Thực tiễn áp dụng biện pháp tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng và thay đổi hiện trạng tài sản

Một phần của tài liệu Pháp luật về các biện pháp đảm bảo thi hành án dân sự (Trang 50 - 56)

CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM THI HÀNH ÁN DÂN SỰ VÀ KIẾN NGHỊ

2.1.3 Thực tiễn áp dụng biện pháp tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng và thay đổi hiện trạng tài sản

Như đã nói trước đó, biện pháp tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng và thay đổi hiện trạng tài sản trong những năm gần đây được Chấp hành viên áp dụng khá phổ biến và phát huy được hiệu quả của nó. Tuy nhiên trên thực tế biện pháp trên có thực sự hoàn thiện phát huy tốt hiệu quả hay không? Tác giả xin đưa ra ví dụ thực tế do tác giải sưu tầm được tại Chi cục Thi hành án dân sự quận Tân Bình.

Tóm tắt nội dung bản án:

Ngày 25/04/2016 ông Nguyễn Văn Tài cho bà Lê Thị Thu Thủy vay số tiền 300.000.000 đồng với lãi xuất là 5% tháng, thời hạn vay 03 tháng, việc vay được thành lập vi bằng tại Văn phòng Thừa phát lại huyện Hóc Môn, số 1844/2016/VB- TPL ngày 25/04/2016. Để đảm bảo khoản vay, bà Thủy đã thế chấp toàn bộ giấy tờ liên quan đến căn hộ số 3.9 (Khối A2.2) Chung cư Khu tái định cư Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh, Tp.Hồ Chí Minh của bà Thủy mua lại của ông Nguyễn Văn Hiệp Thành. Trong quá trình vay bà Thủy đã trả được 03 tháng tiền lãi, mỗi tháng 6.000.000 đồng, tổng cộng 18.000.000 đồng rồi ngưng từ đó đến nay. Ông nhiều lần yêu cầu bà Thủy trả tiền nợ nhưng bà Thủy đã trốn tránh và không thực hiện. Nay, ông yêu cầu bà Thủy trả tiền nợ gốc: 300.000.000 đồng và tiền lãi từ ngày 01/08/2016 đến 01/08/2017 là tháng 12, được tính theo mức lãi suất 1,08%/tháng (tương đương 12,96%/năm) trên số nợ gốc 300.000.000 đồng, cụ thể: 300.000.000 đồng x 1,08%/tháng x 12 tháng = 38.880.000. Trong quá trình thực hiện hợp đồng bà Thủy đã trả cho ông Tài được 18.000.000 đồng tiền lãi. Như vậy, tiền lãi mà bà Thủy phải trả cho ông Tài 38.880.000 đồng – 18.000.000 đồng = 20.800.000 đồng.

Tổng cộng cả gốc và lãi : 320.000.000 đồng. Đồng thời ông Tài xác định chỉ yêu

79 Bộ Tư pháp – Bộ Công an (2012), Thông tư liên tịch số 03/2012/TTLT-BTP-BCA Quy định cụ thể phối hợp bảo vệ cưỡng chế trong thi hành án dân sự.

46

cầu bà Thủy trả nợ, ông Nguyễn Văn Hiệp Thành không liên quan đến việc ông Tài cho bà Thủy vay tiền.

Tại phiên tòa, Bà Lê Thị Thu Thủy vắng mặt không lý do mặc dù đã được Tòa án tống đạt quyết định đưa vụ án xét xử và giấy triệu tập tham gia phiên tòa hợp lệ.

Quyết định của Tòa án nhân dân quận Tân Bình:

Chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của ông Nguyễn Văn Tài. Buộc bị đơn bà Lê Thị Thu Thủy trả cho nguyên đơn ông Nguyễn Văn Tài số tiền 320.800.000 đồng trong đó bao gồm: tiền nợ gốc 300.000.000 đồng và tiền nợ lãi 20.800.000 đồng. Thanh toán một lần ngay sau khi bản án có hiệu lực pháp luật. Trường hợp bên có nghĩa vụ chậm trả tiền thì bên đó phải trả lãi đối với số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả. Lãi suất phát định do chậm trả tiền được xác định theo thỏa thuận của các bên nhưng không được vượt quá mức lãi suất quy định tại khoản 1 Điều 468 của Bộ luật dân sự 2015; nếu không có thỏa thuận thì được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ Luật dân sự 2015. Bà Lê Thị Thu Thủy phải chịu án phí dân sự sơ thẩm là 16.040.000 đồng.

- Ngày 17/11/2017, Chi cục Trưởng Chi cục thi hành án dân sự Quận Tân Bình ra quyết định thi hành án số 1372/QĐ-CCTHADS theo đơn yêu cầu thi hành án của ông Nguyễn Văn Tài.

Nội dung thi hành án: Bà Lê Thị Thu Thủy phải trả cho ông Nguyễn Văn Tài só tiền 320.800.000 đồng (Ba trăm hai mươi triệu tám trăm ngàn đồng), trong đó bao gồm: tiền nợ gốc 300.000.000 đồng và tiền nợ lãi 20.800.000 đồng. Trường hợp bên có nghĩa vụ chậm trả tiền thì bên đó phải trả lãi đối với số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả. Lãi suất phát dịnh do chậm trả tiền được xác định theo thỏa thuận của các bên nhưng không được vượt quá mức lãi suất quy định tại khoản 1 Điều 468 của Bộ luật dân sự 2015; nếu không có thỏa thuận thì được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ Luật dân sự 2015.

Chấp hành viên tổ chức thi hành án: Huỳnh Thị Quỳnh T Người phải thi hành án: Lê Thị Thu Thủy

Người được thi hành án: Nguyễn Văn Tài

47

- Ngày 29/11/2017, Chấp hành viên T tiến hành gửi công văn yêu cầu hỗ trợ xác minh điều kiện thi hành án đến các nơi sau:

+ Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai Quận Tân Bình, đề nghị cơ quan hỗ trợ cung cấp thông tin về sở hữu, tình trạng pháp lý đối với nhà đất số 308/13 Hoàng Văn Thụ, phường 4, quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh.

+ Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Bình Chánh, đề nghị cơ quan hỗ trợ cung cấp thông tin về sở hữu, tình trạng pháp lý đối với nhà đất số Căn hộ 3.9 (Khối A2.2) Chung cư Khu tái định cư Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh, TP.Hồ Chí Minh.

- Ngày 03/01/2018, ông Trần Văn D đại điện ủy quyền cho ông Nguyễn Văn Tài, gửi đơn yêu cầu ngăn chặn chuyển dịch tài sản của Lê Thị Thu Thủy bao gồm căn nhà số 308/13 Hoàng Văn Thụ, phường 4, quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh và căn hộ 3.9 (Khối A2.2) Chung cư Khu tái định cư Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh bằng hình thức văn bản viết tay.

Cùng ngày, Chấp hành viên T đã ra quyết định áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án tạm dừng đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản của bà Lê Thị Thu Thủy, đối với tài sản là nhà và đất 308/13 Hoàng Văn Thụ, phường 4, quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh.

- Ngày 26/01/2018, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai quận Tân Bình gửi công văn phúc đáp theo hồ sơ lưu trữ căn nhà số 308/13 Hoàng Văn Thụ, phường 4, quận Tân Bình do ông (bà) Lê Phú T – Võ Hồng Tô C đứng tên đăng kí kê khai nhà đất năm 1999, đo đó Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai không có cơ sở cung cấp các thông tin theo yêu cầu của Chi cục thi hành án dân sự quận Tân Bình.

- Ngày 05/12/2017, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Bình Chánh gửi công văn phúc đáp qua tra cứu dữ liệu địa chính trên máy tính, tài liệu trong kho lưu trữ, hiện nay chưa tìm thấy thông tin về việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất với Căn hộ 3.9 (Khối A2.2) Chung cư Khu tái định cư Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh. Công văn đến Chi cục thi hành án dân sự quận Tân Bình ngày 21/05/2018.

- Ngày 21/03/2018, Chấp hành viên T đã ra quyết định áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án tạm dừng đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản của bà Lê Thị Thu Thuỷ, đối với tài sản là căn hộ 3.9 (Khối A2.2) Chung cư Khu tái định cư Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh.

48

- Ngày 17/04/2018, Chấp hành viên T cùng với lực lượng công an địa phương tiến hành xác minh nơi cư trú của bà Lê Thị Thu Thuỷ tại 308/13 Hoàng Văn Thụ, phường 4, quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh. Kết quả xác minh bà Lê Thị Thu Thủy có hộ khẩu thường trú tại địa chỉ trên tuy nhiên hiện tại không cư trú tại địa chỉ trên, đi đâu không rõ. Tại số nhà 308/13 Hoàng Văn Thụ, phường 4, quận Tân Bình, chủ hộ là Lê Phú Truyền, có các nhân khẩu sau hiện đang cư trú : Lê Đại Dương và Nguyễn Thị Mát.

- Ngày 11/06/2018, Chấp hành viên T tiếp tục tiến hành xác minh tại 308/13 Hoàng Văn Thụ, phường 4, quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh, kết quả xác minh bà Lê Thị Thu Thuỷ có hộ khẩu thường trú tại địa chỉ trên tuy nhiên hiện tại không cư trú tại địa chỉ trên, đi đâu không rõ, tại địa phương không có tài sản gì.

- Ngày 12/06/2018, Chi cục Trưởng Chi cục thi hành án dân sự quận Tân Bình ra quyết định chưa có điều kiện thi hành án đối với bà Lê Thị Thu Thuỷ.

- Ngày 29/01/2019, Nguyễn Thị X đại điện ủy quyền của ông Nguyễn Văn Tài gửi đơn đề nghị đình chỉ thi hành án đối với số tiền 320.800.000 đồng và lãi suất chậm thi hành án mà bà Lê Thị Thu Thuỷ phải trả cho ông Nguyễn Văn Tài (theo quy định của Bản án 420/DSST ngày 29/08/2017 đã tuyên).

Cùng ngày, Chi cục Trưởng Chi cục thi hành án dân sự quận Tân Bình ra quyết định đình chỉ thi hành án đối với bà Lê Thị Thu Thuỷ. Chấp hành viên T tiến hành ra quyết định chấm dứt tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản của bà Lê Thị Thu Thuỷ là nhà và đất số 308/13 Hoàng Văn Thụ, phường 4, quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh và căn hộ 3.9 (Khối A2.2) Chung cư Khu tái định cư Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh, TP.Hồ Chí Minh.

Nhận xét của Tác giả: Trong trường hợp trên, việc Chấp hành viên ra quyết định áp dụng biện pháp tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng và thay đổi hiện trạng tài sản trước khi xác minh chính xác chủ sở hữu của các căn nhà trên là không trái pháp luật theo Điều 69 Luật thi hành án dân sự sửa đổi bổ sung 2914 không bắt buộc phải xác minh chủ sở hữu, sử dụng tài sản trước khi áp dụng biện pháp này. Thủ tục áp dụng biện pháp tạm dừng đăng kí, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản trên thực tế được Chấp hành viên rút gọn hơn thủ tục được quy định tại tiểu mục 1.2.3 Chương 1, căn cứ vào hoàn cảnh thực tế các căn nhà trên đã được nhắc đến trong bản án là tài sản của bà Lê Thị Thu Thủy và người được thi hành án cũng đã nộp đơn yêu cầu áp dụng biện pháp bảo đảm chính vì thế Chấp hành viên ra quyết định áp dụng biện pháp tạm dừng mà không

49

cần chờ văn bản xác minh. Tuy nhiên, sau khi có văn bản phúc đáp của Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai quận Tân Bình vào ngày 26/01/2018 về chủ sở hữu căn nhà không phải là bà Lê Thị Thu Thủy nhưng Chấp hành viên lại không trực tiếp tiến hành xác minh ngay, kéo dài đến ngày 17/04/2018 làm chậm quá trình thi hành án dẫn đến khả năng bà Lê Thị Thu Thuỷ đã tẩu tán các tài sản của mình, trốn tránh nghĩa vụ thi hành án trong thời gian đó. Sau khi biết được thông tin về chủ sở hữu căn nhà không phải là bà Thủy, trong thời hạn 10 ngày làm việc Chấp hành viên vẫn không ra quyết định chấm dứt tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản căn nhà trên kéo dài đến ngày 29/01/2019. Nhìn chung, Chấp hành viên đã không thực hiện đúng thời hạn theo quy định của Luật thi hành án dân sự sửa đổi, bổ sung 2014. Đây là một sai sót thường gặp của Chấp hành viên phần lớn nguyên nhân là do số lượng bản án, quyết định cần phải thi hành quá lớn, địa bàn hoạt động nghiệp vụ rộng, phức tạp ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình công tác, Chấp hành viên không thể kiểm soát hết tất cả nên dẫn đến một số sai phạm.

Bên cạnh đó sự chậm trễ trong quá trình phúc đáp là vấn đề đáng lo ngại, trong bản án trên ngày 29/11/2017 Chấp hành viên gửi công văn hỗ trợ xác minh điều kiện thi hành án, ngày 05/12/2017 Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Bình Chánh gửi công văn phúc đáp ( đúng theo quy định tại điểm c khoản 6 theo Điều 44 Luật thi hành án dân sự sửa đổi, bổ sung 2014, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đơn yêu cầu, cơ quan có trách nhiệm cung cấp thông tin) nhưng đến ngày 21/05/2018 Chi cục thi hành án dân sự quận Tân Bình mới nhận được công văn (chậm 4 tháng không tính các ngày nghỉ lễ) dẫn đến làm chậm tiến độ tác nghiệp của Chấp hành viên. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là công tác chuyển phát thư từ qua đường bưu điện chưa được đẩy mạnh tiến độ, lực lượng ít số lượng thư từ cần phải chuyển phát thì nhiều địa bàn vận chuyển khá rộng.

Theo Tác giả trường hợp Lê Thị Thu Thuỷ vắng mặt không lý do trong phiên tòa có khả năng bà Thủy trốn tránh nghĩa vụ của mình tiến hành tẩu tán tài sản để tránh trường hợp này và hạn chế tối đa khả năng bà Thủy tẩu tán tài sản, Thẩm phán nên cân nhắc thông báo cho nguyên đơn gửi đơn yêu cầu áp dụng biện pháp bảo đảm cho cơ quan thi hành án có thẩm quyền sau khi ra bản án, quyết định.

50

Khó khăn khi áp dụng biện pháp tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng và thay đổi hiện trạng tài sản.

Khi áp dụng biện pháp tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng và thay đổi hiện trạng tài sản thì Chấp hành viên gặp khó khăn trong việc áp dụng đúng loại tài sản và số lượng tài sản.

Ví dụ: Trong một bản án đã tuyên bị đơn A có nghĩa vụ phải trả cho nguyên đơn B 900 triệu đồng. Sau khi có bản án, A gửi đơn yêu cầu Chấp hành viên áp dụng biện áp bảo đảm tạm dừng việc chuyển quyền sở hữu căn nhà trên đường Hoàng Văn Thụ mà B đang sở hữu, cùng lúc đó B tiến hành chuyển quyền sở hữu phần góp vốn của mình ở công ty X cho C. Khi biết tin này, A gửi đơn khởi kiện B vì cho rằng B có hành vi tẩu tán tài sản và khiếu nại Chấp hành viên vì cho rằng Chấp viên không tiến hành xác minh, kiểm tra tài sản của B để áp dụng biện pháp bảo đảm dẫn đến B tẩu tán tài sản.

