I/
MỤC TIÊU
- Ôn tập, củng cố lại kiến thức về âm thanh
- Luyện tập cách vận dụng kiến thức về âm thanh vào cuộc sống - Hệ thống hoá lại kiến thức của chương I và II
II/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
HS chuẩn bị đề cương ôn tập dựa theo phần tự kiểm tra III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Trợ giúp của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Tổ chức ( 10 phút )
- Tổ chức cho HS kiểm tra chéo phần tự kiểm tra trong nhóm
- Yêu cầu kiểm tra đủ ( chưa cần kiểm tra nội dung phần tự kiểm tra ) Hoạt động 2: Lần lượt HS phát biểu phần tự kiểm tra ( 10 phút )
- Mỗi câu yêu cầu HS trả lời , các HS trong lớp nhận xét , Gv sửa sai cho HS chốt lại
44
Hoạt động 3: Vận dụng ( 10 phút )
- Câu 1, 2, 3 yêu cầu mỗi câu thời gian chuẩn bị 1 phút
- Câu 4: Để HS thảo luận theo các gợi ý :
+ Cấu tạo cơ bản của mũ nhà du hành ?
+ Tại sao 2 nhà du hành không nói chuyện trực tiếp được ?
+ Khi chạm mũ thì nói chuyện được . vậy âm truyền qua môi trường nào ? - Câu 5: Phải yêu cầu HS trả lời được là ngõ nào mới có âm thanh được phản xạ nhiều lần và kéo dài tạo ra tiếng vang.
- Câu 7: Yêu cầu HS xây dựng được các biện pháp chống tiếng ồn , giải thích được tại sao lại sử dụng biện pháp đó ?
- Mỗi câu 2 HS trả lời phần chuẩn bị của mình.
- Thảo luận. Ghi vở
- HS thảo luận ghi vở : Trong mũ có không khí . Do đó âm truyền qua không khí , qua mũ đến tai
- HS trả lời : Ngõ dài
- HS đưa ra biện pháp của mình . Thảo luận biện pháp đó thực thi thì ghi vở
Hoạt động 4: Trò chơi ô chữ ( 7 phút )
- Yêu cầu 1 HS lên dẫn chương trình cho các em chơi và điền ngay vào vở bài tập
Hoạt động 5: Củng cố ( 8 phút )
HS trả lời các câu hỏi sau, thảo luận đúng ghi vở 1- Đặc điểm chung của nguồn âm ?
2- Âm bổng, âm trầm phụ thuộc vào yếu tố nào ?
3- Độ to của âm phụ thuộc yếu tố nào ? Đơn vị độ to của âm ? Giới hạn độ to của âm không ảnh hưởng đến sức khoẻ mà vẫn nghe thấy tốt ?
4- Âm truyền qua môi trường nào ? Trong môi trường nào âm truyền tốt ? 5- Âm phản xạ là gì ? Khi nào nghe được tiếng vang của âm ? Vật nào phản xạ âm tốt , vật nào phản xạ âm kém ?
6- Nêu các phương pháp chống ô nhiễm tiếng ồn ?
45
Ngày soạn ………..
Ngày dạy ……….
Chương 3: ĐIỆN HỌC
Tiết 19: SỰ NHIỄM ĐIỆN DO CỌ XÁT I/
MỤC TIÊU 1- Kiến thức:
- HS mô tả được 1 hiện tượng hoặc 1 thí nghiệm chứng tỏ vật bị nhiễm điện do cọ xát
- Giải thích được 1 số hiện tượng nhiễm điện do cọ xát trong thực tế ( Chỉ ra các vật nào cọ xát với nhau và biểu hiện của sự nhiễm điện )
2- Kỹ năng:
Làm thí nghiệm nhiễm điện cho vật bằng cách cọ xát
3- Thái độ:
Yêu thích môn học , ham hiểu biết , khám phá thế giới xung quanh II/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
Mỗi nhóm HS:
- 1 thức nhựa , 1 thanh thuỷ tinh hữu cơ, 1 mảnh ni lông kích thước 130 mm x 250 mm
- 1 quả cầu nhựa xốp có xuyên sợi chỉ , 1 giá treo
- 1 mảnh len, 1 mảnh dạ, 1 mảnh lụa kích thước 150 mm x 150 mm - 1 số mảnh giấy vụn
- 1 mảnh tôn kích thước 80 mm x 80 mm, 1 mảnh nhựa kích thước 130 mm x 180 mm
- 1 bút thử điện thông mạch hoặc bóng đèn nêon của bút thử điện - Gv phô tô bảng ghi kết quả thí nghiệm cho các nhóm
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Trợ giúp của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập ( 7 phút )
- Gv gọi 2 HS mô tả hiện tượng trong ảnh đầu chương 3, nêu thêm các hiện tượng khác
- Gv gọi HS đọc mục tiêu của chương 3
- Để tìm hiểu các loại điện tích , trước hết ta tìm hiểu một trong cách nhiễm điện cho các vật là “ Nhiễm điện do cọ xát”
- Vào những ngày hanh khô khi cởi áo bằng len dạ em đã từng thấy hiện tượng gì ?
- Gv thông báo hiện tượng tương tự xảy ra ngoài tự nhiên là hiện tượng sấm sét và đó là hiện tượng nhiễm điện do cọ xát .
