Kiến nghị hoàn thiện các biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự

Một phần của tài liệu Pháp luật về các biện pháp đảm bảo thi hành án dân sự (Trang 56 - 61)

CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM THI HÀNH ÁN DÂN SỰ VÀ KIẾN NGHỊ

2.2 Kiến nghị hoàn thiện các biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự

Thứ nhất, biện pháp bảo đảm thi hành án là biện pháp được áp dụng nhằm ngăn chặn hành vi tẩu tán tài sản của đương sự, tuy nhiên Luật thi hành án dân sự và các văn bản có liên quan không có khái niệm cụ thể về hành vi tẩu tán tài sản, gây ra khó khăn cho Chấp hành viên trong quá trình xác định hành vi nào là hành vi tẩu tán tài sản. Vì vậy cần phải có quy định về hành vi tẩu tán tài sản nhờ vào đó Chấp hành viên nhận biết được hành vi tẩu tán, đương sự có cơ sở vững chắc để tiến hành khởi kiện, tòa án có căn cứ để tuyên bố giao dịch vô hiệu. Tác giải kiến

52

nghị bổ sung thêm tại Điều 3 Luật thi hành án dân sự sửa đổi bổ sung 2014, khái niệm về hành vi tẩu tán tài sản, như sau:

“Hành vi tẩu tán tài sản là hành vi của người phải thi hành án chuyển đổi, tặng cho, bán, chuyển nhượng, thế chấp, cầm cố, cho thuê tài sản mà không sử dụng khoản tiền thu được để thực hiện nghĩa vụ thi hành án của mình”.

Thứ hai, như đã nói ở Chương 1, Luật thi hành án dân sự chỉ quy định việc chấm dứt biện pháp phong tỏa tài khoản của đương sự mà không có quy định việc chấm đứt biện pháp phong tỏa tài sản ở nơi gửi giữ. Tác giả kiến nghị bổ sung thêm các trường hợp chấm đứt biện pháp phong tỏa tài sản ở nơi gửi giữ váo Mục 6 Chương IV Luật thi hành án dân sự 2008, cụ thể như sau:

“Việc chấm dứt phong tỏa tài sản ở nơi gửi giữ được chấm dứt trong các trường hợp sau đây:

 Người phải thi hành án đã thi hành xong nghĩa vụ thi hành án;

 Có quyết định đình chỉ thi hành án theo quy định tại Điều 50 Luật Thi hành án dân sự sửa đổi, bổ sung 2014.”

Thứ ba, trong quá trình tổ chức thi hành án khi đương sự gửi đơn yêu cầu áp dụng biện pháp bảo đảm thì không có một biểu mẫu nhất định, không có sự thống nhất về nội dung yêu cầu và không có căn cứ khẳng định rằng yêu cầu của họ là cần thiết. Chính vì vậy, mẫu đơn yêu cầu áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án là vô cùng cần thiết, tạo nên một sự thống nhất hoàn chỉnh chẳng những hỗ trợ Chấp hành viên trong công tác xác minh, có căn cứ áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án một cách chính xác mà còn góp phần hoàn thiện thủ tục thi hành án dân sự. Tác giả kiến nghị cần bổ sung mẫu đơn yêu cầu áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự (tham khảo phụ lục 1).

Thứ tư, tại Chương VIII Luật thi hành án dân sự 2008 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức trong thi hành án dân sự không có quy định việc cơ quan có thẩm quyền chỉ đạo lực lượng cơ quan chức năng hỗ trợ Chấp hành viên áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án, vì vậy Tác giả kiến nghị sửa đổi, bổ sung thêm:

53

 Tại Khoản 2 Điều 169 Luật thi hành án dân sự sửa đổi, bổ sung 2014 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Công an, cụm từ: “Chỉ đạo cơ quan Công an hỗ trợ, phối hợp cùng Chấp hành viên áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án”.

 Tại Khoản 2 Điều 173 Luật thi hành án dân sự sửa đổi, bổ sung 2014 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh Khoản 2 Điều 174 Luật thi hành án dân sự sửa đổi, bổ sung 2014 quy định nhiệm vụ quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp huyện, cụm từ: Chỉ đạo việc tổ chức áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án”.

Từ đó, Chấp hành viên có cơ sở pháp lý để ra yêu cầu hỗ trợ từ cơ quan chức năng, lực lượng công an tiến hành hỗ trợ tạm giữ giấy tờ, tài sản của đương sự. Bên cạnh đó, cần nghiên cứu ban hành các quy định hướng dẫn cách thức, phương thức hỗ trợ của cơ quan hữu quan đặc biệt là cơ quan công an; cần bổ sung những quy định cụ thể về trách nhiệm phối hợp, hỗ trợ Chấp hành viên tạm giữ tài sản giấy tờ của đương sự góp phần đẩy mạnh nâng cao hiệu quả công tác.

