Thủ tục áp dụng các biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự

Một phần của tài liệu Pháp luật về các biện pháp đảm bảo thi hành án dân sự (Trang 24 - 35)

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VÀ THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM THI HÀNH ÁN DÂN SỰ

1.2 Các biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự theo pháp luật hiện hành

1.2.3 Thủ tục áp dụng các biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự

Theo quy định tại Điều 66 Luật thi hành án dân sự 2008, biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự chỉ được áp dụng khi có yêu cầu áp dụng bằng văn bản của đương sự hoặc Chấp hành viên tự mình ra quyết định áp dụng biện pháp bảo đảm nhằm ngăn chặn việc tẩu tán, hủy hoại tài sản, trốn tránh trốn nghĩa vụ thi hành án.

Trong trường hợp Chấp hành viên tự mình ra quyết định áp dụng, tùy nội dung bản án, quyết định; tính chất, mức độ, nghĩa vụ thi hành án; điều kiện thi hành

20

án mà Chấp hành viên sẽ lựa chọn áp dụng biện pháp phù hợp và tiến hành theo đúng thủ tục luật định.

Trong trường hợp áp dụng biện pháp bảo đảm theo yêu cầu của đương sự, đương sự cần phải tiến hành thủ tục nộp đơn yêu cầu áp biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến cơ quan thi hành án dân sự nơi đang tiếp nhận hồ sơ thi hành án của mình, không yêu cầu nộp lệ phí. Hồ sơ bao gồm 1 đơn yêu cầu áp dụng biện pháp bảo đảm bằng hình thức văn bản, có thể viết tay hoặc đánh máy49. Hiện nay, Luật thi hành án dân sự và các văn bản liên quan chưa có quy về nội dung cũng như mẫu đơn yêu cầu áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án. Tuy nhiên thực tế cho thấy, nội dung của đơn yêu cầu bắt buộc phải có các thông tin sau: tên người nộp đơn yêu cầu áp dụng biện pháp bảo đảm; tên người bị áp dụng biện pháp bảo đảm; nghĩa vụ người bị áp dụng theo bản án, quyết định;

biện pháp bảo đảm yêu cầu áp dụng,... Ngoài đơn yêu cầu áp dụng, người yêu cầu áp dụng biện pháp bảo đảm có thể kèm theo tài liệu chứng minh tính cấp thiết của việc áp dụng biện pháp bảo đảm; tài liệu cung cấp thông tin về tài khoản, tài sản, giấy tờ bị áp dụng biện pháp bảo đảm. Chấp hành viên căn cứ vào văn bản yêu cầu áp dụng biện pháp; thông tin, tính cấp thiết do người yêu cầu cung cấp; nội dung bản án, quyết định; tính chất, mức độ nghĩa vụ thi hành án theo đó Chấp hành viên sẽ lựa chọn áp dụng biện pháp theo đơn yêu cầu hoặc áp dụng biện pháp phù hợp khác, nhanh chóng ngăn chặn kịp thời hành vi tẩu tán, trốn tránh nghĩa vụ thi hành.

Thủ tục áp dụng biện pháp phong tỏa tài khoản, tài sản ở nơi gửi giữ Bước 1: Tiến hành xác minh, thu thập thông tin về tài khoản, tài sản của người phải thi hành án.

Theo khoản 2 Điều 67 Luật Thi hành án dân sự sửa đổi, bổ sung 2014 khoản 1 Điều 20 Nghị định 62/2015/NĐ-CP có quy định “Quyết định phong tỏa tài khoản, tài sản ở nơi gửi giữ phải xác định rõ số tiền, tài sản bị phong tỏa”. Tuy Luật thi hành án dân sự không quy định cụ thể khi áp dụng biện pháp này cần phải xác minh, thu thập thông tin từ tài khoản, tài sản ở nơi gửi giữ của người phải thi hành án nhưng từ điều khoản trên ta có thể kết luận để ra quyết định phong tỏa tài khoản, tài sản nơi gửi giữ của người phải thi hành án một cách chính xác, đúng quy định thì Chấp hành viên phải tiến hành xác minh, thu thập thông tin về tài khoản, tài

