Thực trạng pháp luật về các biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự

Một phần của tài liệu Pháp luật về các biện pháp đảm bảo thi hành án dân sự (Trang 35 - 39)

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VÀ THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM THI HÀNH ÁN DÂN SỰ

1.3 Thực trạng pháp luật về các biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự

Thứ nhất, theo Luật thi hành án dân sự 2008 thì các biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự được áp dụng nhằm ngăn chặn việc tẩu tán, hủy hoại tài sản, trốn tránh việc thi hành án nhưng Luật thi hành án dân sự 2008 lại không có quy định về hành vi tẩu tán tài sản. Thực tiễn cho thấy trong quá trình tổ chức thi hành án có nhiều nghi vấn tẩu tán tài sản, Chấp hành viên chưa kịp tác nghiệp thì đương sự đã cố tình chuyển đổi, tặng cho, bán, chuyển nhượng, thế chấp, cầm cố, cho thuê tài sản mặc dù Luật thi hành án dân sự có quy định trong trường hợp có căn cứ xác định giao dịch liên quan đến tài sản thi hành án nhằm trốn tránh nghĩa vụ thi hành án thì Chấp hành viên thông báo cho người được thi hành án để yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch đó vô hiệu hoặc yêu cầu cơ quan có thẩm quyền hủy giấy tờ liên quan đến giao dịch đó73. Tuy nhiên để Chấp hành viên xác định và chứng minh được giao dịch nào là giao dịch liên quan đến tài sản thi hành án nhằm trốn tránh nghĩa vụ thi hành án là vấn đề không hề đơn giản do chưa có cơ sở cụ thể xác định thế nào là hành vi tẩu tán tài sản.

Ví dụ: Theo Bản án số 10/DSST ngày 16/7/2015 của Tòa án nhân dân huyện X tuyên anh Nguyễn Văn A phải thanh toán trả nợ cho chị Nguyễn Thị L, chị Nguyễn Thị Q số tiền: 300.000.000 đồng và lãi suất chậm thi hành án. Ngay sau đó, chị Nguyễn Thị B là chị gái ruột của anh A khởi kiện anh A phải thanh toán trả chị B số tiền 2.000.000.000 đồng. Khi cơ quan Thi hành án xử lý tài sản của Nguyễn Văn A thì chị Nguyễn Thị B được nhận số tiền được chia theo tỷ lệ cao hơn rất nhiều so với chị L và chị Q74. Hợp đồng vay nợ giữ là A và B rất đáng nghi ngờ, nhằm trốn tránh nghĩa vụ thi hành án của mình có thể A đã thỏa thuận với B làm hợp đồng vay nợ để B được hưởng phần tài sản khi thanh toán thi hành án.

73 Khoản 2 Điều 75 Luật thi hành án dân sự sửa đổi, bổ sung 2014

74 Cần có cơ chế pháp lý hữu hiệu ngăn chặn tẩu tán tài sản thi hành án , nguồn: http://baophapluat.vn/tu- phap/can-co-che-phap-ly-huu-hieu-ngan-chan-tau-tan-tai-san-thi-hanh-an-375960.html

31

Một trường hợp khác, người phải thi hành án trốn tránh nghĩa vụ của mình bằng cách xin ly hôn sau đó nhường toàn bộ tài sản cho vợ, Tòa án chấp nhận việc thuận tình ly hôn và chấp nhận sự tự nguyện cho tài sản của người phải thi hành án.

Đến khi người được thi hành án yêu cầu thi hành án thì người phải thi hành án đã không còn tài sản để thi hành nghĩa vụ của họ. Mặc dù, người phải thi hành án có quyền khiếu nại, Chấp hành viên nhận ra được những thủ đoạn tinh vi này nhưng để chứng minh và xử lý thì rất khó khăn.