- HS quan sát tranh vẽ / 47 Sgk nêu ví dụ khác
- HS đọc Sgk / 47 nêu được những mục tiêu cần đạt được của chương
- HS: Khi cởi áo len , dạ trong bóng tối thấy tia chớp sáng li ti và tiếng nổ lách tách
46
Hoạt động 2: Vật nhiễm điện ( 15 phút ) - Yêu cầu HS đọc thí nghiệm 1 nêu các
dụng cụ thí nghiệm và các bước tiến hành thí nghiệm
- Gv lưu ý HS trước khi cọ xát các vật phải kiểm tra đưa thước nhựa , mảnh ni lông, thanh thuỷ tinh lại gần giấy vụn quả cầu xốp để kiểm tra xem đã có hiện tượng gì xảy ra chưa?
- Khi HS tiến hành thí nghiệm , Gv nhắc nhở HS các nhóm lưu ý cách cọ xát các vật ( cọ xát mạnh nhiều lần theo một chiều ) sau đó đưa lại gần các vật kiểm tra để phát hiện hiện tượng xảy ra rồi ghi kết quả vào bảng kết quả thí nghiệm 1
- Từ bảng kết quả thí nghiệm HS các nhóm thảo luận , lựa chọn cụm từ thích hợp để điền vào chỗ trống cho phù hợp.
- Gv hướng dẫn HS thảo luận để đưa ra kết luận đúng ghi vở
- Vì sao nhiều vật sau khi cọ xát lại có thể hút các vật khác ?
- Gv hướng dẫn HS kiểm tra với các phương án HS nêu ra ví dụ như: do vật bị cọ xát nóng lên hay vật sau khi cọ xát có tính chất giống nam châm … - Gv hướng dẫn HS tiến hành thí nghiệm 2 . Lưu ý HS kiểm tra mảnh tôn trước khi đặt vào mảnh nhựa xem bóng đèn bút thử điện thông mạch có sáng không ? Lưu ý cách cầm mảnh dạ cọ xát nhựa, thả mảnh tôn vào mảnh nhựa để cách điện với tay
- Gv kiểm tra việc tiến hành thí nghiệm của một số nhóm , nếu hiện tượng xảy ra chưa đạt phải giải thích cho HS nguyên nhân
- Gv có thể làm lại thí nghiệm cho HS quan sát lại hiện tượng để hoàn thành kết luận 2 ghi vở .
- Gv thông báo các vật bị cọ xát có khả
I- Vật nhiễm điện:
Thí nghiệm 1:
- HS đọc thí nghiệm 1 trong Sgk , nêu được các dụng cụ và cách tiến hành thí nghiệm .
- Tiến hành thí nghiệm theo nhóm , mỗi HS trong nhóm đều phải tiến hành thí nghiệm với ít nhất một vật , ghi kết quả vào bảng kết quả thí nghiệm 1
- Tham gia thảo luận trong nhóm , chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong kết luận
Kết luận 1: Nhiều vật sau khi bị cọ xát có khả năng hút các vật khác
Thí nghiệm 2:
- HS suy nghĩ , nêu phương án trả lời và cách làm thí nghiệm kiểm tra
- HS tiến hành thí nghiệm 2 theo nhóm . Chú ý quan sát hiện tượng xảy ra , thấy được bóng đèn của bút thử điện sáng
- HS hoàn thành kết luận 2, thảo luận trên lớp , ghi kết luận đúng vào vở Kết luận 2: Nhiều vật khi bị cọ xát có khả năng làm sáng bóng đèn
47
năng hút các vật khác hoặc có thể làm sáng bóng đèn của bút thử điện . Các vật đó được gọi là các vật nhiễm điện hay các vật mang điện tích
Hoạt động 3: Vận dụng - Củng cố - Hướng dẫn về nhà ( 8 phút ) - Gv tổ chức cho HS hoạt động nhóm
thảo luận câu C1, C2, C3. Gv chốt lại câu trả lời đúng để HS hoàn thành câu trả lời vào vở
- Khi HS trả lời Gv lưu ý sửa chữa cho HS cách sử dụng thuật ngữ chính xác
- Qua bài học hôm nay các em cần ghi nhớ điều gì ?
- Cho HS đọc phần “ Có thể em chưa biết”
II- Vận dụng :
- Thảo luận nhóm câu trả lời C1, C2, C3
- Tham gia nhận xét cấu trả lời của các nhóm trên lớp , sửa chữa nếu sai . Yêu cầu :
Câu C1: Lược và tóc cọ xát lược tóc đều nhiễm điện lược nhựa hút kéo tóc thẳng ra
Câu C2:
- Khi thổi luồng gió làm bụi bay
- Cánh quạt quay cọ xát với không khí
cánh quạt bị nhiễm điện cánh quạt hút các hạt bụi ở gần nó . Mép quạt cọ xát nhiều nên nhiễm điện nhiều nhất mép quạt hút bụi mạnh nhất , bụi bám nhiều nhất
Câu C3: Gương , kính màu ti vi cọ xát với khăn lau khô nhiễm điện vì thế chúng hút bụi vải ở gần
- HS thuộc phần ghi nhớ ngay tại lớp - HS đọc phần “ Có thể em chưa biết”
IV-Hướng dẫn về nhà ( 2 phút ) : - Học thuộc phần ghi nhớ .
- Làm bài tập 17.1, 17.2, 17.3 / 18 SBT
- Bài 17.1, 17.3 khi làm thí nghiệm lưu ý các vật làm nhiễm điện phải sạch, khô
Ngày soạn ………
Ngày dạy ……….
48
Tiết 20: