DÒNG ĐIỆN TRONG KIM LOẠI

Một phần của tài liệu rwvgxcjhjrt (Trang 56 - 62)

I/

MỤC TIÊU 1- Kiến thức:

- Nhận biết trên thực tế vật liệu dẫn điện là vật cho dòng điện đi qua, vật cách điện là vật không cho dòng điện đi qua

- Kể tên được một số vật liệu dẫn điện và vật cách điện thường dùng - biết được dòng điện trong kim loại là dòng các êlêctrôn tự do dịch chuyển có hướng

2- Kỹ năng:

- Mắc mạch điện đơn giản

- Làm thí nghiệm xác định vật dẫn điện, vật cách điện

3- Thái độ:

Có thái quen sử dụng điện an toàn

II/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH Cả lớp :

Bảng ghi kết quả thí nghiệm của các nhóm trên giấy A0 : Hãy đánh dấu (X) cho vật dẫn điện; (O) cho vật cách điện vào bảng sau:

Nhóm

Tên vật Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4 Nhóm 5 Nhóm 6 1- Dây đồng

2- Vỏ nhựa 3- Chén sứ 4- Ruột bút chì 5- Vỏ cao su

Mỗi nhóm học sinh :

- 1 bóng đèn đui ngạnh và đui xoáy được nối với đoạn dây và phích cắm có bọc cách điện

- 2 pin , 1 bóng đèn pin, 1 công tắc, 5 đoạn dây dẫn có mỏ kẹp

- 1 số vật cần xác định xem là vật dẫn điện hay cách điện : 1 đoạn dây đồng , 1 đoạn dây thép, 1 đoạn vỏ nhựa , 1 đoạn đũa thuỷ tinh

III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

Trợ giúp của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Kiểm tra - Tổ chức tình huống học tập

1- Kiểm tra bài cũ :

- Gv đưa ra một mạch điện hở gồm 2 pin , một khoá K, một bóng đèn và dây dẫn ( mạch hở do 2 đầu dây dẫn là 2

- 1 HS lên bảng trả lời Yêu cầu nêu được :

+ Chưa có dòng điện trong mạch vì

56

mỏ kẹp không nối với nhau). Hỏi:

+ Trong mạch điện đã cho có dòng điện chạy qua không ?

+ Muốn có dòng điện chạy trong mạch em phải kiểm tra và mắc lại mạch điện như thế nào ?

+ Dấu hiệu nào giúp em nhận biết có dòng điện trong mạch ?

2- Tổ chức tình huống học tập:

Nếu giữa hai mỏ kẹp tôi nối với một đoạn dây đồng thì trong mạch điện có dòng điện không ?

Nếu giữa hai mỏ kẹp tôi nối với một đoạn vỏ nhựa thì trong mạch điện có dòng điện không ?

Dây đồng là vật dẫn điện, vỏ nhựa là vật cách điện . Vậy vật dẫn điện là gì?

Vật cách điện là gì ? Bài học hôm nay giúp ta trả lời

đèn chưa sáng

+ HS mắc lại mạch điện nối 2 mỏ kẹp với nhau

+ Đèn sáng  có dòng điện chạy trong mạch

- HS có thể nêu được có dòng điện chạy trong mạch

- HS có thể nêu được không có dòng điện chạy trong mạch

Hoạt động 2: Chất dẫn điện và chất cách điện (20’)

- Yêu cầu HS đọc mục I/ 55 trả lời câu hỏi :

+ Chất dẫn điện là gì ?

+ Chất cách điện là gì ?

- Trong bộ thí nghiệm của mỗi nhóm có sẵn một số vật. Trước hết các em hãy đoán xem các vật đó vật nào dẫn điện, vật nào cách điện ? và để chúng riêng ra .

- Giả sử muốn kiểm tra vỏ bọc nhựa của dây dẫn là vật dẫn điện hay cách điện ta làm thế nào ?