Thứ hai, sau khi ban hành Luật thi hành án dân sự sửa đổi, bổ sung 2014 thì biện pháp phong tỏa tài sản ở nơi gửi giữ được bổ sung vào Điều 67 Luật thi hành án dân sự 2008 nhằm tạo điều kiện tốt hơn để bảo vệ quyền lợi của người phải thi hành án. Nhưng Luật thi hành án dân sự sửa đổi, bổ sung 2014 lại không bổ sung căn cứ ra quyết định chấm dứt phong tỏa tài sản ở nơi gửi giữ của người phải thi hành án. Như đã nói ở tiểu mục 1.2.3 Chương 1, sau khi ra quyết định áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản ở nơi gửi giữ của người phải thi hành án Chấp hành viên sẽ vận dụng Điều 77 Luật thi hành án dân sự 2008 quy định về việc chấm dứt phong tỏa tài khoản để làm căn cứ ra quyết định chấm dứt phong tỏa tài sản ở nơi gửi giữ của người phải thi hành án, việc ra quyết định chấm dứt trên là không đúng căn cứ pháp luật.

Thứ ba, theo Điều 66 Luật thi hành án dân sự 2008 thì Chấp hành viên có quyền tự mình hoặc theo yêu cầu bằng văn bản của đương sự áp dụng ngay biện pháp bảo đảm thi hành án nhằm ngăn chặn việc tẩu tán, hủy hoại tài sản, trốn tránh nghĩa vụ thi hành án. Tuy nhiên, văn bản yêu cầu áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự hiện nay vẫn chưa được quy định cụ thể, không được hướng dẫn tại Thông tư số 01/2016/TT-BTP – Hướng dẫn thủ tục quản lý hành chính và biểu mẫu nghiệp vụ trong thi hành án dân sự dẫn đến người yêu cầu áp dụng biện pháp gặp khó khăn trong vấn đề soạn thảo văn bản yêu cầu áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án. Văn bản yêu cầu áp dụng biện pháp bảo đảm do người yêu cầu áp dụng viết có thể có sự hướng dẫn của Chấp hành viên nhưng nhìn chung văn bản phụ thuộc hoàn toàn vào ý chí của người viết không có sự thống nhất hoàn chỉnh.

Thứ tư, biện pháp tạm giữ tài sản, giấy tờ của đương sự tại Điều 68 Luật thi hành án dân sự sửa đổi, bổ sung 2014 và được hướng dẫn tại Điều 18 Nghị Định 62/2015/NĐ-CP có quy định Chấp hành viên có quyền yêu cầu lực lượng công an hoặc tổ chức, cá nhân khác hỗ trợ việc tạm giữ tài sản, giấy tờ để thi hành án; cơ

32

quan, tổ chức, cá nhân hữu quan có trách nhiệm phối hợp hỗ trợ, thực hiện yêu cầu của Chấp hành viên trong việc tạm giữ tài sản, giấy tờ. Nhưng ngoài Điều 175 Luật thi hành án dân sự 2008 có quy định Ủy ban nhân dân cấp xã phối hợp với Chấp hành viên áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án thì không còn điều luật nào ở Chương VIII Luật thi hành án dân sự 2008 quy định nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, tổ chức trong thi hành án dân sự, cụ thể tại các Điều 169 nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Công an trong thi hành án dân sự; Điều 173 nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong thi hành án dân sự; Điều 174 nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp huyện trong thi hành án dân sự không quy định việc chỉ đạo tổ chức công tác hỗ trợ Chấp hành viên áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án dẫn đến các lực lượng chức năng có thể từ chối tiến hành với lý do không có sự chỉ đạo của cấp trên, không có phương hướng tìm kiếm tài sản để tiến hành tạm giữa trong trường hợp người phải thi hành án cất, giấu tài sản, không thể áp dụng biện pháp mạnh trong trường hợp người phải thi hành án chống đối do không có chế tài.

Thứ năm, có sự chồng chéo văn bản pháp luật giữ Luật tổ chức tín dụng và Luật thi hành án dân sự làm cho người được thi hành án gặp khó khăn trong quá trình xác minh tài khoản, tài sản của người phải thi hành án. Theo Luật thi hành án dân sự sửa đổi, bổ sung 2014 thì người được thi hành án có quyền tự mình hoặc ủy quyền cho người khác tiến hành xác minh tài khoản của người phải thi hành án và các cơ quan, tổ chức, cá nhân đang nắm giữ thông tin hoặc quản lý tài sản, tài khoản của người phải thi hành án có trách nhiệm cung cấp thông tin75. Tuy nhiên, tại Điều 14 Luật tổ chức tín dụng sửa đổi, bổ sung 2017 quy định tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được cung cấp thông tin liên quan đến tài khoản, tiền gửi, tài sản gửi, các giao dịch của khách hàng tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cho tổ chức, cá nhân khác, trừ trường hợp có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật hoặc được sự chấp thuận của khách hàng. Thực tế các tổ chức tín dụng, ngân hàng thường lấy lý do bảo mật thông tin khách hàng họ từ chối cung cấp thông tin hoặc họ sẽ kéo dài thời gian trả lời việc cung cấp thông tin để thông báo cho người phải hành án tiến hành rút tiền, tẩu toán tài sản. Do sự chồng chéo về quy định pháp luật dẫn đến người được thi hành án gặp khó khăn khi tự mình hoặc ủy quyền cho người khác tiến hành xác minh thông tin tài khoản của người phải thi hành án.

75 Điểm c Khoản 6 Điều 44 Luật thi hành án dân sự sửa đổi, bổ sung 2014

33 Một ví dụ điển hình cho vấn đề trên:

Tại huyện Thanh Thủy, Phú Thọ, ông Nguyễn Văn Mai và bà Đỗ Thị Quy làm thủ tục ly hôn tại tòa án nhân dân huyện Thanh Thủy và xảy ra tranh chấp về tài sản. Một trong những tài sản tranh chấp là thửa đất được cấp sổ đỏ 1998 ghi tên ông Nguyễn Văn Mai và được xác định là tài sản chung của hai vợ chồng. Năm 2010, ông Mai và bà Quy ký hợp đồng thế chấp thửa đất trên với Ngân hàng Agribank huyện Thanh Thủy để vay vốn phục vụ việc kinh doanh của gia đình.

Trong toàn bộ quá trình thế chấp và vay vốn tại Ngân hàng, bà Quy là người trực tiếp quản lý các hồ sơ, giấy tờ, tự mình ký các giấy nhận nợ và chứng từ với Ngân hàng, do vậy, bà Quy đã giữ toàn bộ các giấy tờ này và không cung cấp cho ông Mai. Xét xử vụ án chia tài sản ly hôn giữa ông Mai và bà Quy, trong bản án số 03/2015/HNGĐ-PT ngày 31/03/2015, Tòa án nhân dân tỉnh Phú Thọ tuyên án, giao cho bà Quy được quyền sử dụng thửa đất trên; bà Quy có nghĩa vụ trả nợ cho Ngân hàng Agribank Thanh Thủy. Ngày 12/6/2018, Chi cục Thi hành án dân sự huyện Thanh Thủy ra quyết định thi hành bản án nêu trên theo yêu cầu của bà Quy. Tuy nhiên, do có khó khăn trong việc thi hành án nên ông Mai đã có đơn khiếu nại quyết định thi hành án của Chi cục Thi hành án dân sự huyện Thanh Thủy. Đơn khiếu nại của ông đã được Cục Thi hành án dân sự tỉnh Phú Thọ tiếp nhận, tài sản thế chấp tại Ngân hàng Agribank huyện Thanh Thủy chưa được xử lý theo yêu cầu thi hành án. Để làm rõ hơn các quyền và nghĩa vụ của mình liên quan đến tài sản thế chấp nêu trên ông Mai gửi đơn yêu cầu Ngân hàng Agribank huyện Thanh Thủy cung cấp bản sao sổ đỏ và toàn bộ các hợp đồng thế chấp, hợp đồng tín dụng mà ông và bà Quy đã ký với Ngân hàng. Ngày 30/10/2018, Ngân hàng Agribank Phú Thọ trả lời đơn yêu cầu chối cung cấp thông tin cho ông Mai. Hiện ông Mai đã gửi đơn khởi kiện Ngân hàng Agribank huyện Thanh Thủy ra Tòa, yêu cầu giải quyết về việc ngân hàng không cung cấp thông tin, hồ sơ cho khách hàng khi có yêu cầu, gây khó khăn cho việc thực hiện quyền tài sản của ông.76

76 Thanh Thủy, Phú Thọ: Người dân khởi kiện ngân hàng vì bị từ chối cung cấp thông tin, nguồn:

https://congly.vn/ban-doc/thanh-thuy-phu-tho-nguoi-dan-khoi-kien-ngan-hang-vi-bi-tu-choi-cung-cap-thong- tin-288420.html

34

Một phần của tài liệu Pháp luật về các biện pháp đảm bảo thi hành án dân sự (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)