49 Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính, Yêu cầu áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự, nguồn: http://csdl.thutuchanhchinh.vn/TW/Pages/chi-tiet-thu-tuc-hanh-chinh.aspx?ItemID=438660

21

sản ở nơi gửi giữ của người phải thi hành án. Nếu như không tiến hành xác minh mà chỉ đựa trên cơ sở cung cấp thông tin của đương sự thì Chấp hành viên chưa thể khẳng định được tài khoản, tài sản đó có phải là tài khoản, tài sản của người phải thi hành án hay không, tài khoản có còn hoạt động không hay trong tài khoản đó có tiền hay không50. Bên cạnh đó, việc đương sự cung cấp thông tin chỉ ở một giới hạn nhất định không thể chi tiết và toàn diện. Ví dụ người được thi hành án cung cấp thông tin về tài khoản, tài sản của người phải thi hành án dựa vào thông tin mà họ có được thông qua quá trình hợp tác, giao dịch trước đó với người phải thi hành án.

Người phải thi hành án cung cấp thông tin của họ không hoàn toàn đầy đủ, họ có thế giấu giếm không cung cấp toàn bộ thông tin về tài khoản, tài sản của họ nhằm tẩu tán, trốn tránh nghĩa vụ thi hành án. Để có thể ban hành quyết định phong tỏa tài khoản, tài sản ở nơi gửi giữ đúng quy định, mang lại hiểu quả cao Chấp hành viên cần phải tiến hành xác minh thu thập thông tin tài khoản, tài sản của người phải thi hành án một cách chính xác, đầy đủ. Chính vì vậy hoạt động xác minh, thu thập thông tin về tài khoản, tài sản của người phải thi hành án là vô cùng cần thiết.

Chủ thể có quyền tiến hành xác minh, thu thập thông tin về tài khoản, tài sản của người phải thi hành án bao gồm: Người được thi hành án và Chấp hành viên51.

Hoạt động tiến hành xác minh, thu thập thông tin về tài khoản, tài sản của người phải thi hành án được tiến hành như sau:

Thứ nhất là tìm kiếm nguồn thông tin52.

Nguồn thông tin về tài khoản, tài sản gửi giữ của người phải thi hành án có thể được cung cấp từ nhiều nguồn khác nhau, dựa vào các yếu tố như: lĩnh vực, các hợp đồng của người phải thi hành án đối với đối tác, tài khoản đăng ký kinh doanh, tài khoản đóng thuế,...Nhiều trường hợp thông qua việc phân tích, nghiên cứu bản án, đặc biệt là bản án kinh doanh, thương mại, Chấp hành viên cũng có được những thông tin cần thiết về tài khoản của người phải thi hành án. Ngoài ra, người phải thi hành án, người có quyền và nghĩa vụ liên quan cũng có thể cung cấp thông tin cho Chấp hành viên.