- Dấu hiệu cho ta biết vật cần kiểm tra là vật dẫn điện hay cách điện ?

- Yêu cầu mỗi nhóm mắc mạch điện như mạch điện mẫu của Gv và tiến

I- Chất dẫn điện và chất cách điện:

- HS đọc thông báo mục I để trả lời câu hỏi của Gv và ghi vở

+ Chất dẫn điện: Chất cho dòng điện đi qua gọi là vật liệu dẫn điện khi được dùng để làm các vật hay bộ phận dẫn điện

+ Chất cách điện là chất không cho dòng điện chạy qua gọi là vật liệu cách điện khi được dùng để làm các vật hay bộ phận cách điện

- HS đọc nêu tên các vật trong bộ thí nghiệm của nhóm mình

- HS nêu phần dự đoán và để riêng từng loại ra

- HS nêu cách tiến hành thí nghiệm - HS nêu được : ở thí nghiệm trên nếu đén sáng thì vật cần kiểm tra dẫn điện, nếu đèn không sáng chứng tỏ vật cần kiểm tra cách điện

- Từng HS trong nhóm làm thí nghiệm , các HS khác trong nhóm theo

57

hành thí nghiệm kiểm tra xem vật nào dẫn điện, vật nào cách điện, ghi kết quả vào bảng của nhóm

- Gv cho đại diện các nhóm lên bảng nhận xét kết quả của nhóm và Gv nhận xét chung. Cho HS ghi vở ví dụ về vật dẫn điện, vật cách điện

- Hãy quan sát bóng đèn nêu xem gồm có những bộ phận nào ?

- Hãy tìm hiểu xem bóng đèn và phích cắm gồm bộ phận nào dẫn điện , bộ phận nào cách điện?

- Khi cắm hay rút phích điện vào ổ điện tay ta phải cầm vào phần nào để cắm cho đảm bảo an toàn khi dùng điện

- Yêu cầu HS đọc và trả lời câu C3

- Gv lưu ý : ở điều kiện thường , không khí không dẫn điện , còn trong điều kiện đặc biệt nào đó thì không khí vẫn có thể dẫn điện

- Gv thông báo : Các loại nước thường dùng như nước máy, nước mưa, nước ao hồ…đều dẫn điện trừ nước nguyên chất. Vậy nếu tay ướt không được sờ vào ổ cắm hay phích điện và các thiết bị điện phải để nơi khô ráo.

- Dòng điện là gì ? Trong các chất thì kim loại dẫn điện tốt nhất , vậy trong kim loại dòng điện là dòng chuyển dời có hướng của hạt nào ta nghiên cứu phần II.

dõi

- HS nào kiểm tra xong vật của mình lên điền vào bảng kết quả thí nghiệm của nhóm mình trên bảng

- Ghi vở ví dụ về vật dẫn điện , vật cách điện:

+ Vật dẫn điện: dây thép, dây đồng, ruột bút chì, dây sắt …

+ Vật cách điện: vỏ nhựa bọc điện, miếng sứ …

- HS quan sát bóng đèn, nêu một số bộ phận của bóng đèn.

+ Bộ phận dẫn điện :

1- Bóng đèn: Dây tóc, dây trục, hai đầu dây đèn

2- Phích cắm điện: Hai chốt cắm, lõi dây.

+ Bộ phận cách điện:

1- Bóng đèn: Trụ thuỷ tinh, thuỷ tinh đen

2- Phích cắm điện: Vỏ nhựa của phích cắm, vỏ dây.

- HS nêu được khi cắm hay rút phích điện tay phải cầm vào vỏ nhựa để đảm bảo an toàn

Câu C3:

+ Vật liệu dẫn điện: Bạc, đồng, nhôm, nước….

+ Vật liệu cách điện: Nước nguyên chất, cao su, nhựa , thuỷ tinh, không khí khô sạch…

- HS nghe ghi nhớ về an toàn điện

- HS nêu được dòng điện là gì ?

