiêu của nông nghiệp là phải thỏa mãn ngày càng tốt hơn trước hết cho nhu cầu LTTP của người dân tại chỗ. Theo định mức tiêu dùng LTTP với thể trạng người Việt Nam đảm bảo năng lượng 2.500-2.700 Kcalo/ngày đủ điều kiện tái sản xuất sức lao động, tác giả dự báo nhu cầu LTTP cho dân số tại chỗ như sau:
Do ở Tây Ninh đang mở rộng hoạt động du lịch (khu du lịch Núi Ba, Toà thánh Cao Đài và các lễ hội, khu di tích Trung ương cục Miền Nam, vườn Quốc gia Lò Gò- Sa Mát). Dự kiến số du khách có lưu trú năm 2005: 85.000 lượt khách, năm 2010 số
92
khách có lưu trú khoảng 125.000 lượt khách. Từ đó tính được số lượng LTTP phụ vụ du lịch như sau:
Như vậy, trong l0 loại LTTP ngành nông nghiệp Tây Ninh hoàn toàn có khả năng cung ứng đủ về số lượng gạo, thịt, trứng, đường, trái cây, rau, đậu. Các loại còn thiếu là tôm cá, nếu phát triển mạnh ngành thủy sản có thể cung cấp được 80-90% nhu cầu, còn dầu ăn và nước chấm phải nhập từ các địa phương khác. Sau khi cân đối nông nghiệp Tây Ninh còn một lượng hàng hoa đáng kể để tham gia thị trường trong nước và xuất khẩu.
3.1.2.2.2.2.Phương hướng phát triển một số loại nông sản hàng hoá:
Ngành trồng trọt:
Cây lúa: 142.100 ha, sản lượng 580.210 tấn.
Cao su: 42.000 ha, sản lượng 46.594 tấn mủ khô.
Cây mía: 43.000 ha, năng suất bình quân 75 tấn/ha, sản lượng 3 triệu tấn mía cây.
Đậu phộng: 30.000 ha, sản lượng 90.000 tấn.
Khoai mì: 25.000 ha, sản lượng 625.000 tấn.
Cây ăn quả: 22.440 ha, riêng mãng cầu từ 5.000 đến 6.000 ha.
Cây điều: 5.500 ha, sản lượng 6.580 tấn.
Thuốc lá: 8.000 ha, sản lượng 16.000 tấn.
93
về chăn nuôi: Phấn đấu đưa tỷ trọng chăn nuôi chiếm trên 12% trong giá trị SXNN. Phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung ở các trang trại bảo đảm an toàn về dịch bệnh, phát triển công nghiệp chế biến và tìm thị trường tiêu thụ ổn định.
Định hướng quy mô đàn gia súc, gia cầm như sau:
Đàn bò: 15000 con, chú ý quan tâm dự án phát triển đàn bò sữa.
Đàn trâu: 60.000 con.
Đàn heo: 250.000 con, trong đó heo sinh sản 40.000 con.
Đàn gia cầm 3,5 triệu con.
Thủy sản: phát triển ngành thủy sản một cách toàn diện, từng bước trở thành ngành sản xuất quan trọng trong kinh tế nông thôn, bao gồm cả khai thác, nuôi trồng và dịch vụ thủy sản. Trong đó nuôi trồng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị sản xuất ngành thủy sản, đồng thời thực hiện tốt việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
Đa dạng hóa các loại hình nuôi thủy sản và chủng loại phù hợp với từng thủy vực. Song, cần chú ý bảo vệ môi trường. Áp dụng kỹ thuật mới vào sản xuất thủy sản để vừa tăng năng suất, đảm bảo chất lượng, vừa giảm giá thành vừa đáp ứng yêu cầu của thị trường.
Các loại thủy sản cần nuôi: cá điêu hồng, tai tượng, cá lóc đen, cá rô đồng, cá trê, cá tra, tôm càng xanh, ba ba, lươn, ếch, cá sấu.
Sản lượng thủy sản phải đảm bảo đến năm 2010 đạt 12.275 tấn, trong đó sản phẩm nuôi đạt 83,18%. Tổng giá trị thủy sản năm 2010 đạt 100,5 tỷ đồng, trong đó nuôi trồng 52,5 tỷ, khai thác 27,5 tỷ, dịch vụ thủy sản 20,5 tỷ đồng và tạo việc làm thường xuyên cho 3.150 lao động.
Lâm nghiệp: Sử dụng hợp lý, hiệu quả quỹ đất dành cho lâm nghiệp, tập trung bảo vệ vốn rừng, khoanh nuôi rừng tái sinh, đẩy mạnh trồng rừng tập trung và cây phân tán, đảm bảo độ che phủ đạt trên 40%. Tăng cường vấn đề giao đất, giao rừng cho hộ nông dân.
Chỉ tiêu cụ thể: Bảo vệ rừng Tây Ninh hiện có 41.462 ha, nuôi dưỡng chăm sóc rừng trồng 2.360 ha, khoanh nuôi tái sinh rừng 624 ha, trồng mới 575 ha, trồng phân
94
tán 3,3 triệu cây. Tạo việc làm ổn định cho 5.490 lao động, thu hút 2.230 hộ tham gia bảo vệ rừng, đảm bảo đời sống cho 8.920 nhân khẩu, đồng thời góp phần xây dựng, củng cố an ninh quốc phòng trên toàn tuyến biên giới, gìn giữ chủ quyền quốc gia.