50 Học viện Tư pháp (2016), Giáo trình nghiệp vụ thi hành án dân sự - Phần kỹ năng, Nhà xuất bản Tư pháp, Hà Nội.Tr159

51 Điều 44 Luật thi hành án dân sự sửa đổi, bổ sung 2014

52 Học viện Tư pháp (2016), Giáo trình nghiệp vụ thi hành án dân sự - Phần kỹ năng, Nhà xuất bản Tư pháp, Hà Nội.Tr161

22 Thứ hai là xác minh nguồn thông tin53.

Sau khi đã có thông tin về tài khoản, tài sản ở nơi gửi giữ Chấp hành viên sẽ tiến hành xác minh nguồn thông tin, theo quy định tại điểm b khoản 6 Điều 44 Luật thi hành án dân sự sửa đổi, bổ sung 2014 bảo hiểm xã hội, ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, văn phòng đăng ký đất đai, cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm, công chứng và các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác đang nắm giữ thông tin hoặc quản lý tài sản, tài khoản của người phải thi hành án có trách nhiệm cung cấp thông tin về điều kiện thi hành án của người phải thi hành án; ký vào biên bản trong trường hợp Chấp hành viên xác minh trực tiếp hoặc trả lời bằng văn bản trong trường hợp 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu của Chấp hành viên , đối với thông tin về tái khoản thì phải cung cấp ngay. Như vậy, để tiến hành xác minh, thu thập thông tin tài khoản, tài sản của người phải thi hành án Chấp hành viên có thể lựa chọn thông qua hình thức công văn hoặc trực tiếp đến các cơ quan, tổ chức nơi người phải thi hành án có tài khoản, tài sản gửi giữ. Trong quá trình xác minh, Chấp hành viên sẽ phải làm rõ các thông tin về tài khoản, tài sản nơi gửi giữ của người phải thi hành án như: số tài khoản; ngày mở; người đứng tên tài khoản; số liệu về tài khoản như số dư, số nợ; loại tài sản gửi giữ; giá trị tài sản,...

Bước 2: Ra quyết định phong tỏa tài khoản, tài sản ở nơi gửi giữ.

Sau khi đã thu thập đầy đủ, chính xác thông tin về tài khoản, tài sản nơi gửi giữ của người phải thi hành án, Chấp hành viên là người có thẩm quyền duy nhất sẽ tiến hành ra quyết định phong tỏa tài khoản, tài sản nơi gửi giữ của người phải thi hành án theo Điều 67 Luật thi hành án dân sự sửa đổi, bổ sung 2014 Điều 20 Nghị Định 62/2015/NĐ-CP. Quyết định phong tỏa tài khoản, tài sản nơi gửi giữ cần phải ghi rõ số tài khoản; số tiền, tài sản bị phong tỏa; căn cứ phong tỏa. Trong trường hợp khẩn cấp, xét thấy cần ngăn chặn ngay hành vi tẩu tán, hủy hoại tài sản của người phải thi hành án ở nơi gửi giữ mà chưa kịp ban hành quyết định phong tỏa thì Chấp hành viên có thể tiến hành lập biên bản về việc phong tỏa tài khoản, tài sản ở nơi gửi giữ của người phải thi hành án và yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân đang quản lý tài khoản, tài sản phong tỏa tài khoản, tài sản đó. Trong thời hạn 24

53 Học viện Tư pháp (2016), Giáo trình nghiệp vụ thi hành án dân sự - Phần kỹ năng, Nhà xuất bản Tư pháp, Hà Nội.Tr161

23

giờ kể từ khi lập biên bản, Chấp hành viên phải ra quyết định phong tỏa tài khoản, tài sản ở nơi gửi giữ.54

Bước 3: Giao quyết định phong tỏa tài khoản, tài sản ở nơi gửi giữ.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 67 Luật thi hành án dân sự sửa đổi, bổ sung 2014khoản 2 Điều 20 Nghị định 62/2015/NĐ-CP, sau khi đã ra quyết định phong tỏa tài khoản, tài sản ở nơi gửi giữ Chấp hành viên phải tiến hành giao quyết định phong tỏa tài khoản, tài sản ở nơi gửi giữ cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đang quản lý tài khoản, tài sản của người phải thi hành án. Khi tiến hành giao, Chấp hành viên phải giao cho người đại diện theo pháp luật của kho bạc nhà nước, tổ chức tín dụng, cơ quan, tổ chức, cá nhân đang quản lý tài khoản, tài sản ở nơi gửi giữ hoặc người có trách nhiệm nhận văn bản của cơ quan, tổ chức đó và lập biên bản về việc giao quyết định. Biên bản phải có chữ ký của Chấp hành viên, người nhận quyết định phong tỏa tài khoản, tài sản ở nơi gửi giữ.55

Bước 4: Thực hiện phong tỏa tài khoản, tài sản ở nơi gửi giữ.