58

Hoạt động 3: Dòng điện trong kim loại (10’)

- Yêu cầu HS nhớ lại sơ lược cấu tạo nguyên tử. Chiếu mô hình 18.4 cho HS trả lời câu hỏi:

+ Nếu nguyên tử thiếu 1 êlêctrôn thì phần còn lại của nguyên tử mang điện tích gì ? Tại sao ?

- Gv thông báo : Trong kim loại có các êlêctrôn thoát ra khỏi nguyên tử và chuyển động tự do trong kim loại - Cho HS ghi bảng: Trong kim loại có các êlêctrôn tự do . Nhấn mạnh đây là điểm khác với vật cách điện .

- Gv đưa hình 20.3 . Yêu cầu HS chỉ ra trên hình kí hiệu nào biểu diễn các êlêctrôn tự do, kí hiệu nào biểu diễn phần còn lại của nguyên tử .

- Gv chốt lại: Trong kim loại có các êlêctrôn thoát ra khỏi nguyên tử và chuyển động tự do trong kim loại gọi là êlêctrôn tự do.

- Hãy vẽ mũi tên cho mỗi êlêctrôn tự chỉ chiều dịch chuyển có hướng của chúng trong hình 20.4

- Yêu cầu HS trả lời câu C6 ?

- Gv chốt lại: Khi có dòng điện trong kim loại các êlêctrôn không còn chuyển động tự do nữa mà nó chuyển dời có hướng

- Yêu cầu HS hoàn thành kết luận trong vở bài tập

II- Dòng điện trong kim loại 1- êlêctrôn tự do trong kim loại

- HS nêu lại sơ lược cấu tạo nguyên tử.

- HS: Nếu nguyên tử thiếu 1 êlêctrôn thì phần còn lại của nguyên tử mang điện tích dương

C4: Trong kim loại có các êlêctrôn tự do, phần còn lại của nguyên tử dao động xung quanh một vị trí cố định C5: Kí hiệu có dấu - biểu diễn các êlêctrôn tự do trong kim loại . Kí hiệu còn lại biểu diễn phần còn lại của nguyên tử

2- Dòng điện trong kim loại

C6: Các êlêctrôn tự do bị cực âm của pin đẩy và cực dương của pin hút

Kết luận: Các êlêctrôn tự do trong kim loại chuyển dịch có hướng tạo thành dòng điện chạy qua nó

Hoạt động 4: Vận dụng - Hướng dẫn về nhà ( 2phút )

- Qua bài học hôm nay các em cần ghi nhớ những vấn đề gì ?

- Vận dụng hãy trả lời câu hỏi C7, C8, C9

III- Vận dụng:

- HS trả lời ngay tại lớp những điều ghi nhớ qua bài học

C7: B. Một đoạn ruột bút chì C8: C. Nhựa

C9: C. Một đoạn dây nhựa IV-Hướng dẫn về nhà:

- Học thuộc phần ghi nhớ

- Làm bài tập 22.1 đến 22.3 trang 21 SBT

59

Ngày soạn ………..

Ngày dạy ………

Tiết 23: SƠ ĐỒ MẠCH ĐIỆN - CHIỀU DÒNG ĐIỆN

I/

MỤC TIÊU 1- Kiến thức:

- Học sinh biết vẽ đúng sơ đồ của một mạch điện thực loại đơn giản - Mắc đúng một mạch điện loại đơn giản theo sơ đồ đã cho

- Biểu diễn đúng bằng mũi tên chiều dòng điện chạy trong sơ đồ mạch điện cũng như chỉ đúng chiều dòng điện chạy trong mạch điện thực

2- Kỹ năng:

Mắc mạch điện đơn giản

3- Thái độ:

- Có thói quen sử dụng bộ phận điều khiển mạch điện đồng thời là bộ phận an toàn điện

- Rèn khả năng tư duy mềm dẻo và linh hoạt II/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH Cả lớp :

- Tranh phóng to bảng kí hiệu của một số bộ phận mạch điện , hình 21.2;

19.3

- Chuẩn bị câu hỏi C4 ra bảng phụ ( Hình 21.1) Các nhóm:

- 1 pin ( 1,5V) , 1 bóng đèn pin - 1 công tắc

- 5 đoạn dây có vỏ bọc cách điện - 1 đèn pin ống tròn có lắp sẵn pin III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

Trợ giúp của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ - Tổ chức tình huống học tập 1-Kiểm tra bài cũ

- HS1: Làm bài tập 22.1, 22.2 - Dòng điện là gì ?

- Nêu bản chất dòng điện trong kim loại ?

- Hãy mắc mạch điện như hình 19.3 2- Tổ chức tình huống học tập

Với những mạch điện phức tạp như mạch điện trong nhà , mạch điện xe máy thì thợ điện căn cứ vào đây có thể mắc theo đúng yêu cầu . Trong các sơ đồ mạch điện người ta đã sử dụng một

- 1 HS lên bảng trả lời câu hỏi và mắc mạch điện trên bàn Gv

- HS dưới lớp nghe và nhận xét

60

số kí hiệu để biểu diễn các bộ phận của mạch . Bài hôm nay ta xét

Hoạt động 2: Sơ đồ mạch điện ( 15’)

- Gv treo bảng kí hiệu một số bộ phận của mạch điện để giới thiệu cho HS nắm được

- Yêu cầu sử dụng kí hiệu vẽ sơ đồ mạch điện hình 19.3

- Gọi HS lên bảng vẽ sơ đồ mạch điện

- Hãy vẽ lại sơ đồ khác với sơ đồ trên - Gv kiểm tra nhắc nhở những thao tác sai của HS , bổ xung thêm phương án khác

- Gv giơ cao bảng điện của 1-2 nhóm đã mắc tốt

I- Sơ đồ mạch điện

-HS tìm hiểu và nhớ kí hiệu một số bộ phận mạch điện ngay tại lớp

- Vận dụng vẽ sơ đồ mạch điện hình 19.3

- Nhận xét bài của bạn và sửa chữa nếu sai

- Mỗi nhóm mắc mạch điện theo vị trí như hình vẽ

- Nhóm nào xong lên vẽ sơ đồ mạch điện của nhóm mình lên bảng

- Tham gia nêu nhận xét sơ đồ mạch điện , cách mắc của các nhóm

Hoạt động 3: Chiều dòng điện (10’)

- Yêu cầu HS đọc thông báo mục II trả lời câu hỏi : Nêu qui ước chiều dòng điện

- Trên sơ đồ mạch điện cớ sẵn trên bảng Gv giới thiệu cách dùng mũi tên biểu diễn chiều dòng điện trong sơ đồ mạch điện

- Yêu cầu HS dùng mũi tên biểu diễn chiều dòng điện trong các sơ đồ mạch điện C4

- Gọi 1 HS lên bảng biểu diễn trong các sơ đồ mà HS đã vẽ trên bảng

- Yêu cầu HS nhớ lại kiến thức cũ để so sánh chiều qui ước của dòng điện

II- Chiều dòng điện

- HS đọc thông báo và trả lời câu hỏi của Gv

- Ghi vở chiều qui ước của dòng điện :

* Qui ước về chiều của dòng điện:

Chiều của dòng điện là chiều từ cực dương qua dây dẫn và các dụng cụ điện tới cực âm của nguồn điện

- Hoàn thành câu C4

- Nhận xét bài của bạn trên bảng

- HS: Chiều dịch chuyển có hướng của các êlêctrôn tự do trong dây dẫn kim

61

với chiều dịch chuyển có hướng của các êlêctrôn tự do trong dây dẫn kim loại

Một phần của tài liệu rwvgxcjhjrt (Trang 56 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w