Ý kiến của A cho rằng cần phải áp dụng hết tất cả tài sản của B để B không thể tẩu tán tài sản, bản thân A là người được thi hành án nhưng gặp phải khó khăn khi tự mình xác minh tài sản của B, không thể biết rõ tài sản của B để gửi đơn yêu cầu áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án.

Ý kiến của Chấp hành viên, việc áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án đối với căn nhà trên đường Hoàng Văn Thụ đã đủ điều kiện để thi hành án không cần áp dụng với các tài sản khác, theo Điều 69 Luật thi hành án dân sự sửa đổi, bổ sung 2014 không có quy định khi người phải thi hành án có dấu hiệu tẩu tán tài sản thì phải áp dụng lên tất cả tài sản của người phải thi hành án, nếu áp dụng tất cả sẽ tốn rất nhiều thời gian và công sức khi tiến hành xác minh tài sản còn có thể dẫn đến bên B khiếu nại.

Qua ví dụ trên ta thấy rõ quy định về việc áp dụng biện pháp tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng và thay đổi hiện trạng tài sản không quy định cụ thể cần áp dụng bao nhiêu loại tài sản đối với biện pháp này chỉ quy định khi cần ngăn chặn hoặc phát hiện đương sự có hành vi chuyển quyền sở hữu, sử dụng, tẩu tán, hủy hoại, thay đổi hiện trạng tài sản, trốn tránh việc thi hành án thì chấp hành viên có quyền ra quyết định. Trong trường hợp có đơn yêu áp dụng biện pháp tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng và thay đổi hiện trạng tài sản của đương sự khi xét thấy cần thiết Chấp hành viên sẽ áp dụng đúng loại tài

51

sản theo yêu cầu. Nhưng trong trường hợp, Chấp hành viên chủ động ra quyết định thì quyết định này sẽ áp dụng đối với tài sản mà người phải thi hành án đang có dấu hiệu tẩu tán tài sản đó hay tài sản có giá trị đủ để bảo đảm thi hành án hay áp dụng đối với tất cả tài sản, điều này vẫn đang là vấn đề Chấp hành viên quan tâm.

Thực tế, khi áp dụng biện pháp này Chấp hành viên tại Chi Cục thi hành án dân sự Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh sẽ áp dụng như sau:

Nếu do đương sự gửi đơn yêu cầu áp dụng biện pháp thì Chấp hành viên sẽ ra quyết định áp dụng biện pháp đối với tài sản theo đơn yêu cầu áp dụng.

Nếu do Chấp hành viên chủ động áp dụng biện pháp thì tùy vào nội dung bản án, nghĩa vụ của người phải thi hành án mà Chấp hành viên có thể áp dụng biện pháp lên tất cả tài sản hoặc chỉ áp dụng đối với một vài tài sản nhất định của người phải thi hành án. Thông thường nếu là bản án dân sự liên quan đến tranh chấp đất đai, phân chia tài sản là bất động sản, bản án có nội dung người phải thi hành án có nghĩa vụ giao trả tài sản là bất động sản, động sản có đăng ký quyền sở hữu, sử dụng... xét về mức độ tính chất của bản án, quyết định thường Chấp hành viên chỉ áp dụng đối với tài sản liên quan đến vấn đề tranh chấp, được nói đến trong bản án, quyết định. Nếu là bản án kinh doanh thương mại, quyết định thỏa thuận của đương sự mà người phải thi hành án có khoản nghĩa vụ trả tiền, số tiền phải trả lên đến hàng tỷ đồng nhằm ngặn đương sự có khả năng tảu tán tài sản không còn điều kiện để thi hành án Chấp hành viên sẽ áp dụng biện pháp tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng và thay đổi hiện trạng tài sản lên tất cả tài sản có đăng ký quyền sở hữu, sử dụng của người phải thi hành án.

Một phần của tài liệu Pháp luật về các biện pháp đảm bảo thi hành án dân sự (Trang 50 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)