Sau khi nhận được quyết định phong tỏa tài khoản, tài sản ở nơi gửi giữ hoặc biên bản về việc phong tỏa tài khoản, tài sản thì cơ quan, tổ chức, cá nhân đang quản lý tài khoản, tài sản phải thực hiện ngay yêu cầu của Chấp hành viên về việc phong tỏa tài khoản, tài sản. Trường hợp cơ quan, tổ chức, cá nhân không thực hiện quyết định phong tỏa thì tùy từng trường hợp mà bị xử phạt vi phạm hành chính, xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.56

Bước 5: Xử lý việc phong tỏa tài khoản, tài sản nơi gửi giữ.

Theo khoản 3 Điều 67 Luật thi hành án dân sự sửa đổi, bổ sung 2014 quy định “Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày ra quyết định phong tỏa tài khoản, tài sản ở nơi gửi giữ, Chấp hành viên phải áp dụng biện pháp cưỡng chế hoặc ra quyết định chấm dứt việc phong tỏa theo quy định của Luật này”. Như vậy, trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày ra quyết định phong tỏa tài khoản, tài sản ở nơi gửi giử giữ

54 Khoản 2 Điều 67 Luật thi hành án dân sự sửa đổi, bổ sung 2014

55 Học viện Tư pháp (2016), Giáo trình nghiệp vụ thi hành án dân sự - Phần kỹ năng, Nhà xuất bản Tư pháp, Hà Nội.Tr166

56 Khoản 1 Điều 14 Thông tư liên tịch 02/2014 - Hướng dẫn việc cung cấp thông tin về tài khoản, thu nhập của người phải thi hành án và thực hiện phong tỏa, khấu trừ để thi hành án dân sự.

24

Chấp hành viên phải ra một trong hai loại quyết định sau để xử lí việc phong tỏa tài khoản, tài sản ở nơi gửi giữ:

Một là ra quyết định khấu trừ tiền trong tài khoản của người phải thi hành án theo Điều 76 Luật thi hành án dân sự sửa đổi, bổ sung 2014 hoặc quyết định cưỡng chế kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án theo quy định tại Điều 91 Luật thi hành án dân sự 2008.

Hai là ra quyết định chấm dứt phong tỏa của người phải thi hành án ngay sau khi có một trong các căn cứ sau57:

- Người phải thi hành án đã thi hành xong nghĩa vụ thi hành án;

- Cơ quan, tổ chức cá nhân đã thực hiện xong yêu cầu của Chấp hành viên về khấu trừ tiến trong tài khoản của người phải thi hành án;

- Có quyết định đình chỉ thi hành án theo quy định tại Điều 50 Luật Thi hành án dân sự sửa đổi, bổ sung 2014.

Điều cần lưu ý ở đây là Luật thi hành án dân sự chỉ quy định các trường hợp chấm dứt phong tỏa tài khoản của người phải thi hành án mà không quy định trường hợp chấm dứt phong tỏa tài sản ở nơi gửi giữ của người phải thi hành án. Vì vậy, trong thực tiễn thi hành án, Chấp hành viên đã ra quyết định phong tỏa tài sản ở nơi gửi giữ, sau đó người phải thi hành án đã thi hành xong nghĩa vụ thi hành án hoặc có quyết định đình chỉ thi hành án thì Chấp hành viên sẽ vận dụng Điều 77 Luật Thi hành án dân sự 2008 làm căn cứ ra quyết định chấm dứt phong tỏa tài sản ở nơi gửi giữ.58

Thủ tục áp dụng biện pháp tạm giữ tài sản, giấy tờ của đương sự Bước 1: Ra quyết định tạm giữ tài sản, giấy tờ.

Trong quá trình thi hành án nếu xét thấy giấy tờ có liên quan đến việc thi hành án thì Chấp hành có quyền tự mình ra quyết định tạm giữ tài sản, giấy tờ đó.