Thứ năm, cần quán triệt đồng bộ những quy định của Luật thi hành hành án dân sự với các văn bản quy phạm pháp luật tạo nên sự thống nhất, hoàn chỉnh hệ thống pháp luật Việt Nam. Trong đó, vấn đề về bảo mật thông tin khách hàng trong Luật tổ chức tín dụng là vấn đề quan trọng tuy nhiên chính các quy định này đã gây ra những khó khăn không nhỏ cho người được thi hành án trong công tác xác minh tài khoản của người phải thi hành án làm hạn chế quyền của người được thi hành án. Chính vì vậy cần phải bổ sung thêm trong Luật tổ chức tín dụng sửa đổi, bổ sung 2017 và các văn bản hướng dẫn có liên quan những quy định cụ thể hơn nữa về việc phối hợp, hỗ trợ cung cấp nhanh chóng, kịp thời các thông tin tài khoản, tài sản của người phải thi hành án cho người được thi hành án.

2.2.2 Kiến nghị thực tiễn áp dụng pháp luật về các biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự

Thứ nhất, theo quy định của Luật thi hành án thì biện pháp bảo đảm thi hành án được áp dụng một các linh hoạt tại nhiều thời điểm. Song đó cũng là vấn đề khoản thời gian từ khi Tòa án ra bản án đến khi bản án có hiệu lực thi hành, chưa kể thời điểm bản án, quyết định chuyển giao đến cơ quan thi hành án rồi đến Chấp hành viên nếu như có đơn yêu cầu áp dụng biện pháp bảo đảm nhanh chóng, kịp thời việc tẩu tán khó có thể xảy ra. Tuy nhiên, trong trường hợp Chấp hành viên chủ động ra quyết định thì khi bản án, quyết định đến tay Chấp hành viên thì có lẽ người

54

phải thi hành án đã tiến hành xong hành vi tẩu tán tài sản của mình. Do đó, Tác giải kiến nghị khi ra bản án, quyết định nếu xét thấy có trường hợp có khả năng đương sự tẩu tán tài sản thì cơ quan có thẩm quyền ra quyết định, bản án nói trên gửi văn bản yêu cầu áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự hoặc thông báo cho đương sự biết để đương sự gửi đơn yêu cầu áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự đến cơ quan Thi hành án dân sự có thẩm quyền nhằm ngăn chặn kịp thời người phải thi hành án tầu tán tài sản, trốn tránh nghĩa vụ thi hành án.

Thứ hai, cần quy định đồng bộ việc kê khai, đăng ký tài sản, xây dựng được một hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký tài sản, kết nối các thông tin đăng ký tài sản của các cơ quan đăng kí tài sản lại với nhau để sử dụng cho việc tra cứu, cung cấp thông tin về tài sản. Chuyển phần lớn các giao dịch liên quan đến thu nhập, chi tiêu, thương mại của cá nhân, tổ chức80 thông qua giao dịch điện tử từ tài khoản đăng kí tại các tổ chức tín dụng và được Ngân hàng nhà nước kiểm soát từ đó có thể sử dụng cho việc tra cứu, cung cấp thông tin về tài sản, tài khoản của cá nhân, tổ chức trong xã hội. Với kinh tế ngày càng phát triển thì số lượng tài sản mà các tổ chức, cá nhân sở hữu, sử dụng cũng ngày càng tăng, đa dạng và phân bố rộng khắp cả nước. Tuy nhiên cơ chế quản lý tài sản chưa thật sự hiểu quả, cơ quan có thẩm quyền khó có thể nắm bắt và kiểm soát được số lượng tài sản khổng lồ của các tổ chức, cá nhân việc này gây khó khăn cho Chấp hành viên trong việc áp dụng các biện pháp phong tỏa tài khoản, tài sản ở nơi gửi; biện pháp tạm giữ tài sản, giấy tờ;

biện pháp tạm dừng đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng tài sản; kê biên tài sản.

Nhờ vào hệ thống này sẽ hỗ trợ cho Chấp hành viên trong công tác xác minh điều kiện thi hành án cũng như thuận thiện hơn trong việc tìm kiếm tài sản, giấy tờ tạm giữ, không thiếu sót tài sản và người phải thi hành án khó có thể tẩu tán được.

Thứ ba, trong quá trình áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự Chấp hành viên cần cẩn trọng trong việc lựa chọn biện pháp áp dụng phù hợp. Đối với biện pháp phong tỏa tài khoản, tài sản ở nơi gửi giữ và biện pháp tạm dừng đăng kí chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản trước khi ra quyết định Chấp hành viên cần phải xác minh chính xác đầy đủ các thông tin về chủ tài khoản;

mã tài khoản; chủ sở hữu, sử dụng tài sản để tránh trường hợp áp dụng sai đối tượng dẫn đến khiếu nại và thiệt hại có thể xảy ra. Đối với biện pháp tạm giữ tài sản, giấy tờ của đương sự Chấp hành viên được quyền áp dụng ngay mà không nhất thiết phải xác minh tài sản, giấy tờ đó có thuộc quyền sở hữu, sử dụng của người phải thi hành

80 Phạm Thị Lệ Bình (2014), Các biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự - thực tiễn tại Quảng Bình Tr64

55

án hay không. Trong trường hợp, người phải thi hành án có nhiều tài sản có thể dùng để bảo đảm thi hành án thì tùy vào tình hình thực tế Chấp hành viên cần phải xem xét, trao đổi với người được thi hành án với Thủ trưởng cơ quan thi hành án lựa chọn những tài sản tương ứng với nghĩa vụ thi hành án có khả năng dễ bị tẩu tán của người được thi hành án để áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự.

Một phần của tài liệu Pháp luật về các biện pháp đảm bảo thi hành án dân sự (Trang 56 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)