Luật thi hành án dân sự không quy định bắt buộc phải xác định tài sản, giấy tờ bị tạm giữ thuộc quyền sở hữu, sử dụng của đương sự trước khi áp dụng biện pháp này. Vì vậy, chỉ cần có căn cứ khẳng định người phải thi hành án, người được thi

57 Điều 77 Luật thi hành án dân sự 2008

58 Học viện Tư pháp (2016), Giáo trình nghiệp vụ thi hành án dân sự - Phần kỹ năng, Nhà xuất bản Tư pháp, Hà Nội.Tr169

25

hành án hoặc tổ chức, cá nhân khác đang quản lý, sử dụng tài sản, giấy tờ liên quan đến việc thi hành án là Chấp hành viên đã có quyền ra quyết định tạm giữ tài sản, giấy tờ mà không phải xác minh trước59. Quyết định tạm giữ tài sản, giấy tờ phải lập thành văn bản nội dung ghi rõ loại tài sản, giấy tờ bị tạm giữ và được giao cho đương sự, cá nhân hoặc tổ chức đang quản lý, sử dụng tài sản, giấy tờ đó. Ngoài ra, trong trường hợp Chấp hành viên cần tạm giữ ngay tài sản, giấy tờ mà chưa kịp ra quyết định tạm giữ thì có quyền yêu cầu đương sự hoặc tổ chức, cá nhân đang quản lý, sử dụng giao tài sản, giấy tờ đó và lập biên bản tạm giữ tài sản, giấy tờ đó. Trong vòng 24 giờ, kể từ thời điểm lập biên bản tạm giữa, Chấp hành viên phải ra quyết định tạm giữ giấy tờ, tài sản và phải được gửi ngay cho Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp60.

Bước 2: Lập biên bản và tạm giữ tài sản, giấy tờ

Khi tiến hành tạm giữ tài sản, giấy tờ Chấp hành viên phải lập biên bản tạm giữ tài sản, giấy tờ đó61. Theo khoản 2 Điều 18 Nghị định 62/2015/NĐ-CP thì biên bản tạm giữ tài sản, giấy tờ phải ghi rõ tên người bị tạm giữ tài sản, giấy tờ; loại tài sản, giấy tờ bị tạm giữ, số lượng, khối lượng, kích thước và các đặc điểm khác của tài sản, giấy tờ bị tạm giữ. Đối với tài sản bị tạm giữ là kim khí quý, đá quý thì phải được niêm phong trước mặt người bị tạm giữ tài sản hoặc thân nhân của họ và phải ghi vào biên bản tạm giữ tài sản. Nếu như người bị tạm giữ tài sản hoặc thân nhân của họ không đồng ý chứng kiến việc niêm phong thì phải có mặt của người làm chứng62. Biên bản tạm giữ phải có chữ ký của Chấp hành viên và người đang quản lý, sử dụng tài sản, giấy tờ đó. Nếu như người đang quản lý, sử dụng tài sản, giấy tờ không ký thì phải có chữ ký của người làm chứng, ở đây người làm chứng có thể là hàng xóm, đại diện chính quyền địa phương,... đã chứng kiến việc tạm giữ tài sản, giấy tờ đó.

Trong quá trình lập biên bản, nếu người bị tạm giữ tài sản, giấy tờ có hành vi chống đối, cản trở việc thi hành thì Chấp hành viên có thể yêu cầu lực lượng công an hoặc tổ chức, cá nhân khác phối hợp, hỗ trợ việc tạm giữ tài sản, giấy tờ.

59 Học viện Tư pháp (2016), Giáo trình nghiệp vụ thi hành án dân sự - Phần kỹ năng, Nhà xuất bản Tư pháp, Hà Nội.Tr174

60 Khoản 2 Điều 68 Luật thi hành án dân sự sửa đổi, bổ sung 2014

61 Khoản 3 Điều 68 Luật thi hành án dân sự sửa đổi, bổ sung 2014

62 Học viện Tư pháp (2016), Giáo trình nghiệp vụ thi hành án dân sự - Phần kỹ năng, Nhà xuất bản Tư pháp, Hà Nội.Tr175

Một phần của tài liệu Pháp luật về các biện pháp đảm bảo thi hành án dân sự (Trang 24 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)